> Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do hội đồng quản trị của NH đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đề cấp tín dụng cho khách hàng của mình trong phạm vi cho phép. Mục đích của chính sách tín dụng là nhằm xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng; thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng; đồng thời nhằm đảm bảo rằng mỗi quyết định tín dụng đều khách quan, tuân thủ quy định của NHNN và phù hợp thông lệ quốc tế.
Những năm qua, chính sách tín dụng của NHTM đã từng bước được chuẩn hóa từ khung pháp lý cao nhất từ luật các TCTD đến các văn bản pháp quy của Nhà nước và các NHTM đã cụ thể hóa bằng những văn bản hướng dẫn trong hệ thống của đơn vị mình.
Có thể khái quát những yếu tố tích cực của chính sách cho vay theo nguyên tắc quản trị RRTD sau đây:
- Thứ nhất, tuân thủ pháp luật. Nội dụng chính sách tín dụng đã có quy định khung theo Luật các TCTD, từ nguyên tắc vay vốn, điều kiện vay vốn. các loại cho vay đến những điều khoản căn bản của một hợp đồng tín dụng,.. .Đồng thời, các đối tượng cho vay, các giới hạn và tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của TCTD theo quy định của NHNN đều được đảm bảo trong chính sách cho vay của các NHTM.
- Thứ hai, vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế vừa chú trọng an toàn tín dụng. Chính sách tín dụng dành cho các chi nhánh khả năng nắm bắt tốt nhất cơ hội đầu tư tín dụng theo mục tiêu định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn, trao quyền tự quyết nhất định cho các giám đốc chi nhánh. Theo cách này cũng là việc các NHTM đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình.
❖ Chính sách quản trị rủi ro tín dụng
Chính sách quản trị RRTD của các NHTM đều đưa ra những nguyên tắc cơ bản như sau:
- Nguyên tắc phân tán rủi ro, không tập trung cấp tín dụng quá lớn cho một khách hàng, một nhóm khách hàng hoặc một nhóm ngành hàng hoặc các lĩnh vực liên quan với nhau
- Quy trình xét duyệt cấp tín dụng phải thông qua nhiều cấp hay còn gọi là “tín dụng nhiều mắt”, mức thấp nhất phải qua 3 cấp: cán bộ tín dụng, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc hoặc người được ủy quyền, với những hợp đồng tín dụng giá trị lớn cần tái thẩm định hoặc có ý kiến còn trái ngược phải qua hội đồng tín dụng,...
- Kiểm tra, giám sát thường xuyên khoản vay, có bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng độc lập.
Tuy nhiên, chính sách quản trị RRTD còn nhiều tồn tại và hạn chế:
- Việc xây dựng các giới hạn tín dụng còn đơn giản, chỉ dựa trên những quy định về đảm bảo an toàn của NHNN, chưa có sự tính toán mối quan hệ qua lại giữa các giới hạn tín dụng. Cụ thể là, theo Điều 7, Thông tư 13/2010/TT-NHNN, các NH hay từng chi nhánh phải xây dựng cách xác định nhóm khách hàng liên quan, căn cứ vào đó duy trì hạn mức tín dụng cho 1 nhóm khách hàng có liên quan (≤15% vốn tự có). Tuy nhiên, hầu hết các NHTM đều chưa đưa ra được chính sách này.
- Các NHTM cũng chưa xây dựng và triển khai thực hiện các giới hạn rủi ro cho hoạt động ngoại bảng; những giới hạn tín dụng theo từng ngành nghề kinh doanh, nhóm khách hàng.
- Khâu kiểm tra, giám sát khoản vay, phân tích chất lượng các danh mục tín dụng chưa được tiến hành thường xuyên, có tình trạng sau một thời gian dài để khách hàng sử dụng vốn quay vòng, nên khi kiểm tra, rà soát khó xác định tiền vay nằm ở đâu.
Nguyên nhân có thể là do áp dụng phương thức cho vay chưa phù hợp đối tượng vay. Trên thực tế, các NH chưa tỉến hành việc đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo theo định kỳ. Việc này không những mang đến những RRTD do giá trị tài sản đảm bảo suy giảm mà còn ảnh hưởng đến việc tính toán, trích lập dự phòng rủi ro cụ thể cho mỗi khoản vay. Các NHTM, đặc biệt là các NHTM nhỏ, trình độ quản lý rủi ro yếu kém, lực lượng cán bộ tín dụng mỏng, không theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay