Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0584 hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 86)

Dự phòng RRTD được đề cập ở đây bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy tổng giá trị dự phòng RRTD tăng qua các năm. Nhóm NHTM NN dự phòng tín dụng năm 2009 tăng 5%, sang năm 2010 tăng mạnh thêm 35%. Tuy nhiên tốc độ này vẫn nhỏ hơn tốc độ của tăng của tổng dư nợ nên kết quả là tỷ lệ dự phòng/tổng dư nợ giảm. Ngược lại, nhóm NHTM CP mặc dù có tốc độ tăng trưởng tín dụng rất mạnh nhưng dự phòng RRTD trong năm 2009 và 2010 tăng tương ứng là 70% và 67%. Do duy trì được việc trích lập dự phòng RRTD như vậy nên tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/dư nợ của nhóm này năm 2010 tăng nhẹ so với hai năm trước đó (ở mức 1,12%).

Bảng 2.10: Dự phòng rủi ro tín dụng

8 9 0 2010

NHTM NN 16.472 17.270 23.205 2,35% 1,93% 2,12%

NHTM CP 3.203 5.433 9.085 0,95% 0,95% 1,12%

Tổng 19.675 22.703 32.289 1,89% 1,55

Vai trò của việc trích lập dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các NHTM là không thể phủ nhận, vì hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của các NH, đem lại 80% thu nhập cho các NH. Đồng thời hoạt động tín dụng lại là hoạt động luôn ẩn chứa nhiều rủi ro nhất, các rủi ro trong hoạt động tín dụng lại đến từ rất nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, cả từ môi trường bên trong và bên ngoài. Để đảm bảo hoạt động của mình được hiệu quả, an toàn các NHTM đều phải chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD, nhưng đồng thời các cơ quan chức năng, cụ thể là NHNN cũng phải ban hành các quy định để

hướng dẫn các NHTM có những định hướng đúng trong việc xây dựng hệ thống quản trị RRTD của mình.

Hiện tại, các NHTM đang duy trì việc trích lập dự phòng RRTD theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN bổ sung, sửa đổi quyết định 493. Theo đó, các TCTD có thể tiền hành phân loại nợ theo Điều 6 hoặc Điều 7 của quyết định này. Cụ thể là:

- Điều 6 hướng dẫn việc phân loại nợ theo tuổi nợ, căn cứ vào số ngày quá hạn của khoản nợ để tiến hành phân loại và trích lập dự phòng. Hạn chế của cách phân loại này là chỉ dựa trên tiêu chí định lượng là tuổi nợ, trong khi để đánh giá khoản vay mức độ rủi ro của khoản vay còn phải dựa trên rất nhiều các tiêu chí khác như tình trạng hoạt động kinh doanh của khách hàng, hay tình hình thực hiện nghĩa vụ nợ của khách với các TCTD khác,...

- Điều 7 quy định: TCTC có đủ khả năng và điều kiện thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính thì xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của TCTD đó với điều kiện được trình NHNN chính sách dự phòng rủi ro và được NHNN chấp thuận bằng văn bản. Việc phân loại nợ theo Điều 7 bám sát với thực trạng RRTD hơn, đầy đủ và toàn diện hơn khi căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín dung nội bộ, và theo hướng này cũng gần với các thông lệ quốc tế về quản trị RRTD hơn. Tuy nhiên, sau 6 năm kể từ khi quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ra đời, Điều 7 của quyết định này vẫn chỉ dừng lại ở việc khuyến khích các NHTM thực hiện, và trên thực tế cũng chỉ có một số rất ít các NHTM đủ điều kiện để thực hiện việc phân loại nợ theo cách này. Cụ thể là BIDV, Vietcombank, Vietinbank. MHB, ACB, Techcombank, Sacombank, MB, VIB. Còn lại hầu hết các NHTM vẫn chưa có đủ năng lực, điều kiện để tiến hành.

Tuy nhiên, những yêu cầu trên còn nhiều hạn chế. Các quy định đó chỉ mới dừng lại ở việc yêu cầu các NHTM duy trì các tỷ lệ riêng lẻ, chưa có quy định chung, đồng bộ cho cả hệ thống quản trị RRTD. Trong khi RRTD xảy lại không phải là những hiện tượng riêng lẻ mà thường là từ những lỗ hổng trong cả quy trình quản trị rủi ro, đến từ nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài NHTM. Thực tế, ở các NHTM lớn, hệ thống quản trị RRTD chưa được hoàn thiện, còn ở các NHTM nhỏ, vai trò của hệ thống này

còn rất mờ nhạt, chưa thực sự có những hoạt động ăn khớp với chu trình vận hành chung của đơn vị.

Một phần của tài liệu 0584 hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w