Thực trạng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0584 hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 62 - 71)

2.2.2.1. Nợ quá hạn

Nợ quá hạn của các NHTM tăng trong ba năm vừa qua và có sự đột biến trong năm 2010. Thực tế, tính chung cả 2 nhóm NHTMNN và NHTM CP tổng giá trị nợ quá hạn năm 2010 đã lên tới 138.955 tỷ đồng, tăng 33,41% so với năm 2009; trong khi năm 2009 giá trị nợ quá hạn là 104.159 tỷ đồng, chỉ tăng 5,35% so với năm 2008.

Bảng 2.6: Nợ quá hạn

2008 2009 2010 Năm 2009 so với 2008 Năm 2010 so với 2009 NHTM NN 17.67 2 3 19.32 7 31.64 9,35% 63,77% NHTM CP 6.29 8 9 7.57 2 15.94 20,34% % 110,34 Tổng 23.97 0 26.90 2 47.58 8 12,23 % 76,89 % Nguồn: UBGSTCQG

Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ quá hạn/tổng dư nợ) của nhóm NHTM NN luôn ở mức cao so với nhóm NHTM CP. Theo dõi bảng số liệu trên có thể thấy năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn ở nhóm NHTM CP chỉ là 2,77% thì tỷ lệ này ở nhóm NHTM NN đã lên tới 9,89%. Năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn tiếp tục tăng khi nhóm NHTM CP là 3,51% và nhóm NHTM NN lên tới 10,66%. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với các nhóm NHTM NN là phải nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn hiện đang ở mức quá cao.

Tuy nhiên, dấu hiệu tích cực có thể nhận thấy là tỷ lệ nợ quá hạn trong 2 năm gần đây có giảm so với năm 2008. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 của các NHTM (bao gồm

61

cả NHTM NN và NHTM CP) lên tới 9,52%, thì sang năm 2009 giảm xuống còn 7,11% và năm 2010 là 7,30%. Điều này dễ lý giải khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra vào năm 2008, các khách hàng, các doanh nghiệp đều trong trạng thái khó khăn về vốn, sản xuất đình đốn,... các khoản nợ dễ chuyển thành nợ quá hạn. Sang năm 2009 tình hình được cải thiện nhờ chính sách hỗ trợ lãi suất, góp phần cho các doanh nghiệp vay vốn, cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh. Qua đó, tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm.

2.2.2.2. Nợ xấu

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để xem xét về chất lượng tín dụng của các NHTM đánh giá thực trạng RRTD của các NH. Tốc độ tăng giá trị nợ xấu có diễn biến trái chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Như trình bày ở phần tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2010 thấp hơn rất nhiều so với năm 2009, và thấp hơn cả năm xảy ra khủng hoảng kinh tế 2008. Tuy nhiên, giá trị nợ xấu lại tăng mạnh trong năm 2010. Nếu như năm 2009 giá trị nợ xấu của cả hai nhóm NH chỉ tăng 12,23% thì năm 2010 đã tăng đến 76,89%. Đáng báo động là nợ xấu của nhóm NHTM CP luôn có tốc độ tăng mạnh hơn nhóm NHTM NN, năm 2010 nợ xấu của nhóm này tăng tới 110,34%. So sánh với tốc độ tăng trưởng tín dụng cùng kỳ tương ứng cho thấy chất lượng tín dụng ở các NHTM đang có sự suy giảm nghiêm trọng.

Bảng 2.7 : Giá trị nợ xấu và tốc độ tăng nợ xấu của các NHTM

Nhóm NHTM NN có tốc độ tăng tín dụng thấp hơn so với nhóm NHTM CP và thấp hơn so với con số chung của ngành NH, nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giữ vị trí cao nhất. Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành NH cũng như của mỗi nhóm NH năm 2010 ở mức cao nhất trong ba năm vừa qua, nợ xấu toàn ngành NH lên tới 2,74% so với tỷ lệ 2,04% năm 2009 và 2,15% năm 2008. Cao nhất là nhóm NHTM NN với tỷ lệ nợ xấu lên tới 2,90%. Vấn đề đặt ra là cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị RRTD của nhóm NHTM NN, nâng cao chất lượng tín dụng của nhóm NH có quy mô lớn nhất thị trường này. Vì nguy cơ xảy ra RRTD đối với nhóm này là rất lớn, khi đó không những ảnh hưởng nghiêm trọng mà còn có thể kéo theo sự đổ vỡ của toàn hệ thống NH, tạo áp lực và gánh nặng khổng lồ lên ngân sách nhà nước.

Với những con số về nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu năm 2010 báo động như đã trình bày ở trên, chúng ta cần xem xét đến cơ cấu bên của những có con số đó. Cơ cấu nợ xấu phân theo nhóm nợ năm 2010 thể hiện những vấn đề đáng chú ý khi nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tỷ trọng cao nhất, còn nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) lại chiếm tỷ trọng thấp nhất. Hơn nữa, nhóm NHTM NN là nhóm có tỷ lệ nợ xấu cao nhất thì đồng thời trong cơ cấu nợ xấu đó nợ nhóm 5 cũng chiếm tỷ lệ đặc biệt lớn (47,25%).

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nợ xấu năm 2010 của các NHTM Đơn vị: % NHTM NN Nhóm 5: 37.55% NHTM CP Nhóm 4: 26.58% Nhóm 3: 35.87% Nguồn: UBGSTCQG

Chất lượng tín dụng của các NHTM được đánh giá ở chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất đã cho thấy sự suy giảm chất lượng các khoản cho vay đang ở mức báo động nghiêm trọng, đặc biệt trong năm 2010. Nợ xấu của các NHTM tăng cả về giá trị nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, và cơ cấu nợ xấu cũng có những biểu hiện không lành mạnh. Đây là những vấn đề đặt ra cho hệ thống quản trị RRTD của các NHTM, làm thế nào để hệ thống này hoạt động hiệu quả, thể hiện được vai trò, chức năng của mình trong công tác phòng chống rủi ro cho hoạt động của các NH nói riêng, và cho cả hệ thống các NHTM nói chung.

2.2.2.3. Nợ được khoanh và nợ chờ xử lý

Nợ chờ xử lý và nợ được khoanh trên thực tế chủ yếu tập trung ở nhóm NHTM NN. Do các khoản nợ này được khoanh theo chính sách của Nhà nước đối với các nhóm khách hàng gặp khó khăn bất khả kháng trong hoạt kinh doanh. Theo số liệu thống kê, khoản nợ này của các NHTM đều giảm trong 3 năm qua. Nợ chờ xử lý năm 2009 giảm 82% so với năm 2008, nhưng sang năm 2010 tăng khoảng 16,5%. Trong khi đó nợ được khoanh năm 2009 giảm 18% và năm 2010 giảm 19%. Năm 2008, tổng giá trị các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý chiếm 0,07% tổng dư nợ của các NHTM, sang năm 2009, 2010 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,02%.

Biểu đồ 2.8: Nợ chờ xử lý, nợ cho vay được khoanh

Đơn vị: Tỷ đồng

■ Nợ chờ xử lý

□ Nợ cho vay được khoanh

Nguồn: UBGSTCQG

2.2.2.4. Tình hình cho vay vào các lĩnh vực nhiều rủi ro

Một lĩnh vực cho vay ẩn chứa nhiều rủi ro cho hoạt động NH là việc cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán và bất động sản. Dư nợ cho vay vào hai lĩnh vực này vẫn tăng trong các năm qua. Năm 2010, dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán tăng 41,13% so với năm 2009. Dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản cũng tăng 28,13% trong giai đoạn này. Hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán chiếm khoảng 15% trong tổng dư nợ của các NHTM, cho thấy việc các NHTM đang tập trung khá nhiều nguồn lực vào ngành nghề kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro này.

Đặc biệt cần chú ý đến hoạt động cho vay vào lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản vì (i) thứ nhất, đây là dư nợ vào lĩnh vực này chủ yếu là trung và dài hạn trong khi vốn huy động của các NHTM chủ yếu là vốn ngắn hạn, dễ dẫn đến rủi ro cho NH; (ii) thứ hai là bản chất hoạt động đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực này đã ẩn chứa sẵn nhiều rủi ro, giá cả thị trường bất động sản luôn có những diễn biến khó lường. Và thực tế đã chứng minh đây là hoạt động cho vay ẩn chứa nhiều rủi ro nhất, các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế trên thế giới như tại Mỹ, Ailen,... những năm gần đây đều có liên quan hoặc bắt nguồn từ khu vực bất động sản. “Bong bóng” bất động sản luôn là hiểm họa thường trực đe dọa sự an toàn của cả hệ thống NH của như sự an toàn của nền kinh tế.

Năm 2009 Năm 2010 NHTM NN 6,44% 7,10% NHTM CP 15,95% 15,31 % Trung bình 10,23% 10,31 %

Biểu đồ 2.9: Dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: UBGSTCQG

Ở Việt Nam, các cơ quan quản trị mà cụ thể là NHNN đã đưa các quy định cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vào các lĩnh vực rủi ro này. Cụ thể là trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN về việc duy trì tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu có hướng dẫn việc tính toán tổng tài sản có rủi ro, trong đó các khoản cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản phải chịu hệ số rủi ro cao nhất là 250%. Gần đây nhất, Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 đã yêu cầu các TCTD giảm tỷ lệ cho vay vào lĩnh vực phi sản xuất nhất là lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, đến 30/6/2011 tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trên tổng dư nợ tối đa là 22%, đến 31/12/2011 tỷ trọng này tối đa là 16%. Mặt khác, cũng cần cảnh báo rằng việc cho vay vào hai lĩnh vực này thường được ẩn nấp trong nhiều hoạt động cho vay khác mà tiêu biểu là cho vay tiêu dùng. Sự che đậy này có thể đến từ phía khách hàng, hoặc rủi ro đạo đức từ cán bộ tín dụng, thậm chí là việc các NH “bật đèn xanh” cho khách hàng và cán bộ tín dụng làm sai lệch hồ sơ tín dụng. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, RRTD dễ dàng xảy ra . Chưa kể đến việc hoạt động cho vay này có thể được “ẩn lấp” dưới dạng các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp hay thông qua các khoản ủy thác của NHTM vào các công ty con, công ty liên k ết. Điều này càng khiến việc kiểm soát rủi ro trở lên khó khăn hơn.

2.2.2.5. Tỷ lệ an toàn vốn

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của NH. Bằng tỷ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của NH khi đối mặt với các loại rủi ro

như RRTD, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động; trong đó đặc biệt và chủ yếu là rủi ro tín dụng. Khi NH đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm nệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo về người gửi tiền. Chính vì lý do trên, Ủy ban Basel luôn đề nghị các NHTM phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức 8% và các cơ quan quản lý, giám sát của Nhà nước trong lĩnh vực NH cũng có sự quan tâm đặc biệt đến chỉ tiêu này.

Tại Việt Nam, yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thời gian qua có sự thay đổi. Từ năm 2005 đến hết tháng 9/2010 các TCTD thực hiện duy trì tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN (trên 8%). Từ ngày 1/10/2010 đến nay, các TCTD thực hiện theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN yêu cầu duy trì tỷ lệ này trên 9%.

Bảng 2.8: Tỷ lệ an toàn vốn của các nhóm TCTD

Tỷ lệ an toàn vốn của cả hai nhóm NHTM năm 2009 ở mức 10,23%, năm 2010 tăng nhẹ ở mức 10,31%, về cơ bản phù hợp với yêu cầu về việc duy trì tỷ lệ này ở mức trên 8% (từ tháng 9/2010 trở về trước) và trên 9% (từ 1/10/2010 đến nay). Trong khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của nhóm NHTM CP luôn ở mức tương đối an toàn (15,95% năm 2009 và 15,31% năm 2010) thì vấn đề cần lưu tâm là tỷ lệ an toàn vốn của nhóm NHTM NN liên tục thấp ở mức báo động. Năm 2009, tính trung bình tỷ lệ an toàn vốn của 5 NHTM NN chỉ đạt ở mức 6,44%, không đảm bảo yêu cầu về việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8%. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ an toàn vốn chung của nhóm này tuy có tăng lên 7,10% nhưng vẫn còn kém xa yêu cầu mới - duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 9%. Đây là vấn đề cần báo động về rủi ro trong hoạt động NH nói chung và RRTD nói riêng tại các NHTM NN. “Tấm nệm” phòng chống rủi ro lại không đảm bảo trong khi nhóm này chiếm thị phần lớn nhất trong lĩnh vực NH, thực hiện cho vay vào các lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế vì vậy nếu rủi ro xảy ra hậu quả sẽ là rất lớn.

Nhóm Thu lãi từ hoạt động tín dụng Chi phí trả lãi cho hoạt động tín dụng 2008 2009 2010 2008 2009 2010 NHTM NN 178.26 1 0 163.56 251.972 4 148.77 131.092 205.572 NHTM CP 113.29 5 1 125.21 215.113 97.428 99.682 176.390 Tổng 291.55 6 1 288.77 467.085 2 246.20 230.774 381.961 2.2.2.6. Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Đi vay và cho vay là hoạt động cơ bản của tất cả các NHTM, đây cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NH. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Các NHTM trên thế giới đang có xu hướng giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu nhập này và chuyển dần sang các nguồn thu nhập ít rủi ro hơn như thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Tuy nhiên các NHTM Việt Nam dường như vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động truyền thống này. Các NHTM NN có 89,95% thu nhập đến từ hoạt động tín dụng, các hoạt động còn lại như hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, hoạt động đầu tư,... chỉ mang lại khoảng 10,05% thu nhập. Tình hình cải thiện hơn ở nhóm NHTM CP khi thu nhập từ hoạt động tín dụng đem về 79,88% trong tổng thu nhập, còn 20,12% còn lại do các hoạt động khác mang lại. Cấu trúc thu nhập này không được cải thiện nhiều so với các năm trước.

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu thu nhập năm 2010

Đơn vị: % NHTM NN NHTM CP Thu Thu Thu nhập từ hoạt động khác 10.05%— Thu nhập từ hoạt động tín dụng 89.95% nhập ngoài lãi 20.12% nhập từ hoạt động tín dụng 79.88% Nguôn: UBGSTCQG

Bên cạnh đó, thu lãi từ hoạt động tín dụng của các NHTM giảm nhẹ vào năm 2009, giảm từ 291.556 tỷ đồng xuống còn 288.771 tỷ đồng. Giá trị này tăng mạnh trở lại vào năm 2010, tăng đến 467.085 tỷ đồng (tương ứng với tăng 61,75%). Tương ứng với thu nhập, chi phí trả lãi cho hoạt động tín dụng năm 2009 giảm 6,27% và tăng mạnh (65,51%) trong năm 2010.

Bảng 2.9: Thu nhập - chi phí hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu cùng với việc tỷ lệ nợ xấu gia tăng, cũng là một trong những lý do khiến hiệu quả sinh lời của khu vực ngân hàng giảm thấp. Đồng thời, thực trạng đó cũng tạo áp lực lên hệ thống quản trị RRTD phải có đủ năng lực để ứng phó với mọi rủi ro có thể xảy ra, điều đó đảm bảo sự sống còn cho hoạt động NH.

Một phần của tài liệu 0584 hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w