Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0584 hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 30)

Một số chỉ tiêu cơ bản để có thể đánh giá mức độ RRTD tại mỗi NH:

Tỷ lệ nợ quá hạn

Theo Khoản 5, Điều 2 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn (bao gồm nợ nhóm 2, 3, 4 và 5)

9 D ư n ợ q U á h ạ n

Tỷ 1 ệ nợ q U á h ạn = —7- ---——----

T ô n g dư nợ C h O vay

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì mức độ RRTD của NH càng cao. Nợ quá hạn tăng chứng tỏ dư nợ của khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ cao, do đó xác suất khách hàng có thể trả nợ được cho NH thấp. Bên cạnh đó, NH còn phải tăng chi phí trong việc giám sát, đôn đốc thu nợ và các chi phí khác có liên quan.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

ợ ấ

Tỷ 1 ệ nợ xấu = —7---—--- ô ư ợ

Theo Khoản 6, Điều 2 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 quy định này. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức độ RRTD càng cao.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

ố ự ó

Tỷ 1 ệ a n to àn vố n tố i th i ểu = -T- -3— —-— ô à ả ó ủ

Trong đó:

Vốn tự có = Vốn cấp 1 + vốn cấp 2 - các khoản giảm trừ

Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro.

Theo quy định tại Điều 4, Thông tư 13/2010/TT-NHNN: iiTCTD, trừ chi nhánh NH nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tong tài sản “Có” rủi ro của TCTD (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ)”“đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của to chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất)”.

Ngoài các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá RRTD kể trên, tùy theo tình hình hoạt động của mỗi NH mà RRTD có thể được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu tài chính khác nhau, ví dụ có những thay đổi đột biến trong tốc độ tăng trưởng dư nợ có thể là nguy cơ dẫn đến RRTD, những bất hợp lý trong cơ cấu tín dụng (cơ cấu về ngành nghề, thời hạn vay,...) cũng có thể coi là những chỉ tiêu, dấu hiệu để đánh giá RRTD của NH. Hoặc RRTD có thể nằm tiềm ẩn, đan xen trong các loại rủi ro khác mà hội đồng quản trị, ban điều hành của NH cũng như các cơ quan giám sát phải có được cái nhìn tổng thể toàn bộ hoạt động của NH, có sự kết nối các chỉ tiêu tài chính, các dấu hiệu rủi ro để từ đó mới có được những đánh giá chuẩn xác nhất.

Một phần của tài liệu 0584 hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w