Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng Thái Lan

Một phần của tài liệu 0584 hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 48)

Hệ thống NH Thái Lan đã có bề dày hoạt động hàng trăm năm. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997-1998 đã bị chao đảo. Ngay sau đó, các NH đã xem xét lại toàn bộ chính sách, quy trình hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm giảm thiếu rủi ro. Một loạt những thay đổi cơ bản trong tổ chức hoạt động tín dụng được triển khai nhanh chóng và triệt để. Dưới đây là một số kinh nghiệm được rút ra:

- Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.

Hoạt động tín dụng càng phát triển thì sự tách bạch các bộ phận có liên quan trong quy trình tín dụng càng cần thiết. Ví dụ, tại Siam commercial bank (SCB) triển khai hoạt động tín dụng theo nguyên tắc phân định trách nhiệm rõ ràng giữa ba bộ phận là Marketing khách hàng, bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định dụng. Ngân hàng phân loại khách hàng theo từng nhóm: khách hàng tiêu dùng, khách hàng kinh doanh, khác hàng cá nhân (giàu, nghèo) để từ đó nhận định rõ ràng sự khác nhau làm cơ sở cho việc xác định nhiện vụ cụ thể khác nhau ở mỗi bộ phận nói trên.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Rất nhiều ngân hàng của Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp mà không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng, vì thế hậu quả là nợ xấu tăng cao. Hiện nay, các NH đã quan tâm và thực hiện triệt để các nguyên tắc tín dụng. Đặc biệt là xác minh thông tin về khách hàng về các vấn đề như tư cách khách hàng, mục đích sử dụng vốn vay, hiệu quả kinh doanh, nguồn trả nợ, năng lực quản trị điều hành của khách hàng, thực trạng tài chính của khách hàng,...

- Tiến hành cho điểm khách hàng để ra quyết định cho vay. Ở Siamcity bank hạng tín dụng được áp dụng theo tiêu chuẩn của Standard & Poor (S&P) với các hạng từ AAA (khả năng trả nợ cao nhất) đến D (nguy cơ vỡ nợ).

- Tuân thủ thẩm quyền phát quyết tín dụng. Kasikorn Bank quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần như trên 10 triệu Bạt là một người chịu trách nhiệm, trên 100 triệu Bạt phải qua hai người chịu trách nhiệm, và trên 3 tỷ Bạt phải do Hội đồng quản trị quyết định. Những khoản vay vượt quá mức quy định trên thì phải chuyển đến bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

- Giám sát khoản vay bằng cách tiếp tục cập nhật thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và xếp hạng khách hàng, có biện pháp kịp thời xử lý tình huống rủi ro xảy ra,.

Một phần của tài liệu 0584 hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w