Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu 0584 hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 58)

2.1.2.1. Tong tài sản

Tổng tài sản của các NHTM liên tục tăng trưởng mạnh qua các năm. Theo số liệu thống kê của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính đến cuối năm 2010, tổng tài sản của hai nhóm NHTM NN và NHTM CP đạt 3.464 nghìn tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2009. Năm 2010, tổng tài sản của nhóm NHTM CP tăng 58%, trong khi tổng tài sản của nhóm NHTM NN tăng chậm hơn là 24%. Tốc độ tăng trưởng này nhanh hơn nhiều so với năm 2009, khi tổng tài sản của nhóm NHTM NN và NHTM CP chỉ tăng tương ứng là 9,06% và 32,32%. Sở dĩ, tổng tài sản đặc biệt tăng trưởng mạnh trong năm 2010 ở các NHTM CP là do áp lực từ việc tăng vốn điều lệ theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, đồng nghĩa là các đơn vị này phải mở rộng hoạt động kinh doanh tương ứng với quy mô vốn đã tăng thêm, nhằm đảm bảo hiệu quả sinh lời trên từng đồng vốn và cổ tức chi trả cho cổ đông.

Bảng 2.2: Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam

Những con số trên cũng phản ánh tốc độ phát triển ấn tượng của các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của ngành NH lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP cả nước. Theo Tổng cục thống kê GDP năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 1.485.038; 1.658,389; và 1.770.828 tỷ đồng. Vì vậy, năm 2008 tổng tài sản của 2 nhóm NH này tương đương 140% GDP, năm 2009 là 149% GDP, thì đến cuối năm 2010 đã tương đương 195% GDP của cả nước.

2.1.2.2. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của các NHTM tăng mạnh trong những năm vừa qua, nhưng còn nhiều khó khăn, bất ổn. Năm 2009, vốn điều lệ của 2 nhóm NHTM NN và NHTM CP tăng 26,76%. Đặc biệt, năm 2010, con số này là 45,18% (tương đương với việc tăng thêm 60.986 tỷ đồng). Trong đó, vốn điều lệ của hai nhóm NHTM NN và NHTM CP lần lượt tăng thêm 47,25%, và 44,23%.

Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam

Đơn vị: Tỷ đồng

■ NHTM NN □ NHTM CP

Nguồn: UBGSTCQG

Ngoại trừ việc một số NHTM tăng vốn nhằm nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, đảm bảo khả năng cạnh tranh, còn lại phần lớn các NHTM khác chịu áp lực tăng vốn nhằm đảm bảo yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006. Nghị định này quy định rõ yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu của NHTM NN và NHTM CP là 3000 tỷ đồng, và thời hạn để hoàn thành việc tăng vốn theo đúng yêu cầu là ngày 31/12/2010. Đây là “hành trình” đầy khó khăn đối với các NHTM CP nhỏ, khi hệ thống NHTM cũng như toàn bộ nền kinh tế đang trong thời kỳ hậu khủng hoảng, diễn biến kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều bất ổn, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Khi đó việc tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu mới trong bối cảnh thị trường chứng khoán “ảm đạm” là điều khó khăn, cổ phiếu NH không còn nằm trong danh mục ưu tiên của các nhà đầu tư. Việc tìm kiếm cổ đông chiến lược cũng không còn dễ dàng, khi các đối tác nước ngoài và tập đoàn kinh tế trong nước cũng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Hiện tượng một số cổ đông chiến

Nhóm Lợi nhuận Tăng trưởng 2008 2009 2010 Năm 2009 so

với 2008 so với 2009Năm 2010

NHTM NN 5.91 3 8 11.05 4 13.47 % 87,00 % 21,85 NHTM CP 9.00 8 5 14.49 2 20.83 % 60,91 % 43,72 Tổng 14.92 1 3 25.55 7 34.30 71,25% 34,26%

lược thoái vốn ở các NHTM CP ở giai đoạn này càng làm “hành trình” tăng vốn của các NHTM CP “chật vật” hơn. Trên thực tế, tính đến thời điểm 31/12/2010 vẫn còn 11 NHTM CP vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ. Trước tình trạng này, ngày 14/12/2010, Chính phủ đã đồng ý lùi thời hạn tăng vốn cho các NHTM thêm 12 tháng nữa, tức là đến ngày 31/12/2011.

2.1.2.3. Tình hình huy động vốn

Vốn huy động của các NHTM liên tục tăng mạnh trong 3 năm qua. Các NHTM NN lớn có uy tín và thương hiệu trên thị trường nên vẫn thu hút được nguồn tiền gửi lớn, năm 2009 tăng 11,94%, năm 2010 tăng 11,51%, tuy nhiên tốc độ tăng vốn huy động này lại chậm hơn các NHTM CP. Trong khi đó, các NHTM CP có tốc độ tăng trưởng vốn huy động mạnh, nhờ chính sách lãi suất huy động cao, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng. Năm 2009 lượng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư của các NHTM CP tăng đột biến tới 60,29%, năm 2010 tốc độ này giảm còn 24,82%. Mặc dù vốn huy động tăng mạnh nhưng trong năm 2010 vẫn có những thời điểm các NHTM gặp khó khăn trầm trọng về thanh khoản, dẫn đến cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư, thậm chí dẫn đến sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trên thị trường.

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của các NHTM

Đơn vị: Tỷ đồng

■ NHTM NN

■ NHTM CP

Nguồn: UBGSTCQG

Về cơ cấu huy động, lượng vốn huy động kể trên chủ yếu là từ huy động tiền VNĐ. Năm 2010 vốn huy động VNĐ chiếm 83,91% trong tổng lượng vốn huy động, còn lại là huy động bằng vàng và ngoại tệ (16,09%). Theo cơ cấu về thời hạn thì 20,11% là tiền gửi không kỳ hạn và 79,89% là tiền gửi có kỳ hạn.

2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Tuy gặp phải rất nhiều khó khăn, sự cạnh tranh mạnh mẽ nhưng các NHTM vẫn đạt được kết quả kinh doanh khả quan. Bằng chứng là lợi nhuận thu được của các NHTM tăng đều qua các năm. Vượt qua khủng hoảng kinh tế năm 2008, năm 2009 lợi nhuận các NHTM Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mức 71,25%, trong đó lợi nhuận của nhóm NHTM NN và NHTM CP tăng lần lượt là 87,00% và 60,91%. Năm 2010 tốc độ này giảm xuống còn 34,26%. Song ngược lại, các NHTM CP có lợi nhuận tăng mạnh (41,21%), trong khi tốc độ tăng này của nhóm NHTM NN chậm hơn (21,85%).

Bảng 2.3 : Lợi nhuận hoạt động ngân hàng

Mặc dù lợi nhuận của các NHTM vẫn tăng đều qua các năm nhưng nếu xét đến hiệu quả sinh lời thông qua chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) sẽ thấy hiệu quả sinh lời chỉ thực sự tăng trong năm 2009. ROE của nhóm NHTM NN là 17,80% và NHTM CP là 13,40%. Sang năm 2010, hiệu quả sinh lời giảm ở cả hai nhóm, chỉ còn 15,13% ở nhóm NHTM NN và 13,52% ở nhóm NHTM CP. Hoạt động NH trở nên khó khăn, kinh doanh kém hiệu quả là do những khó khăn sau khủng hoảng cùng với những bất ổn trong chính sách kinh tế vĩ mô thời gian qua, bao gồm những thay đổi trong chính sách tiền tệ và những biến động về tỷ giá USD, giá vàng, đua tranh lãi

Dư nợ tín dụng Tăng trưởng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009 so với 2008 Năm 2010 so với 2009 NHTM NN 699.96 1 893.08 7 1.092.17 7 27,59 % 22,29 % NHTM CP 338.75 6 9 571.44 812.544 % 68,75 % 42,14 Tổng 1.038.71 7 5 1.464.53 1 1.904.72 41,02% % 30,04

suất thường xuyên diễn ra,... Mặt khác, phải kể đến các NHTM nhỏ với năng lực cạnh tranh thấp, trình độ quản trị yếu kém, công nghệ lạc hậu.

Biểu đồ 2.3: Hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các NHTM

Đơn vị: %

Nguồn: UBGSTCQG

Một phần của tài liệu 0584 hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w