Hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu 0584 hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58)

2.2.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tín dụng

2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Dư nợ tín dụng của toàn ngành NH Việt Nam tăng trưởng mạnh trong ba năm vừa qua. Chỉ tính riêng hai nhóm NHTM NN và NHTM CP, tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đã lên tới 1.904.721 tỷ đồng, tương đương với 107,54% GDP. NHTM NN vẫn là nhóm chiếm thị phần tín dụng lớn nhất trong toàn ngành với dư nợ tại thời điểm 31/12/2010 là 1.092.177 tỷ đồng, chiếm 51,08% tổng dư nợ toàn ngành NH. Nhóm NHTM NN luôn có những ưu thế đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của mình với ưu thế về vốn và tổng tài sản lớn, nhóm khách hàng thường xuyên là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các dự án đầu tư lớn. Tuy nhiên, nhóm NHTM CP cũng có những lợi thế cạnh tranh nhất định với cơ cấu tổ chức linh hoạt, sự đầu tư thích đáng vào công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung chủ yếu vào khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Nhóm này chiếm được thị phần tín dụng lớn thứ hai trong toàn ngành NH với dư nợ

tín dụng khoảng 812.544 tỷ đồng. Điều này phần nào phản ánh tốc độ phát triển của ngành NH và những đóng góp đáng kể của ngành này vào việc phát triển kinh tế đất nước.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của mỗi nhóm NH có sự khác nhau. Nhóm NHTM NN chiếm thị phần tín dụng lớn, nhưng liên tục trong ba năm qua tốc độ tăng trưởng tín dụng lại chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng của nhóm NHTM CP cũng như tốc độ chung của toàn ngành. Cụ thể, trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng của nhóm NHTM CP lên tới 68,69%, cao hơn nhiều so với tốc độ 27,59% của nhóm NHTM NN và 37,73% của toàn ngành. Năm 2009 là năm có tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh nhất là do tác dụng của gói hỗ trợ lãi suất và chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm đối phó với những hậu quả của khủng hoảng kinh tế năm 2008. Sang năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm hơn, tốc độ tăng của nhóm NHTM CP là 42,19%, vẫn cao hơn so với 22,29 % của nhóm NHTM NN và 27,65% của toàn ngành. Đây là điều dễ lý giải vì các NHTM CP đang trong giai đoạn phát triển mạnh, một số NHTM CP mới được thành lập, chuyển đổi mô hình hoạt động từ nông thôn lên thành thị, hoặc tăng vốn điều lệ theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP đồng nghĩa với mục tiêu tăng trưởng được đặt ra là rất lớn.

Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng của các NHTM

Công nghiệp 31,23 %

31,12 %

Nông, lâm, ngư nghiệp ____________

4,91% ___________ 5,36% Xây dựng 12,58 % 13,20% thương mại và dịch vụ 33,73 % 28,54 %

Giao thông vận tải và viễn thông 6,51% 5,36%

Ngành khác 11,04 % 16,42 % Tổng__________________________ 100% 100% Nguồn: UBGSTCQG

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong hai năm gần đây tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống NH đều vượt hạn mức của NHNN đề ra từ đầu năm (năm 2009 hạn mức tín dụng là 30% thì tăng trưởng tín dụng thực tế lên đến 37,73%; năm 2010 hạn mức

57

tín dụng là 25% thì tăng trưởng tín dụng thực tế lên đến 27,67%). Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng quá nóng, vượt tầm kiểm soát của NHNN. Mặt khác tốc độ tăng tín dụng đột biến lại xảy ra hầu hết ở các NHTM CP có quy mô nhỏ. Các NHTM CP cũng có tốc độ tăng tín dụng không đồng đều giữa các năm. Đây chính là điểm tạo ra áp lực đối với hệ thống quản trị RRTD của NH, đặc biệt là ở các NHTM CP nhỏ, kinh nghiệm quản trị rủi ro chưa nhiều, hệ thống quản trị RRTD chưa phát triển hoàn thiện.

2.2.1.1. Cơ cấu cho vay

Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh của các NHTM không biến đổi nhiều trong hai năm vừa qua. Các NHTM vẫn chủ yếu tập trung cho vay vào hai lĩnh vực công nghiệp; thương mại và dịch vụ. So sánh năm 2009 và 2010, dư nợ cho vay vào lĩnh vực công nghiệp không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, dư nợ cho vay vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ giảm từ 33,73% xuống còn 28,54%, thay vào đó cơ cấu cho vay tăng lên ở nhóm ngành khác (tăng từ 11,04% lên 16,42%). Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh ổn định là ưu thế giúp các NHTM chủ động trong việc phân bổ nguồn vốn tín dụng, phân tán rủi ro vào các lĩnh vực ngành nghề khác nhau.

Bảng 2.5: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, các NHTM cần đẩy mạnh cho vay vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Tập trung vốn vào các lĩnh vực này là theo đúng hướng phát triển của thị trường, phù hợp

với điều kiện đất nước hiện nay, kích thích sản xuất kinh doanh, tạo ra hàng hóa, góp phần tăng trưởng kinh tế, kìm chế lạm phát. Mặt khác, đối với các NHTM, cho vay vào lĩnh vực sản xuất cũng tiềm ẩn ít rủi ro hơn so với lĩnh vực phi sản xuất, vì có “đầu vào - đầu ra”, có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể và tạo ra giá trị hàng hóa thực cho nền kinh tế. Các NHTM cần chú ý giảm tỷ trọng cho vay vào lĩnh vực phi sản xuất (cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản, cho vay tiêu dùng) vì đây là lĩnh vực ẩn chứa nhiều rủi ro....

Cơ cấu cho vay theo thời han

Cơ cấu cho vay theo thời hạn năm 2010 so với năm 2009 có nhiều biến động, tỷ lệ cho vay ngắn hạn tăng mạnh trong khi tỷ lệ cho vay trung và dài hạn giảm. Cụ thể là tỷ lệ cho vay trung hạn trong cơ cấu cho vay của các NHTM giảm từ 40,93% xuống còn 19,96%, trong khi tỷ lệ cho vay ngắn hạn lại tăng từ 45,40% lên 60,61%. Sở dĩ dư nợ cho vay trung hạn năm 2009 chiếm tỷ trọng lớn tới 40,93% là do thời gian này có ảnh hưởng từ gói hỗ trợ lãi suất 4% đối với các khoản vay trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh theo quy định tại Quyết định 443/QĐ-TTg. Đến năm 2010 nhiều biến động tiêu cực của tỷ giá cùng với tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn đã khiến các khách hàng chủ yếu tập trung vào các khoản vay ngắn hạn, tỷ trọng cho vay ngắn hạn lại tăng cao (60,61%).

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu cho vay theo thời hạn

Năm 2010

Đơn vị: %

Năm 2009

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn ảnh hưởng nhiều đến quản trị RRTD của các TCTD. Cơ cấu cho vay không ổn định khiến các NH thiếu chủ động trong việc điều

Nhóm Giá trị nợ quá hạn (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ (%) 2008 2009 2010 2008 2009 2010 NHTM NN 83.80 5 0 88.33 115.126 11,97% 9,89% % 10,66 NHTM CP 15.06 6 0 15.83 23.829 4,45% 2,77% 3,51% Tổng 98.87 1 9 104.15 138.955 9,52% 7,11% % 7,30

chỉnh nguồn vốn để vừa đảm bảo an toàn hoạt động vừa đảm bảo khả năng sinh lời. Đặc biệt với các khoản vay trung và dài hạn còn cần phải phụ thuộc vào nguồn vốn trung và dài hạn mà NH huy động được. Thông thường, cơ cấu huy động trung và dài hạn không lớn, khi đó các đơn vị cần tài trợ từ nguồn huy động ngắn hạn. Khi đó, các NHTM lại bị hạn chế do quy định không được sử dụng quá 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn tại Thông tư 15/2009/TT-NHNN. Quy định này nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các NHTM trong quá trình huy động vốn và cấp tín dụng, tránh rủi ro thanh khoản, RRTD cho đơn vị. Tính đến thời điểm 31/12/2010 theo thống kê của UBGSTCQG, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn trung bình của các NHTM vào khoảng 17,66%. Tuy nhiên, tỷ lệ này đặc biệt cao ở nhóm NHTM NN khi 26,56% dư nợ cho vay trung và dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn, trong khi ở nhóm NHTM CP chỉ là 7,37%. Thực tế, các đơn vị chưa vi phạm quy định dưới 30% nhưng tỷ lệ cao ở nhóm này cũng phản ánh nguy cơ rủi ro cao, cần được các NH, cơ quan quản lý lưu ý.

Cơ cấu cho vay theo loại tiền

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu cho vay theo loại tiền

Vàng và Năm 2010

Đơn vị: %

Nhìn vào biểu đồ cơ cấu cho vay theo loại tiền cho thấy dư nợ cho vay bằng vàng và ngoại tệ năm 2010 tăng (năm 2009, cho vay bằng vàng và ngoại tệ chiếm 17,74% thì năm 2010 tăng lên 20,45%). Ở một khía cạnh khác, hoạt động cho vay bằng vàng và ngoại tệ năm 2010 tăng lên tới 51,40%, trong khi cho vay bằng VNĐ chỉ tăng 26,98%. Nguyên nhân là sau khi chính sách hỗ trợ lãi suất chấm dứt, lãi suất VNĐ tăng mạnh trở lại và tạo ra một chênh lệch lớn khi so sánh tương quan lợi ích

với việc vay vốn bằng ngoại tệ. Mặt khác là việc NHNN mở rộng thêm đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ cũng là một lý do kích thích nhu cầu vay bằng ngoại tệ. Những biến động nêu trên khiến các NH đứng trước thách thức về rủi ro tín dụng “cộng hưởng” với rủi ro tỷ giá, rủi ro thị trường,... Điều đó đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống quản trị RRTD của các NHTM.

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng

2.2.2.1. Nợ quá hạn

Nợ quá hạn của các NHTM tăng trong ba năm vừa qua và có sự đột biến trong năm 2010. Thực tế, tính chung cả 2 nhóm NHTMNN và NHTM CP tổng giá trị nợ quá hạn năm 2010 đã lên tới 138.955 tỷ đồng, tăng 33,41% so với năm 2009; trong khi năm 2009 giá trị nợ quá hạn là 104.159 tỷ đồng, chỉ tăng 5,35% so với năm 2008.

Bảng 2.6: Nợ quá hạn

2008 2009 2010 Năm 2009 so với 2008 Năm 2010 so với 2009 NHTM NN 17.67 2 3 19.32 7 31.64 9,35% 63,77% NHTM CP 6.29 8 9 7.57 2 15.94 20,34% % 110,34 Tổng 23.97 0 26.90 2 47.58 8 12,23 % 76,89 % Nguồn: UBGSTCQG

Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ quá hạn/tổng dư nợ) của nhóm NHTM NN luôn ở mức cao so với nhóm NHTM CP. Theo dõi bảng số liệu trên có thể thấy năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn ở nhóm NHTM CP chỉ là 2,77% thì tỷ lệ này ở nhóm NHTM NN đã lên tới 9,89%. Năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn tiếp tục tăng khi nhóm NHTM CP là 3,51% và nhóm NHTM NN lên tới 10,66%. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với các nhóm NHTM NN là phải nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn hiện đang ở mức quá cao.

Tuy nhiên, dấu hiệu tích cực có thể nhận thấy là tỷ lệ nợ quá hạn trong 2 năm gần đây có giảm so với năm 2008. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 của các NHTM (bao gồm

61

cả NHTM NN và NHTM CP) lên tới 9,52%, thì sang năm 2009 giảm xuống còn 7,11% và năm 2010 là 7,30%. Điều này dễ lý giải khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra vào năm 2008, các khách hàng, các doanh nghiệp đều trong trạng thái khó khăn về vốn, sản xuất đình đốn,... các khoản nợ dễ chuyển thành nợ quá hạn. Sang năm 2009 tình hình được cải thiện nhờ chính sách hỗ trợ lãi suất, góp phần cho các doanh nghiệp vay vốn, cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh. Qua đó, tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm.

2.2.2.2. Nợ xấu

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để xem xét về chất lượng tín dụng của các NHTM đánh giá thực trạng RRTD của các NH. Tốc độ tăng giá trị nợ xấu có diễn biến trái chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Như trình bày ở phần tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2010 thấp hơn rất nhiều so với năm 2009, và thấp hơn cả năm xảy ra khủng hoảng kinh tế 2008. Tuy nhiên, giá trị nợ xấu lại tăng mạnh trong năm 2010. Nếu như năm 2009 giá trị nợ xấu của cả hai nhóm NH chỉ tăng 12,23% thì năm 2010 đã tăng đến 76,89%. Đáng báo động là nợ xấu của nhóm NHTM CP luôn có tốc độ tăng mạnh hơn nhóm NHTM NN, năm 2010 nợ xấu của nhóm này tăng tới 110,34%. So sánh với tốc độ tăng trưởng tín dụng cùng kỳ tương ứng cho thấy chất lượng tín dụng ở các NHTM đang có sự suy giảm nghiêm trọng.

Bảng 2.7 : Giá trị nợ xấu và tốc độ tăng nợ xấu của các NHTM

Nhóm NHTM NN có tốc độ tăng tín dụng thấp hơn so với nhóm NHTM CP và thấp hơn so với con số chung của ngành NH, nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giữ vị trí cao nhất. Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành NH cũng như của mỗi nhóm NH năm 2010 ở mức cao nhất trong ba năm vừa qua, nợ xấu toàn ngành NH lên tới 2,74% so với tỷ lệ 2,04% năm 2009 và 2,15% năm 2008. Cao nhất là nhóm NHTM NN với tỷ lệ nợ xấu lên tới 2,90%. Vấn đề đặt ra là cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị RRTD của nhóm NHTM NN, nâng cao chất lượng tín dụng của nhóm NH có quy mô lớn nhất thị trường này. Vì nguy cơ xảy ra RRTD đối với nhóm này là rất lớn, khi đó không những ảnh hưởng nghiêm trọng mà còn có thể kéo theo sự đổ vỡ của toàn hệ thống NH, tạo áp lực và gánh nặng khổng lồ lên ngân sách nhà nước.

Với những con số về nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu năm 2010 báo động như đã trình bày ở trên, chúng ta cần xem xét đến cơ cấu bên của những có con số đó. Cơ cấu nợ xấu phân theo nhóm nợ năm 2010 thể hiện những vấn đề đáng chú ý khi nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tỷ trọng cao nhất, còn nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) lại chiếm tỷ trọng thấp nhất. Hơn nữa, nhóm NHTM NN là nhóm có tỷ lệ nợ xấu cao nhất thì đồng thời trong cơ cấu nợ xấu đó nợ nhóm 5 cũng chiếm tỷ lệ đặc biệt lớn (47,25%).

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nợ xấu năm 2010 của các NHTM Đơn vị: % NHTM NN Nhóm 5: 37.55% NHTM CP Nhóm 4: 26.58% Nhóm 3: 35.87% Nguồn: UBGSTCQG

Chất lượng tín dụng của các NHTM được đánh giá ở chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất đã cho thấy sự suy giảm chất lượng các khoản cho vay đang ở mức báo động nghiêm trọng, đặc biệt trong năm 2010. Nợ xấu của các NHTM tăng cả về giá trị nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, và cơ cấu nợ xấu cũng có những biểu hiện không lành mạnh. Đây là những vấn đề đặt ra cho hệ thống quản trị RRTD của các NHTM, làm thế nào để hệ thống này hoạt động hiệu quả, thể hiện được vai trò, chức năng của mình trong công tác phòng chống rủi ro cho hoạt động của các NH nói riêng, và cho cả hệ thống các NHTM nói chung.

2.2.2.3. Nợ được khoanh và nợ chờ xử lý

Nợ chờ xử lý và nợ được khoanh trên thực tế chủ yếu tập trung ở nhóm NHTM NN. Do các khoản nợ này được khoanh theo chính sách của Nhà nước đối với các nhóm khách hàng gặp khó khăn bất khả kháng trong hoạt kinh doanh. Theo số liệu thống kê, khoản nợ này của các NHTM đều giảm trong 3 năm qua. Nợ chờ xử lý năm 2009 giảm 82% so với năm 2008, nhưng sang năm 2010 tăng khoảng 16,5%. Trong khi đó nợ được khoanh năm 2009 giảm 18% và năm 2010 giảm 19%. Năm 2008, tổng giá trị các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý chiếm 0,07% tổng dư nợ của các NHTM, sang năm 2009, 2010 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,02%.

Biểu đồ 2.8: Nợ chờ xử lý, nợ cho vay được khoanh

Đơn vị: Tỷ đồng

■ Nợ chờ xử lý

□ Nợ cho vay được khoanh

Nguồn: UBGSTCQG

Một phần của tài liệu 0584 hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w