GIỚI THIỆU VỀ TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ truyền hình MyTV tại viễn thông vĩnh long (Trang 57)

3.1.1 Vị trí địa lý

Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và ở trung tâm khu vực ĐBSCL, vị trí giáp giới như sau:

Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Tây Bắc Đông giáp tỉnh Đồng Tháp;

Phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh;

Phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và T. phố Cần Thơ.

Tọa độ địa lý tỉnh Vĩnh Long 9052’45’’đến 10019’50’’vĩ độ Bắc và từ 104041’25’’đến 106017’03’’kinh độ Đông.

Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long với 109 xã, phường, thị trấn ( 94 xã, 5 thị trấn và 10 phường).

Tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, đứng thứ 12/13 các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (lớn hơn thành phố Cần Thơ). Diện tích đất nông nghiêp 118.918,5ha, chiếm 78,23%; đất phi nông nghiêp 33.050,5ha, chiếm 21,74%. Trong đất nông nghiệp, đất canh tác cây hàng năm 72.565,4ha, chiếm 47,73% diện tích tự nhiên; trong đó chủ yếu là đất lúa (71.069,2ha); đất trồng cây lâu năm 45.372,4ha, chiếm 29,85%; mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 942,2ha, chiếm 0,62%.

Địa hình , thời tiết – khí hậu – thủy văn

Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90% diện tích tự nhiên), toàn tỉnh chỉ có khu vực thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa

sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Nhìn chung, địa thế của tỉnh trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam, chịu ảnh hưởng của nước mặn, lũ không lớn,

Với điều kiện địa hình nầy, trong tương lai khi biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến khu vực đồng bằng sông cửu long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, biến đổi khí hậu với kịch bản mực nước biển dâng 1m, qua tính toán sẽ có các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn bị ảnh hưởng do nhiễm mặn và có khoảng 606 km2(gần 40% diện tích) đất ở khu vực trung tâm tỉnh bị ngập, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng (hệ thống đường giao thông, các công trình xây dựng, nhà cửa,..); ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân và môi trường sinh thái của địa phương.

Thời tiết - khí hậu:Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng, ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.

Thuỷ văn:Tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông thông qua 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậu cùng với sông Mang Thít và hệ thống kênh rạch.

3.1.2 Tiềm năng về kinh tế

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, giữa sông Tiền và sông Hậu; có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và khí hậu nên tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn. Trong nhiều năm qua, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp với nhiều công trình hữu ích, góp phần không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo cảnh quan và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của cư dân tỉnh nhà. Trên con đường phát triển, để sớm trở thành một tỉnh khá, giàu, thế mạnh đặc trưng của Vĩnh Long sẽ được khai thác một cách có hiệu quả, đó là:

- Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống giao thông đối ngoại khá thuận lợi, kể cả đường bộ, đường thủy và

đường hàng không (có quốc lộ 1A, 80; 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậu được nối liền bởi sông Mang Thít; gần cảng và sân bay Cần Thơ...), gần thành phố Cần Thơ - Trung tâm phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đất có chất lượng cao, độ phì khá lớn, nguồn nước ngọt quanh năm, hệ thống sông rạch dày, thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Vĩnh Long hiện là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước, đặc biệt nằm trong vùng tứ giác phát triển cây ăn trái lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng phát triển cây lúa, màu, cây ăn quả lớn, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Vĩnh Long có tiền năng lớn về phát triển du lịch (du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hóa, hội nghị, hội thảo, thương mại...)

- Lao động dồi dào và có trình độ, đặc biệt lao động nông nghiệp có nhiều kinh nghiệm, khả năng nâng cao tỷ lệ qua đào tạo lớn. Có truyền thống và tiềm năng về đào tạo với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề lớn, cơ sở vật chất và kỹ thuật tốt. Nhân dân Vĩnh Long có truyền thống cách mạng, luôn luôn đi đầu trong đấu tranh chống ngoại xâm trước kia và trong phát triển kinh tế.

Dân số tỉnh Vĩnh Long trên 1 triệu người, trong đó dân số nông thôn chiếm trên 80% nhưng bình quân đất canh tác thấp. Đây là nguồn lao động cho hoạt động sơ chế, gia công trong thời điểm nông nhàn và các công đoạn không đòi hỏi tay nghề cao, lao động theo kiểu ly nông mà không ly hương.

Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ này khá cao so với bình quân chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Đây vừa là tiềm năng, song cũng là sức ép lớn về tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội khác trên địa bàn.

Mạng lưới đào tạo được mở rộng, đến nay toàn tỉnh đã có 03 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 03 trường trung học chuyên nghiệp. Mạng lưới dạy nghề có trường trung cấp dạy nghề và công nhân kỹ thuật là trường Trung cấp Nghề Vĩnh

Long và Trung cấp Nghề số 9 cùng với nhiều cơ sở đào tạo nghề của tỉnh và huyện, thị, thành phố có khả năng đào tạo được số lượng khá lớn học sinh, sinh viên cho tỉnh và các tỉnh trong vùng.

Hiện nay tỉnh đang thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực, phấn dấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật lên khoảng 65-66%. Đây là nguồn lực hết sức cần thiết cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong những năm tới.

3.2 GIỚI THIỆU VỀ VIỄN THÔNG VĨNH LONG

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VNPT Vĩnh Long

Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) được thành lập ngày 01/01/2006 theo Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào ngày 26/03/2006, trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại VNPT, định hướng phát triển kinh doanh đa ngành cả trong nước và quốc tế và Bưu chính – Viễn thông – Công nghệ thông tin giữ vai trò nòng cốt. Bên cạnh đó, VNPT hoạt động theo đơn vị trực thuộc, tại mỗi tỉnh/thành phố sẽ hình thành 2 đơn vị đó là Bưu điện và Viễn thông.

Tuy nhiên, theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến ngày 24/06/2010 Công ty mẹ - tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Trụ sở chính của VNPT đặt tại số 57 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 84-437741091- Fax: 84-437741093. Website: www.vnpt.com.vn và Email: vanphong@vnpt.vn.

VNPT Vĩnh Long là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 697/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2008 trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin và các đơn vị trực thuộc khác của Bưu điện tỉnh Vĩnh Long sau khi thực hiện phương án chia tách Bưu chính Viễn thông trên địa bàn tỉnh, thành phố; Tổ chức và hoạt động được quy định cụ thể theo điều lệ tổ chức và hoạt động được phê chuẩn tại quyết định số 698/QĐ-

TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành (nay là hội đồng thành viên)

Viễn thông Vĩnh Long sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu của VNPT, số điện thoại 070 3829999. Trụ sở chính tại số 03 Trưng Nữ Vương, phường 1, Tp Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Viễn thông Vĩnh Long là đơn vị chủ lực cung cấp các dịch vụ viễn thông trên địa bàn của tỉnh gồm các dịch vụ như: Điện thoại cố định, Gphone /Fax.VoIP (171, 1717); Điện thoại di động (Trả trước, trả sau, thuê bao ngày…) Kinh doanh các loại thẻ, thiết bị đầu cuối; Internet (Mega VNN/ADSL, FTTH); Truyền số liệu (Kênh thuê riêng, Leased Line, Frame Relay, Mega Wan, truyền hình hội nghị…) , Dịch vụ MyTv . Cho thuê cơ sở hạ tầng để lắp thiết bị viễn thông (phòng máy, cột anten…), Các dịch vụ gia tăng trên nền mạng thế hệ sau NGN (1900, 1800, 1719...), Hộp thư thông tin (1080, 1088. 801xxx, 8xxx) và các dịch vụ nội dung khác như VNPT-CA, SMS Brandname, tổng đài MEG, VnEdu…

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của VNPT Vĩnh Long

VNPT Vĩnh Long là một đơn vị kinh tế trực thuộc và hạch toán phụ thuộc vào VNPT Việt Nam, được đăng ký kinh doanh, có con dấu riêng theo tên gọi và được mở tài khoản ngân hàng. Chức năng của VNPT Vĩnh Long là hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành Viễn thông – Công nghệ thông tin (CNTT) như: Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh; Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin; Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng; Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông công nghệ thông tin; Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông; Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên; Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép.

Nhiệm vụ của Viễn thông Vĩnh Long là sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà Nước được Tập đoàn giao nhằm phát triển kinh doanh và phục vụ, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực khác được giao; Có nghĩa vụ trả các khoản nợ mà đơn vị trực tiếp vay theo quy định của pháp luật; Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước Tập đoàn về kết quả họat động, chịu trách nhiệm trước khách hàng và luật pháp về sản phẩm, dịch vụ do đơn vị cung cấp.

Viễn thông Vĩnh Long trình Tập đoàn phương án giá cước liên quan tới các dịch vụ do đơn vị kinh doanh; Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi mọi mặt cho các đơn vị khác thuộc Tập đoàn để đạt các mục tiêu kế hoạch chung về kinh doanh và phục vụ trong toàn Tập đoàn; Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà Nước, phục vụ quốc phòng an ninh, các yêu cầu thông tin liên lạc khẩn cấp, đảm bảo các dịch vụ viễn thông cơ bản trên địa bàn được giao quản lý với thẩm quyền theo quy định; Chịu sự chỉ đạo và điều hành mạng thông tin viễn thông thống nhất trên toàn lãnh thổ của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Xây dựng, quy hoạch và phát triển đơn vị trên cơ sở chiến lược, quy hoạch của Tập đoàn và phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trên địa bàn và trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin; Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn phù hợp với mục tiêu, phương hướng và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển toàn Tập đoàn; Chấp hành các quy định của Nhà nước, của Tập đoàn về điều lệ, thể lệ thủ tục nghiệp vụ, về các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, về giá, cước và các chính sách về giá, cước các sản phẩm dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin; Đổi mới, hiện đại hóa thiết bị mạng lưới, công nghệ và phương thức quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị trên cơ sở phương án đã được Tập đoàn phê duyệt; Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý đơn vị; Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia; Thực hiện nghiêm chỉnh luật kế toán và các chế độ tài chính kế toán thống kê hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước; Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ kịp thời nghĩa vụ

thuế, các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, các khoản phải nộp về Tập đoàn theo quy định tại quy chế tài chính của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.

3.2.3 Cơ cấu tổ chức của VNPT Vĩnh Long

Cơ cấu tổ chức của VNPT Vĩnh Long gồm: bộ máy quản lý (Ban Giám đốc và các phòng chức năng), các đơn vị kinh tế trực thuộc, theo đó để thực hiện được hoạt động kinh doanh thì gồm có giám đốc, phó giám đốc, chuyên viên, phòng chức năng và các trung tâm trực thuộc với hơn 300 cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong phạm vi toàn tỉnh. Cơ cấu tổ chức của VNPT Vĩnh Long được phát họa trong hình 3.1 bên dưới:

Giám đốc, có 1 giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của VNPT Vĩnh Long, cũng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của doanh nghiệp.

Phó giám đốc, hiện tại VNPT Vĩnh Long có 3 phó giám đốc, đây là những người hỗ trợ cho giám đốc trong các lĩnh vực về kinh doanh, kỹ thuật nghiệp vụ và kế hoạch đầu tư.

Chuyên viên, hiện có 3 chuyên viên chuyên trực tuyến phụ trách thanh tra bảo vệ nội bộ, tổng hợp và thi đua cho VNPT Vĩnh Long.

Phòng chức năng, hiện tại VNPT Vĩnh Long có 6 phòng trực thuộc chức năng gồm có, Phòng Tổ chức Lao động, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Mạng và Dịch vụ, Phòng Kế hoạch – Kinh doanh, Phòng Đầu tư Xây dựng cơ bản, Phòng Tài chính Kế toán . Các phòng chức năng có nghĩa vụ phải tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công việc chuyên môn theo từng lĩnh vực, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ và nôi dung công việc được giao.

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của VNPT Vĩnh Long

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh – Viễn thông Vĩnh Long

Các Trung tâm trực thuộc, VNPT có 9 đơn vị bao gồm Trung tâm Kinh doanh và 8 Trung tâm khu vực, các đơn vị kinh tế trực thuộc Viễn thông Vĩnh Long có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng, hoạt động theo điều lệ tổ chức và phân cấp quản lý của Giám đốc Viễn thông Vĩnh Long. BAN GIÁM ĐỐC - Giám đốc - 3 Phó giám đốc Phòng HCTH KH-KD Phòng Tài chính Phòng Kế toán Phòng TCCB LĐ Phòng đầu từ XDCB Phòng mạng và DV TT Kinh doan h TTV T Vĩnh Long TTV T Bình Tân TTV T Bình Minh TTV T Vũng Liêm TTV T Long Hồ TTV T Tam Bình TTV T Mang Thít TTV T Trà Ôn

3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VIỄN THÔNG VĨNH LONG LONG

3.3.1 Phát triển hạ tầng mạng lưới:

Hiện nay, Viễn Thông Vĩnh Long có một cơ sở hạ tầng thông tin hết sức hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ truyền hình MyTV tại viễn thông vĩnh long (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)