1.4.1.1 Công tác quy hoạch và kế hoạch đầu tư XDCB từ NSNN của địa phương
Công tác quy hoạch có ảnh hưởng lớn và lâu dài đến quản lý vốn đầu tư, nó vừa là nội dung vừa là công cụ để quản lý vốn đầu tư, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Để; tăng; cường; quản; lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN thì công tác quy hoạch phải; đi; trước; một; bước và phải xuất; phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Nếu làm; tốt; công; tác quy hoạch xây dựng thì sẽ; định; hướng cho đầu tư có hiệu quả; cao, bền vững; ngược lại, nếu quy; hoạch; xây; dựng không có tính khoa học, không dự; báo; tốt sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai và không phù; hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch vùng... sẽ dẫn tới đầu tư kém; hiệu; quả, dễ gây nên thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB.
Cùng; với; quy; hoạch thì công tác kế hoạch đầu tư cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu; quả sử; dụng vốn đầu tư XDCB. Trong điều kiện nguồn; lực; hạn; chế thì chất lượng công; tác; kế; hoạch; hoá càng có ý nghĩa quan trọng. Xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn và dài; hạn khoa học để từ đó chủ động xây dựng kế hoạch huy; động và phân bổ vốn đầu tư hợp lý trong trung hạn và ngắn hạn sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn; đầu tư, hạn chế lãng phí trong đầu tư XDCB.
1.4.1.2 Khả năng về nguồn lực của ngân sách địa phương
Dự toán về chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản được lập luôn luôn dựa và tính toán có khoa học của nguồn thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch thu ngân sách, vì vậy, chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản không được vượt quá thu ngân sách dành cho đầu tư, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm. Đối với các địa phương có nguồn thu lớn thì không phụ thuộc vào ngân sách trung
ương cấp thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi ngân sách và quản lý chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản.
1.4.1.3 Chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng
Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư từ NSNN là công tác quản lý đầu tư xây dựng. Đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là qua rất nhiều giai đoạn khác nhau, do đó công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cũng bao gồm nhiều giai đoạn xuyên suốt quá trình đầu tư: Từ giai đoạn xem xét chủ trương đầu tư, công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc dự án bàn giao đưa vào khai thác sử dụng... và liên quan đến rất nhiều chủ thể quản lý khác nhau. Do đó quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một hoạt động phức tạp, ở mỗi giai đoạn đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho mỗi công trình, dự án.
1.4.1.4 Năng lực và trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý vốn đầu tư XDCB
từ NSNN
Năng lực tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động xây dựng cơ bản. Năng lực tổ chức bộ máy ở đây bao gồm năng lực con người và năng lực của các tổ chức tham gia vào lĩnh vực xây dựng cơ bản. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN, thì con người tham gia quản lý đầu tư có ý nghĩa quyết định, nó chi phối toàn bộ các nhân tố khác và sự tác động tiêu cực hay tích cực của nó sẽ quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Thực tế cho thấy, dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, môi trường đầu tư thuận lợi nhưng năng lực quản lý đầu tư xây dựng yếu kém, người quyết định đầu tư và chủ đầu tư trách nhiệm không cao, luôn có xu hướng tìm kẽ hở trong chính sách để tham nhũng thì công tác quản lý vốn sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.
1.4.1.5 Năng lực nhà thầu tư vấn và nhà thầu xây lắp
Công trình xây dựng cơ bản thường có nhiều đơn vị tham gia, do vậy việc phối họp chặt chẽ để đảm bảo tiến độ, chất lượng, thời gian luôn là một vấn đề không đơn giản. Do vậy, các nhà thầu phải hiểu và nắm chắc tổng dự toán, dự toán các hạng mục công trình và thường xuyên trong quá trình thi công. Nếu năng lực của nhà thầu xây dựng
và nhà thầu tư vấn không đáp ứng yêu cầu của dự án sẽ khiến thời gian đầu tư bị kéo dài và dễ xảy ra lãng phí trong đầu tư xây dựng, làm giảm hiệu quả đầu tư.