Các hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 76)

2.4.2.1 Các hạn chế

Mặc dù trong những năm gần đây công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cở bản nói chung và công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Đồng Hỷ đã có nhiều tiến bộ và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đó là:

- Công tác lập kế hoạch vốn: Kế hoạch phân bố vốn còn mang tính ngắn hạn, một số dự án đầu tư, quyết định đầu tư còn chưa phù hợp với khả năng cân đối của địa phương, cơ cấu phân bổ vốn chưa hợp lý. Kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án còn dàn trải và kéo dài, không đảm bảo thời hạn để hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, dẫn tới

tình trạng dự án thi công kéo dài, không đảm bảo tiến độ theo quy định; công trình chậm đưa vào khai thác sử dụng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Việc kéo dài thời gian thi công đồng nghĩa với việc tăng chi phí cho dự án do trượt giá, do bổ sung chi phí nhân công, máy thi công theo mức tăng lương hàng năm.

Do nguồn vốn để chi đầu tư XDCB chủ yếu được cân đối từ nguồn thu sử dụng đất. Tuy nhiên do trong năm nguồn thu tiền sử dụng đất không đảm bảo nên dẫn đến việc phân bổ vốn kéo dài công trình không đảm bảo đầu tư đúng thời hạn. Song việc thực hiện cấp đất đấu giá đất hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, nguồn thu thường tập trung vào các tháng cuối năm, UBND huyện thường xuyên phải điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư XDCB dẫn đến việc các chủ đầu tư không chủ động được nguồn vốn ngay từ đầu năm mà vẫn phải chông chờ kế hoạch bổ sung, việc thanh toán vốn cho các công trình thường chậm và chưa kịp thời dẫn đến kéo dài tiến độ thi công. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xin, cho trong kế hoạch vốn đầu tư xây dựng.

Trong quá trình thực hiện một số dự án có tổng mức đầu tư điều chỉnh lớn so với ban đầu nên gây khó khăn cho quá trình thực hiện bố trí vốn theo quy định dẫn đến phải kéo dài thời gian thực hiện.

- Công tác thanh toán vốn: Việc thanh toán vốn đầu tư trong những năm qua do hệ thống tổ chức Kho bạc Nhà nước thực hiện về cơ bản đã đảm bảo chế độ, quy trình thanh toán vốn do Kho bạc Nhà nước Trung ương quy định. Tuy nhiên, việc giải ngân vốn đầu tư nói chung còn chậm, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu, hoàn chỉnh hồ sơ làm căn cứ thanh toán của chủ đầu tư cũng chậm. Có dự án được ghi kế hoạch song vẫn chưa đủ điều kiện theo quy định. Hầu hết các công trình giao thông đều chậm tiến độ, thời gian thi công kéo dài hơn so với thời gian ghi trong hợp đồng.

Một số cán bộ của chủ đầu tư khi thực hiện công tác thanh toán cho các Nhà thầu còn gây phiền hà, cửa quyền. Mặc dù một số dự án đã có khối lượng, có kế hoạch vốn được bố trí, tuy nhiên khi chưa có sự tác động của các Nhà thầu thì vẫn chưa thực hiện thanh toán, dẫn đến nhiều công trình hết năm vẫn không đảm bảo thanh toán theo kế hoạch.

- Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành: Tìnho trạngo chậmo quyếto toán vốn đầuo tư xây dựng cơ bản vẫn diễn ra. Nhiều dự án đã đưa vàoo khaio thác, sửo dụng nhưng nhiều năm sau mới phê duyệt quyết toán. Các dự án tồno đọngo quyếto toán còn nhiều.o Năngo lực, trách nhiệm của chủ đầu tư còn hạno chế; chậm trễ trong giải quyết các vướngo mắc khi lập báo cáo quyết toán và thiếu kiểmo tra, đôn đốc của cơ quan chứco năng đầu ngành (cơ quan Tài chính); thái độ xử lý vi phạm không cươngoquyết củao người có thẩm quyềno (thanho tra,o kiểmo toán, ...) là các nguyêno nhâno chính của tình trạng chậm quyết toán các dự án hoàn thành trong thời gian qua trên địa bàn huyện.

Năng lực, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư chưa đồng đều. Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán còn mang tính hình thức, chưa chuyên sâu do thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn.

- Công tác giám sát, thanh tra quản lý vốn đầu tư XDCB chưa toàn diện, đầy đủ, chế tài xử phạt chưa nghiêm nên chưa thực sự phát huy được hiệu lực trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong hoạt động quản lý, chưa đánh giá được hiệu quả của vốn đầu tư. Năng lực của đội ngũ cán bộ thanh kiểm tra và giám sát còn chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ, chưa nắm chắc các quy định, nội dung trong kiểm tra, giám sát.

Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước chưa đầy đủ nên tính răn đe còn kém hiệu lực dẫn đến tình trạng các đơn vị chủ quản, chủ đầu tư, nhà thầu vi phạm chây ỳ không thực hiện các kết luận thanh tra, không hoàn trả tiền ngân sách nhà nước các khoản chi sai, chi vượt, chi không đúng chế độ, đã phát hiện nhưng vẫn tiếp tục vi phạm trong quá trình thực hiện tiếp theo.

2.4.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, được lý giải ở nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể:

-oHuyện Đồng Hỷ chưa xây dựng được chiếnolược phát triển kinh tế và chiến lược đầuo tư; công tác quy hoạch chưa được đầu tư thoả đáng và khoa học và còn nhiềuobấto cập.o Một số quy hoạch chất lượng chưao đápo ứng được yêu cầu, thiếu đồng bộ. Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực chậm được bổ sung, điều chỉnh như: quy hoạch cấp nước, thoát nước,... dẫn đến việc triển khai các dự án đầu tư cụ thể gặp nhiều khó khăn và thiếu thống nhất với nhau và chưa phù hợp với nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn lực đầu tư XDCB đó là nguồn thu tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện tình trạng quy hoạch treo còn diễn ra khá phổ biến dẫn đến nhiều hộ dân không chuyển đổi được mục đích sử dụng đất làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu sử dụng đất.

- Việc xác định chủ trương đầu tư còn nhiều trường hợp chưa được chặt chẽ, chưa tuân thủ nguyên tắc chi phí cơ hội; nhiều dự án được quyết định không dựa vào sự cần thiết để đầu tư mà do có sẵn nguồn kinh phí hoặc do chủ đầu tư “khéo xin”. Quy mô dự án nhất là đối với các dự án nguồn vốn tỉnh hỗ trợ mục tiêu thường không được tính toán tiết kiệm, hiệu quả mà thường quyết định ở quy mô lớn nhất có thể được.

- Công tác kiểm tra giám sát công trình chưa thường xuyên. Nhiều chủ đầu tư chưa chủ động phối hợp với các đơn vị thi công trong việc nghiệm thu khối lượng, thiếu khẩn trương trong quyết toán hạng mục công trình, đang có xu hướng dồn vào nghiệm thu một lần, gây khó khăn cho việc giải ngân của Kho bạc Nhà nước.

- Việc bồi thường GPMB thường không đáp ứng yêu cầu đề ra, hầu hết các dự án được quyết định đầu tư khi chưa giải phóng mặt bằng dẫn đến có những công trình đã ghi vốn nhưng chưa thể thi công. Do sự làm việc thiếu công tâm của cán bộ phụ trách đền bù, GPMB và sự thiếu hiểu biết, hám lợi của người dân dẫn đến một số công trình không thể triển khai, một số trường hợp còn xảy ra khiếu kiện kéo dài gây lãng phí tiền của.

- Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn chưa thường xuyên liên tục và thực hiện chưa nghiêm. Thiếu chế tài đủ mạnh đối với các hành vi phê duyệt quy hoạch sai, quyết định đầu tư dàn trải thiếu căn cứ, để tình

trạng nợ đọng tại các công trình dự án. Nhậno thứco vềovaio trò, ý nghĩa của công tác kiểmo tra,o giámo sát của các cơ quan thanh tra chưao đầyo đủ dẫn đến tình trạng đốio phóo với hoạt động thanh tra, kiểmo tra tạo cơ hội cho việc thất thoát vốn NSNN tại cáco côngo trình đầu tư XDCB. Báo cáo kếto quảo thanho tra,o kiểmo tra, chưa chỉ rõ trácho nhiệm thuộc về ai, xử lý trách nhiệm của tổo chức,o cáo nhânovio phạm chưao triệto để vào còn kéo dài sau thanh tra, kiểm tra. Vẫn còn tồn tại tưo tưởng nể nang, né tránh trongo xửo lý các sai phạm về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

- Cơ chế phân công, phân cấp trong quản lý đầu tư XDCB còn nhiếu bất cập, chưa rõ người, rõ việc; các thủ tục hành chính liên quan còn rườm rà, chưa được mẫu hóa triệt để; phân cấp nhưng chưa có biện pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực quản lý của các cấp cũng như chủ đầu tư, chưa gắn trách nhiệm người đứng đầu với việc xử lý các sai phạm xảy ra.

- Trình độ quản lý của các bộ còn yếu, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Huyện Đồng Hỷ chưa có chính sách thu hút, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có chuyên môn sâu về lĩnh vực xây dựng cơ bản. Thiếu đội ngũ cán bộ quản lý về đầu tư và xây dựng giỏi, kỹ sư xây dựng tốt nghiệp loại khá, giỏi hầu như không về huyện công tác. Phẩm chất đạo đức của một số cán bộ quản lý còn yếu kém, lợi dụng những kẽ hở của cơ chế, chính sách, lợi dụng vị trí công tác để tham nhũng, trục lợi bất chính, làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

- Đội ngũ nhà thầu xây lắp trên địa bàn huyện tính chuyên nghiệp chưa cao; một số nhà thầu năng lực hạn chế, sau khi ký hợp đồng không huy động đủ máy móc, thiết bị, nhân lực, vật tư vật liệu phục vụ thi công, việc thực hiện các mốc thời gian theo tiến độ và kế hoạch đấu thầu không nghiêm túc, một số gói thầu phải gia hạn thời gian thi công.

Nguyên nhân khách quan:

- Chế độ chính sách thường xuyên thay đổi làm chủ đầu tư mất nhiều thời gian điều chỉnh, bổ sung dự toán dẫn tới kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân thanh toán vốn; đồng thời cũng tạo ra những kẽ hở cho một số chủ đầu tư và nhà thầu lách luật đẩy giá trị dự toán và thanh, quyết toán lên cao.

Việc phân cấp trong quản lý nguồn vốn cũng như quyết định đầu tư chưa được minh bạch, rõ ràng, còn nặng cơ chế xin cho; nguồn lực vốn đầu tư XDCB còn phân tán. Trong khi đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền quyết định dự án thì công tác kiểm tra, giám sát không được thực hiện nghiêm túc, quyết liệt.

- Năng lực của các đơn vị tư vấn chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện nay chỉ một số công trình lớn trên địa bàn huyện thuê các đơn tư vấn có năng lực cao khảo sát, lập dự án, thiết kế công trình, còn hầu hết các công trình của huyện do các đơn vị tư vấn trong huyện thực hiện theo chủ trương ưu tiên khuyến khích phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Thực trạng hiện nay đội ngũ cán bộ tư vấn rất thiếu và yếu; nhiều dự án, thiết kế phải thay đổi bổ sung nhiều lần làm giảm hiệu quả đầu tư.

- Điều kiện tự nhiên của huyện Đồng Hỷ kém thuận lợi cho công tác đầu tư xây dựng, địa hình đồi núi, đầu tư cao do chi phí san lấp mặt bằng lớn; mưa nhiều dẫn đến thời gian thuận lợi cho thi công trong năm ít, khoảng 6 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4) dẫn đến công tác giải ngân không đều.

Kết luận chương 2

Trong những năm qua, tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ đã góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội của huyện nhà. Đặc biệt nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN đóng vai trò quan trọng, định hướng cho hoạt động này. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN thường dễ bị thất thoát và lãng phí nếu không có sự quản lý tốt của các ban, ngành. Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã cố gắng ngày càng hoàn thiện công tác này. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn Huyện vẫn còn tồn tại không ít hạn chế cần phải khắc phục.

Từ những con số thống kê khái quát cũng như thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN ở huyện Đồng Hỷ như đã nêu ở chương 2, em sẽ mạnh dạn đề xuất những giải pháp để tăng cường vai trò của công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN ở huyện như Chương 3 sẽ đề xuất như sau.

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 76)