Phân tích yếu tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại huyện long điền, tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 65)

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)

7. Kết cấu đề tài

4.1.2. Phân tích yếu tố khám phá (EFA)

4.1.2.1. Phân tích EFA của các biến độc lập

Toàn bộ các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA), để giảm bớt hay tóm tắt dữ liệu và tính độ tin cậy (Sig) của các biến quan sát có quan hệ chặt chẽ với nhau hay không. Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) như sau:

(1) Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) > 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett < 0.05. KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp khi 0.5 < KMO < 1. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể, nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig< 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2005, p.262).

(2) Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.4, nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0.4 sẽ bị loại; Theo Hair & ctg (1998, 111), Hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải nhân tố > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, Hệ số tải nhân tố > 0.4 được xem là quan trọng và > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0.3 thì cỡ mẫu nghiên cứu phải ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0.55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải >0.75.

(3) Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50%;

(4) Hệ số eigenvalue > 1 (Gerbing và Anderson, 1998); (5) khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố > 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa

-53- các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).

Bảng 4.2 Phân tích nhân tố khám phá

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 6 BC1 .856 BC2 .866 BC3 .835 BC4 .777 RR1 .830 RR2 .895 RR3 .829 RR4 .732 LD1 .749 LD2 .824 LD3 .806 LD4 .771 DN1 .727 DN2 .799 DN3 .816 TN1 .699 TN2 .786 TN3 .813 TN4 .765 DT1 .766 DT2 .870 DT3 .826 DT4 .786 (Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy 7 yếu tố bao gồm 23 biến quan sát:

(1) Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) = 0.809 > 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett bằng 0 < 0.05 nên EFA phù hợp với dữ liệu và thống kê Chi- squares của kiểm định Bertlett đạt giá trị với mức ý nghĩa 0.000; do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể;

-54-

(2) Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5,

(3) Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng 74.120% > 50%. Phương sai trích được thể hiện rằng 7 yếu tố rút ra được giải thích 74.120 % biến thiên của dữ liệu, tại hệ số Eigenvalue = 1.020 > 1. Do vậy, các thang đo rút ra là chấp nhận được. Các thang đo có biến quan sát bị EFA loại, hệ số Cronbach Alpha được tính lại, kết quả cũng đạt được yêu cầu về độ tin cậy. Các nhân tố được đặt lại tên như sau:

Nhân tố 1 (TN): được đặt lại tên “thu nhập” bao gồm 4 biến quan sát:

Tên nhân tố Kí hiệu Các biến quan sát

Thu nhập

TN1 Thu nhập tương xứng với năng lực của Anh/Chị TN2 Thu nhập trang trải được chi phí cuộc sống

TN3 Thu nhập ở ngân hàng cao hơn so với ngành nghề khác TN4 Ngân hàng có các chính sách khen thưởng phúc lợi tốt

Nhân tố 2 (BC): được đặt lại tên “bản chất công việc” bao gồm 4 biến quan sát:

Tên nhân tố Kí hiệu Các biến quan sát

Bản chất công việc

BC1 Năng lực chuyên môn của anh/chị phù hợp với công việc BC2 Công việc có tính thử thách, kích thích làm việc

BC3 Công việc có nhiều quy trình, thủ tục chặt chẽ

BC4 Công việc mang ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng và xã hội?

Nhân tố 3 (DT): được đặt lại tên “đào tạo và thăng tiến” bao gồm 4 biến quan sát:

Tên nhân tố Kí hiệu Các biến quan sát

Đào tạo và thăng tiến

DT1 Chính sách thăng tiến của Ngân hàng rõ ràng, minh bạch DT2 Ngân hàng tạo nhiều cơ hội để thăng tiến Anh/Chị

DT3 Ngân hàng tạo điều kiện tốt cho Anh/Chị để học tập, phát triển kiến thức và kỹ năng

DT4 Nền tảng đào tạo của ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi nếu làm việc ở vị trí khác, nơi khác

-55-

Nhân tố 4 (RR): được đặt lại tên “rủi ro nghề nghiệp” bao gồm 4 biến quan sát:

Tên nhân tố Kí hiệu Các biến quan sát

Rủi ro nghề nghiệp

RR1

Anh/Chị bị áp lực phải chấp nhận rủi ro trong quá trình làm việc. (áp lực cấp trên, áp lực chỉ tiêu, khách hàng…) RR2 Anh/Chị thường xuyên gặp rủi ro trong quá trình làm việc RR3 Anh/Chị không thể tránh được rủ i ro công việc

RR4 So với ngành nghề khác, nghề tín dụng là nghề rủi ro nhất

Nhân tố 5 (LD): được đặt lại tên “lãnh đạo” bao gồm 4 biến quan sát:

Tên nhân tố Kí hiệu Các biến quan sát

Lãnh đạo

LD1 Cấp trên của Anh/Chị tôn trọng và tin tưởng Anh/Chị LD2 Cấp trên của Anh/Chị gần gũi và lắng nghe ý kiến nhân

viên

LD3 Cấp trên của Anh/Chị có năng lực hướng tổ chức đến mục tiêu phát triển chung

LD4 Cấp trên luôn hỗ trợ nhân viên, công bằng minh bạch

Nhân tố 6 (DN): được đặt lại tên “đồng nghiệp” bao gồm 3 biến quan sát:

Tên nhân tố Kí hiệu Các biến quan sát Đồng

nghiệp

DN1 Đồng nghiệp của Anh/Chị gần gũi, hoà đồng DN2 Đồng nghiệp có chia sẽ khó khăn công việc

DN3 Đồng nghiệp có năng lực, làm việc hết mình vì tổ chức

4.1.2.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Bảng 4.3. Phân tích EFA cho nhân tố thỏa mãn

Biến quan sát Hệ số tải

TM1 .891

TM2 .929

TM3 .879

(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy tất cả 3 biến quan sát. Hệ số KMO = 0.787 nên EFA phù hợp với dữ liệu và thống kê Chi-squares của kiểm định Bertlett đạt giá trị 2071.493 với mức ý nghĩa 0.000; do vậy các biến quan sát

-56-

có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể; Phương sai trích được là 70.635% thể hiện rằng 1 nhân tố rút ra được giải thích 70.635% biến thiên của dữ liệu, tại hệ số Eigenvalue = 1.026. Do vậy, thang đo rút ra là chấp nhận được.

4.2. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, các nhân tố trích ra đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy. Như vậy, mô hình nghiên cứu điều chỉnh từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA được đưa ra trong hình gồm 6 biến độc lập: (1) thu nhập; (2) bản chất công việc; (3) đào tạo và thăng tiến; (4) rủi ro; (5) lãnh đạo; (6) đồng nghiệp. Biến phụ thuộc là sự thỏa mãn.

Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu chính thức

Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa thu nhập và sự thoả mãn trong công việc Sự thỏa mãn trong công việc Thu nhập Bản chất công việc

Đào tạo và thăng tiến Rủi ro nghề nghiệp Lãnh đạo Đồng nghiệp H1+ H2+ H3+ H4- H5+ H6+

-57-

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa bản chất công việc và sự thoả mãn trong công việc

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa đào tạo và cơ hội thăng tiến và sự thoả mãn trong công việc

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa rủi ro nghề nghiệp và sự thoả mãn trong công việc

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dương giữa lãnh đạo và sự thoả mãn trong công việc

Giả thuyết H6: Có mối quan hệ dương giữa đồng nghiệp và sự thoả mãn trong công việc

4.3. Kết quả hồi quy

4.3.1. Kết quả ước lượng tham số hồi quy

Bảng 4.4. Kết quả hồi quy

Model Chưa chuẩn hóa Đã chuẩn hóa t Sig. Collinearity Statistics

B Sai số chuẩn Beta Tolerance VIF

Hằng số .164 .609 .269 .788 BC .210 .075 .193 2.794 .006 .829 1.206 RR -.405 .079 -.360 -5.137 .000 .811 1.234 LD .363 .081 .336 4.487 .000 .710 1.409 DN .167 .087 .152 1.917 .057 .629 1.590 TN .284 .126 .144 2.250 .026 .972 1.029 DT .313 .092 .266 3.417 .001 .656 1.525 (Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

4.3.2. Kiểm định các giả thiết

4.3.2.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Căn cứ theo bảng trên ta thấy các biến độc lập có VIF ≤ 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Trọng Hoài, 2007) như vậy mô hình hồi quy là chuẩn xác, không bị sai lệch giá trị.

-58-

4.3.2.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Bảng 4.5: Kết quả tổng hợp mô hình

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

Durbin-Watson

1 .559a .313 .289 .9863954 1.754

(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy giá trị Durbin-Watson (d) = 1.754 nằm trong vùng chấp nhận ( 1 < d = 1.971 < 3) nên không có tương quan giữa các phần dư. Như vậy, giả định không có tương quan giữa các phần dư không bị vi phạm.

4.3.2.3. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định phương sai của phần dư

Sai số BC RR LD DN TN DT Spearman's rho Standardized Residual Correlation Coefficient 1.000 .010 -.005 -.005 .016 -.004 .003 Sig. (2-tailed) . .892 .948 .943 .836 .955 .969 N 180 180 180 180 180 180 180 BC Correlation Coefficient .010 1.000 .239 ** .305** .130 .110 .174* Sig. (2-tailed) .892 . .001 .000 .081 .142 .020 N 180 180 180 180 180 180 180 RR Correlation Coefficient -.005 .239 ** 1.000 .405** .028 -.015 .162* Sig. (2-tailed) .948 .001 . .000 .711 .838 .029 N 180 180 180 180 180 180 180 LD Correlation Coefficient -.005 .305 ** .405** 1.000 -.223** -.013 -.075 Sig. (2-tailed) .943 .000 .000 . .003 .862 .319 N 180 180 180 180 180 180 180 DN Correlation Coefficient .016 .130 .028 -.223 ** 1.000 .077 .483** Sig. (2-tailed) .836 .081 .711 .003 . .305 .000 N 180 180 180 180 180 180 180 TN Correlation Coefficient -.004 .110 -.015 -.013 .077 1.000 .128

-59- Sig. (2-tailed) .955 .142 .838 .862 .305 . .086 N 180 180 180 180 180 180 180 DT Correlation Coefficient .003 .174 * .162* -.075 .483** .128 1.000 Sig. (2-tailed) .969 .020 .029 .319 .000 .086 . N 180 180 180 180 180 180 180

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

(Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

Kết quả phân tích bảng 4.10 cho thấy giữa các biến độc lập và trị tuyệt đối phần dư có giá trị sig lớn hơn 5% do đó mô hình không bị hiện tượng tự tương quan.

4.3.2.4. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Hình 4.2. Mật độ phân phối chuẩn của phần dư

Kiểm tra biểu đồ phân tán của phần dư cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (Trung bình mean gần = 0 và độ lệch chuẩn = 0.983 tức là gần bằng 1), phương sai là hằng số không đổi. Như vậy, phần dư của mô hình tuân theo luật phân phối chuẩn.

-60-

4.3.2.5. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Bảng 4.7. Kết quả ANOVAa Bảng 4.7. Kết quả ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 76.586 6 12.764 13.119 .000b Residual 168.325 173 .973 Total 244.910 179 a. Dependent Variable: TM b. Predictors: (Constant), DT, BC, TN, RR, LD, DN (Nguồn: Kết quả xử lý, 2017)

Đặt giả thuyết: H0: R2 = 0 (Mô hình không phù hợp) H1: R2 > 0 (Mô hình phù hợp)

Kết quả bảng 4.11 cho thấy giá trị Sig của F bằng 0 nhỏ hơn mức ý nghĩa thống kê nên mô hình phù hợp với dữ liệu khảo sát.

Hệ số xác định của mô hình ở bảng 4.11 bằng 31.3% thể hiện được mức độ giải thích của 6 biến độc lập lên sự thỏa mãn của nhân viên. Phần giải thích còn lại 69.7% là các yếu tố còn lại không được đề cập đến mô hình.

Theo bản chất của lý thuyết thống kê cho rằng hệ số xác định cho biết mức độ quan hệ tuyến tính giữa hai biến độc lập và biến phụ thuộc. Giá trị hệ số xác định nằm trong đoạn [0, 1]. Hệ số xác định càng tuyến về giá trị 1 thì quan hệ tuyến tính giữa 2 biến thì rất chặt chẽ. Nếu 10% < R2 < 30% thì mức độ tương quan của biến độc lập và biến phụ thuộc ở mức trung bình.

Theo trường phái nhà kinh tế lượng cho rằng hệ số xác định cho biết mức độ giải thích của mô hình được giải thích bởi các biến độc lập bằng 31.3%. Mức độ giải thích của mô hình không cao nhỏ hơn 50% nhưng mức độ giải thích của các biến độc lập là phù hợp với dữ liệu khảo sát, mô hình nghiên cứu phù hợp. Do đó, hệ số xác định của mô hình vẫn chấp nhập được. Các giả thiết của ước lượng các tham số hồi quy đều thỏa mãn, không bị vi phạm. Vì vậy mô hình hồi quy là hiệu quả thỏa mãn tính chất BLUE (Best Linear Unbiased Estimator).

-61-

4.3.2.6. Kiểm định các hệ số hồi quy

Mô hình được viết theo dưới dạng beta đã chuẩn hóa:

TM = 0.193 *BC – 0.360 * RR + 0.336 *LD+ 0.152 * DN+0.144 TN + 0.266*DT + e

Trong đó : TM : Sự thỏa mãn của nhân viên tín dụng; BC : Bản chất công việc;

RR: Rủi ro nghề nghiệp LD: Lãnh đạo;

DN: Đồng nghiệp TN: Thu nhập

DT: Đào tạo và thăng tiến

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến BC (bản chất công việc) bằng 0.193 có giá trị sig bằng 0.006 < 1% có ảnh hưởng cùng chiều đến sự thỏa mãn của nhân viên tín dụng tại độ tin cậy 99%. Khi nhân viên tín dụng đánh giá yếu tố này tăng thêm thì sự thỏa mãn tăng thêm 0.193.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến RR (rủi ro ngành nghề) bằng 0.36 có giá trị sig bằng 0 < 1% có ảnh hưởng ngược chiều đến sự thỏa mãn của nhân viên tín dụng tại độ tin cậy 99%. Khi nhân viên tín dụng đánh giá yếu tố này tăng thêm thì sự thỏa mãn giảm thêm 0.36.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến LD (lãnh đạo) bằng 0.336 có giá trị sig bằng 0 < 1% có ảnh hưởng cùng chiều đến sự thỏa mãn của nhân viên tín dụng tại độ tin cậy 99%. Khi nhân viên tín dụng đánh giá yếu tố này tăng thêm thì sự thỏa mãn tăng thêm 0.336.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến DN (đồng nghiệp) bằng 0.152 có giá trị sig bằng 0.057 < 10% có ảnh hưởng cùng chiều đến sự thỏa mãn của nhân viên tín

-62-

dụng tại độ tin cậy 90%. Khi nhân viên tín dụng đánh giá yếu tố này tăng thêm thì sự thỏa mãn tăng thêm 0.152.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến TN (thu nhập) bằng 0.144 có giá trị sig bằng 0.026 < 5% có ảnh hưởng cùng chiều đến sự thỏa mãn của nhân viên tín dụng tại độ tin cậy 95%. Khi nhân viên tín dụng đánh giá yếu tố này tăng thêm thì sự thỏa mãn tăng thêm 0.144.

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của biến DT (đào tạo và thăng tiến) bằng 0.266 có giá trị sig bằng 0.001 < 1% có ảnh hưởng cùng chiều đến sự thỏa mãn của nhân viên tín dụng tại độ tin cậy 99%. Khi nhân viên tín dụng đánh giá yếu tố này tăng thêm thì sự thỏa mãn tăng thêm 0.266.

4.3.2.7. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Biến Beta chuẩn hóa Sig

BC: Bản chất công việc .193*** .006

RR: Rủi ro nghề nghiệp -.360*** .000

LD: Lãnh đạo .336*** .000

DN: Đồng nghiệp .152* .057

TN: Thu nhập .144** .026

DT: Đào tạo và thăng tiến .266*** .001

Hệ số xác định R2 31.3%

Ghi chú: * sig < 0.1, ** sig < 0.05, *** < 0.01

Nội dung Giả thuyết

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa thu nhập và sự

thoả mãn trong công việc Chấp nhận H1

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa bản chất công

việc và sự thoả mãn trong công việc Chấp nhận H2

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa đào tạo và cơ hội

thăng tiến và sự thoả mãn trong công việc Chấp nhận H3

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa rủi ro nghề

nghiệp và sự thoả mãn trong công việc Chấp nhận H4

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dương giữa lãnh đạo và sự

thoả mãn trong công việc Chấp nhận H5

Giả thuyết H6: Có mối quan hệ dương giữa đồng nghiệp và

sự thoả mãn trong công việc Chấp nhận H6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại huyện long điền, tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)