Cải thiện nhân tố lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại huyện long điền, tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 81 - 82)

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)

7. Kết cấu đề tài

5.2.2. Cải thiện nhân tố lãnh đạo

Bảng 5.3. Thống kê mô tả biến lãnh đạo

Biến quan sát Giá trị

trung bình Cấp trên của Anh/Chị tôn trọng và tin tưởng Anh/Chị. (LD1)

3.06 Cấp trên của Anh/Chị gần gũi và lắng nghe ý kiến nhân viên. (LD2)

3.11 Cấp trên của Anh/Chị có năng lực hướng tổ chức đến mục tiêu phát

triển chung. (LD3) 2.96

Cấp trên luôn hỗ trợ nhân viên, công bằng minh bạch. (LD4)

2.96 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)

Kết quả nghiên cứu cho thấy “Lãnh đạo” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn thứ hai (β = 0.336) đến sự thỏa mãn trong công việc trong nhóm 06 yếu tố tác động trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Giá trị trung bình của nhóm yếu tố này là 2.96. Để gia tăng Sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tín dụng thông qua nhân tố lãnh đạo, tác giả đề xuất một số hàm ý như sau:

Biến quan sát “Cấp trên của Anh/Chị tôn trọng và tin tưởng Anh/Chị” có giá trị trung bình 3.06. Để cãi thiện biến quan sát này, lãnh đạo là người truyền cảm hứng và hỗ trợ cho nhân viên làm việc. Lãnh đạo cần hiểu nhân viên cả về tâm tư tình cảm và thế mạnh của mỗi người. Việc phân phối hồ sơ, công việc lãnh đạo cần nắm rõ nhân viên để điều tiết công việc, tránh gây áp lực quá tải, áp lực chán nản cho nhân viên. Lãnh đạo cần có chính sách khen thưởng, công nhận công bằng đối với các nhân viên làm việc tốt.

Biến quan sát “Cấp trên của Anh/Chị gần gũi và lắng nghe ý kiến nhân viên” có giá trị trung bình 3.11. Để cãi thiện biến quan sát này, lãnh đạo hiểu rõ nhân viên của mình, thì lãnh đạo phải gần gũi nhân viên. Muốn như vậy phải phá vỡ rào cản,

-69-

khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới. Mô hình hoạt động một số ngân hàng cho thấy, lãnh đạo phòng và nhân viên cùng làm việc trong một phòng có không gian mở, lãnh đạo tiếp xúc trực tiếp nhân viên hàng ngày. Việc bố trí như vậy góp phần tạo sự thuận tiện trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên, tạo sự gần gũi thân mật.

Biến quan sát “Cấp trên của Anh/Chị có năng lực hướng tổ chức đến mục tiêu phát triển chung” cógiá trị trung bình 2.96. Để cãi thiện biến quan sát này, lãnh đạo cần phải có tầm nhìn hướng nhân viên vì mục tiêu chung của tổ chức.

Biến quan sát “Cấp trên luôn hỗ trợ nhân viên, công bằng minh bạch” có giá trị trung bình 2.96. Để cãi thiện biến quan sát này, lãnh đạo phải có năng lực, để hỗ trợ nhân viên trong công tác xét duyệt hồ sơ, giảm thiểu rủi ro tín dụng, vì lãnh đạo là lá chắn hạn chế các sai sót nhất là những lúc nhân viên tín dụng quá tải công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc của nhân viên tín dụng ngân hàng tại huyện long điền, tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)