Tác dụng khơng mong muốn trên huyết học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả điều trị duy trì bằng pemetrexed trong ung thư biểu mô tuyến của phổi giai đoạn IV (Trang 93 - 96)

Tác dụng phụ trên hệ tạo huyết là tác dụng phụ thường gặp của nhiều phác đồ hĩa chất, bao gồm tác dụng phụ trên các dịng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.Tác dụng khơng mong muốn này do hĩa chất ức chế tủy xương gây ra giảm các dịng tế bào máu ở ngoại vi.

Hemoglobin: Hemoglobin là yếu tố nĩi lên tình trạng thiếu máu của

người bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tơi thấy nếu tính chung thì cĩ 13/49 bệnh nhân cĩ tình trạng thiếu máu, chiếm 26,5%. Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu độ I và độ II lần lượt là 24,5% và 2%, khơng cĩ bệnh nhân nào thiếu máu độ III, độ IV. Theo dõi trong quá trình điều trị, tỷ lệ thiếu máu giảm dần theo số chu kỳ điều trị. Những bệnh nhân thiếu máu được chăm sĩc nâng đỡ về thể trạng, sử dụng các thuốc kích thích tạo hồng cầu, khơng cĩ bệnh nhân phải truyền máu trong quá trinh điều trị. Mức độ thiếu máu của các bệnh nhân trong các nghiên cứu cĩ sự khác nhau. Theo Pankaj và cộng sự (2016), tỷ lệ thiếu máu chiếm 13,3%, trong đĩ thiếu máu độ I, độ II lần lượt là 5%, 3,3%, cĩ 5% bệnh nhân thiếu máu độ III/IV [43]. Trong nghiên cứu paramount (2013) tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu là 20,9%, thiếu máu độ I, độ II, độ III lần lượt là 4,2%, 10 %, 6,7% [62]. Trong nghiên cứu của Karayama và cộng sự (2013) so sánh điều trị duy trì pemetrexed và docetacel, kết quả thiếu máu độ I/II, độ III/IV trong nhánh pemetrexed lần lượt là 52% và 12% thấp hơn so với độ I/II và III/IV trong nhánh docetacel với các giá trị tương ứng là 56% và 18%, cũng trong nghiên cứu này đã chỉ ra độc tính huyết học độ III hoặc độ IV thường gặp hơn ở nhánh điều trị duy trì docetacel (80%) so với nhánh điều trị duy trì pemetrexed (20%, p=0,0001)[54].

Tỷ lệ thiếu máu trong nghiên cứu của chúng tơi khá cao, tuy nhiên khơng cĩ bệnh nhân nào thiếu máu độ III, IV cĩ thể trong nghiên cứu của chúng tơi gồm các bệnh nhân cĩ thể trạng tốt (PS=0 và 1), những bệnh nhân cĩ tiền sử thiếu máu được sử dụng các thuốc kích thích tạo máu trong quá trình điều trị.

Suy giảm huyết sắc tố khơng chỉ đơn thuần do tác dụng phụ của hĩa chất mà cịn đến từ tình trạng thiếu dinh dưỡng do chán ăn, do các triệu chứng của giai đoạn muộn tạo ra gánh nặng mà bệnh nhân phải chịu đựng. Điều này đặt ra vấn đề chăm sĩc dinh dưỡng ở những bệnh nhân ung thư là hết sức cần thiết. Bác sỹ ung thư cần kịp thời phát hiện những triệu chứng, cĩ biện pháp giảm thiểu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Bạch cầu: Bạch cầu là loại tế bào cĩ tốc độ phân chia nhanh dễ bị tác

động bởi hĩa chất. Qua nghiên cứu của chúng tơi thấy 10,2% bệnh nhân cĩ hạ bạch cầu, trong đĩ hạ độ I là 8,2%, độ II là 2% và khơng cĩ bệnh nhân nào hạ bạc cầu độ III/IV. Hạ bạch cầu trung tính gặp ở 14,2% bệnh nhân, trong đĩ hạ bạch cầu trung tính độ I, II, III lần lượt là 10,2%; 2%; 2%. Bệnh nhân hạ bạch cầu trung tính độ III đã được sử dụng thuốc kích tăng trưởng bạch cầu nên khơng cĩ trường hợp nào phải ngưng điều trị. Chúng tơi khơng ghi nhận trường hợp nào sốt hạ bạch cầu trong nghiên cứu. Theo Pankaj và cộng sự (2016) tỷ lệ hạ bạch cầu trung tính là 10%, trong đĩ hạ độ I, II, III đều bằng nhau và bằng 3,3% [43]. Trong nghiên cứu Ciuleanu và cộng sự (2009) hạ bạch cầu trung tính xảy ra ở 3% bệnh nhân [46]. Trong nghiên cứu của Pujol và cộng sự(2014), tỷ lệ hạ bạch cầu là 5,3; trong đĩ hạ bạch cầu độ I, độ II lần lượt là 1,4%; 1,7%, hạ bạch cầu độ III gặp ở 2, 2% bệnh nhân [81]. Nghiên cứu Karayama và cộng sự (2013) đã so sánh điều trị duy trì pemetrexed với điều trị duy trì docetacel cho thấy các độc tính huyết học, nhất là các độc tính độ III/IV của hạ bạch cầu trong nhánh điều trị docetacel cao hơn gấp 3 lần so với nhánh điều trị duy trì pemetrexed, nghiên cứu này cũng gợi ý lựa chọn pemetrexed trong điều trị duy trì là một sự lựa chọn an tồn và hiệu quả cho UTPKTBN, khơng vảy giai đoạn muộn [54].

Tĩm lại, khi nghiên cứu về tác dụng phụ khi điều trị duy trì pemetrexed trên dịng bạch cầu chúng tơi thấy tỷ lệ hạ bạch cầu khá tương đồng ở các nghiên cứu, mức độ chỉ là nhẹ hoặc trung bình.

như: xuất huyết dưới da, niêm mạc, nội tạng và đặc biệt là xuất huyết não, cĩ thể dẫn đến tử vong cho người bệnh. Ở nghiên cứu của chúng tơi, gặp 2% bệnh nhân hạ tiểu cầu, tất cả đều hạ độ I. Các nghiên cứu khác về điều trị duy trì pemetrexed điều cho thấy hạ tiểu cầu ít khi xảy ra và phần lớn độc tính đều ở mức thấp. Trong nghiên cứu paramount (2013) hạ tiểu gặp ở 4,1% bệnh nhân, độ I/II gặp ở 2,2%, độ III/IV gặp ở 1,9% [7]. Nghiên cứu Pankaj và cộng sự (2013) ghi nhận cĩ 2 bệnh nhân hạ tiểu cầu chiếm 3,3%; trong đĩ 1 bệnh nhân hạ tiểu cầu độ I và 1 bệnh nhân hạ tiểu cầu độ III [43]. Nhìn chung điều trị duy trì pemetrexed là khá an tồn, độc tính lên dịng tiểu cầu xảy ra với tần số thấp.

Khi so sánh 2 tác nhân hĩa trị được sử dụng để điều trị duy trì: pemetrexed và gemcitabin tỷ lệ độc tính mức độ thấp của thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính và giảm tiểu cầu quan sát thấy ở pemetrexed đều thấp hơn so với báo cáo về gemcitabin [34], [62]. Nghiên cứu của Karayama (2013) đã so sánh đối đầu giữa điều trị duy trì pemetrexed với điều trị duy trì docetacel trên những bệnh nhân UTPKTBN, khơng vảy đã đạt được kiểm sốt bệnh sau 4 chu kỳ pemetrexed- carboplatin, kết quả cho thấy khơng cĩ sự khác biệt về PFS nhưng tỷ lệ độc tính huyết học trong nhánh duy trì pemetrexed thấp hơn nhiều so với nhánh docetacel [54].

Trong nghiên cứu của chúng tơi khơng cĩ BN nào phải ngừng điều trị vì tác dụng phụ trên hệ tạo huyết. Và cĩ thể thấy rằng tác dụng phụ trên hệ tạo huyết khi điều trị pemetrexed duy trì là nhẹ và thấp hơn so với các phác đồ đơn chất khác.

4.3.2. Tác dụng khơng mong muốn ngồi hệ tạo huyết

Trong nghiên cứu của chúng tơi các tác dụng khơng mong muốn ngồi hệ tạo huyết bao gồm tăng men gan gặp ở 9/49 bệnh nhân, chiếm 18,3%, trong đĩ tăng men gan độ I gặp ở 8/49 (16,3%) bệnh nhân, độ II gặp ở 1/49 (2%) bệnh nhân, khơng cĩ bệnh nhân nào tăng men gan độ 3 và độ 4, tăng creatinin và tăng ure chỉ gặp độ I với các giá trị tương ứng là 4,1% và 2%, khơng cĩ bệnh nhân nào tăng bilirubin. Trong nghiên cứu pankaj và cộng sự

(2016) tăng men gan gặp ở 2/60 bệnh nhân, chiếm 3,3 %, tất cả đều độ I. Độc tính trên thận gặp ở 5% bệnh nhân, trong đĩ độ I và độ III lần lượt là 3,3% và 1,7% [43]. Trong nghiên cứu Paramount (2013), tăng men gan gặp ở 2,5% bệnh nhân, tất cả đều độ I, độ II. Tăng Creatinin gặp ở 2,8% bệnh [7]. Trong nghiên cứu của Karayama và cộng sự (2013) nhánh điều trị duy trì pemetrexed tỷ lệ tăng men gan 32%, Độ I/II là 24%, độ III/IV là 8%. Độc tính trên thận được báo cáo ở 12% bệnh nhân, tất cả đều độ I [54].

Như vậy, tác dụng phụ trên gan, thận đều gặp với những tỉ lệ thấp và đa số là ở độ I/II. Hầu hết các trường hợp gặp tác dụng phụ đều cĩ thể khắc phục bằng thuốc hỗ trợ mà khơng ảnh hưởng đến liều trình điều trị. Với những hiệu quả mang lại và tính an tồn của nĩ thì pemetrexed là một trong những lựa chọn tốt trong điều trị duy trì cho bệnh nhân ung thư biểu mơ tuyến sau khi đạt được kiểm sốt bệnh với phác đồ với bộ đơi cĩ platinum.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả điều trị duy trì bằng pemetrexed trong ung thư biểu mô tuyến của phổi giai đoạn IV (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)