Về tuổi: Trong 49 bệnh nhân nghiên cứu, Tuổi trung bình là 56,71,4, nhĩm tuổi hay gặp nhất 50-59 chiếm 53,1%, tỷ lệ bệnh nhân trên 50 tuổi chiếm 85,7%, bệnh nhân trẻ nhất 26 tuổi, bệnh nhân cao tuổi nhất 75 tuổi. Tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ mắc UTP, vì tuổi phản ánh quá trình tích lũy thời gian tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư.
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tơi tương đương với các nghiên cứu về điều trị UTPKTBN giai đoạn muộn đã cơng bố. Tác giả Ciuleanu và CS (2009) nghiên cứu trên 441 bệnh nhân giai đoạn IIIB-IV, điều trị duy trì chuyển đổi pemetrexed, tuổi trung bình là 60,5 [36]. Nghiên cứu Paramount (2013) 359 bệnh nhân điều trị duy trì liên tục pemetrexed, tuổi trung bình là 61 [37].Theo L.T.Hà (2017) nghiên cứu trên 79 bệnh nhân ung thư phổi (UTP) giai đoạn IV điều trị hĩa chất bước 1 pemetrexed- carboplatin, tuổi trung bình là 58,8 tuổi, nhĩm tuổi 51- 60 chiếm 45,6% [40]. Nghiên cứu của tác giả P. V. Trường (2013) cũng cho kết quả tương tự với tuổi trung bình là 56,1; độ tuổi trên 50 chiếm 78% [41]. Theo Scagliotti và CS (2008) nghiên cứu trên 1.725 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IIIB-IV, độ tuổi trung bình là 61 tuổi [42]. Trong nghiên cứu của Pankaj và cộng sự (2016) 60 bệnh nhân UTPKTBN, khơng vảy giai đoạn muộn điều trị duy trì pemetrexed, tuổi trung bình là 57 tuổi [43].
Về giới: Trong nghiên cứu của chúng tơi cĩ 39/49 bệnh nhân nam (chiếm 79,6%), 10/49 bệnh nhân nữ (chiếm 20,4%). Tỷ lệ nam/nữ = 3,9 /1.
Theo số liệu ghi nhận về ung thư trên thế giới, tỷ lệ mắc UTP ở nam cao hơn nữ, do nam giới cĩ nhiều yếu tố nguy cơ hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc UTP ở nam ngày càng cĩ xu hướng giảm xuống trong khi tỷ lệ mắc bệnh và tử vong
ở nữ giới lại cĩ xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam, trước năm 1994, tỷ lệ mắc nam/nữ khoảng 8/1, hiện nay tỷ lệ này chỉ cịn 4/1 [44], [45]. Trong nghiên cứu của chúng tơi tỷ lệ nam/nữ khá tương đồng với tỷ lệ này. Tỷ lệ nam/ nữ trong một số nghiên cứu nước ngồi cĩ thiết kế nghiên cứu giống chúng tơi cĩ sự khác nhau. Trong nghiên cứu Paramount (2013) nam chiếm 56%, nữ chiếm 44% [37]. Trong nghiên cứu Pankaj cà cộng sự (2016) nam chiếm 61,6%, nữ chiếm 38,4% [43]. Trong hai nghiên cứu này tỷ lệ nam/ nữ thấp hơn nghiên cứu của chung tơi, nhưng nhìn chung nam giới vẫn là đối tượng mắc nhiều hơn.Trong nghiên cứu Ciuleanu và cộng sự (2009) nam chiếm 73%, nữ chiếm 27%, khá tương đồng với nghiên cứu của chúng tơi[46].