Hoàn thiện tổ chức thực hiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ giai đoạn 2019 2023 (Trang 104 - 111)

Căn cứ đề xuất giải pháp: Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai là một giải

pháp quan trọng, Tuy nhiên, đó là cơ sở lý thuyết, còn việc tổ chức thực hiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai là một vấn đề cấp bách, mà chúng ta cần phải thực hiện.

Nội dung của giải pháp: Để tổ chức thực hiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai

một cách hoàn thiện và hiệu quả cần có những giải pháp sau: Thứ nhất: Áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý đất đai

Khai thác khoa học, hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đất đai. Khi sử dụng đất nhất là đất có khả năng sản xuất hạn chế thì việc khai thác triển để quỹ đất tự nhiên và sử dụng đất tiết kiệm, đúng mục đích, đủ nhu cầu, hiệu quả và bền vững mang ý nghĩa thiết thực quan trọng trong việc sử dụng đất.

Đối với đất sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu chủ động, góp phần thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Với diện tích đất có hạn, trong khi dân số và nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, việc mở rộng phát triển quy mô diện tích đất là cần thiết, nhưng không thể tăng thêm vô hạn. Để tạo điều kiện cải thiện đời sống sinh hoạt, ăn, ở và làm việc của người dân, việc tận dụng triệt để phát triển chiều cao không gian, hạn chế mở rộng diện tích, góp phần tiết kiệm sử dụng đất.

Sử dụng nguồn tài nguyên đất cần phải tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. chuyển mục đích sử dụng đất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo đạt hiệu quả ba chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.

Thứ 2: Xây dựng chương trình kế hoạch, mục tiêu quản lý nhà nước về đất đai

Quản lý nhà nước về đất đai là một hoạt động quản lý mang tính thường xuyên và liên tục. Vì vậy muốn thực hiện quản lý tốt ngoài những giải pháp trên, huyện Đoan Hùng cần xây dựng chương trình kế hoạch quản lý nhà nước về đất đai hàng năm, 5 năm, 10 năm, để sử dụng hợp lý các công cụ quản lý, thống nhất phối hợp các biện pháp quản lý. Nội dung quản lý thể hiện được ba vấn đề:

Một là, mục tiêu quản lý đất đai phải rõ ràng, cụ thể, và dự kiến các tình huống có thể xảy ra.

Hai là, Hệ thống theo dõi đánh giá giám sát kết quả thực hiện trong các giai đoạn quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Ba là, Công cụ và phương pháp quản lý bao gồm: các chế độ chính sách, kỹ thuật, vốn, nguồn nhân lực, và chế độ báo cáo.

Ba nội dung này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mục đích của việc xây dựng chương trình kế hoạch quản lý nhà nước về đất đai phải thực hiện đúng mục tiêu đã định, nếu trong quá trình thực hiện có thay đổi có thể điều chỉnh, bổ sung kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn huyện.

Thứ ba: Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị đầy đủ và hiện đại nhằm tổ chức thực hiện tốt nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

Điều kiện để thực hiện giải pháp: Cũng như các giải pháp trên, cần có sự chỉ đạo của

chính quyền địa phương, sự phối hợp của các cấp các ngành có liên quan. Đặc biệt là là quá trình sử dụng đất của chủ sử dụng đất, sử dụng hợp lý, hiệu quả, thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình với Nhà nước.

Dự kiến kết quả mang lại của giải pháp: Thực hiện tốt được nội dung này, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã cơ bản được hoàn thiện, nhằm ổn định an ninh trật tự, góp phần phát triển kinh tế của huyện nhà.

Kết luận chương 3

Nội dung chương 3, đầu tiên tác giả đã trình bày quan điểm định hướng công tác quản lý nhà nước về đất đai, tiếp đó là cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai. Phần chính của chương, tác giả đã đưa ra 6 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng đó là: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và thông tin đất đai; Tăng cường quản lý cán bộ và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất đai; Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về đất đai; Hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước về đất đai; Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai; cuối cùng là hoàn thiện tổ chức thực hiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Đoan Hùng là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, bao gồm có 27 xã và 01 thị trấn. Có tổng diện tích tự nhiên là 30.285,22ha, dân số 110.500 người. Địa bàn huyện có hai quốc lộ chạy qua là quốc lộ 2 và quốc lộ 70, thuận lợi cho giao lưu kinh tế, xã hội của huyện. Nền kinh tế của huyện có bước phát triển đáng kể, đời sống của nhân dân tương đối khá so với mặt bằng chung trong toàn tỉnh. Diện tích sử dụng đất được phân bố và đưa vào sử dụng đúng mục đích phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Qua nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2019-2023 trên địa bàn huyện Đoan Hùng” cho thấy công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện đã đạt kết quả vượt bậc, cụ thế:

Đối với công tác cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn huyện. Cấp huyện có phòng Tài nguyên và Môi trường gồm 05 cán bộ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gồm 03 biên chế và 08 cán bộ hợp đồng, tất cả đều có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. Cấp xã, mỗi xã đều có 1 hoặc 2 cán bộ địa chính. Đặc biệt trong những năm gần đây không có cán bộ nào bị vi phạm kỷ luật.

Đối với công tác khảo sát đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Hiện tại trên địa bàn huyện có 10 xã có bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập theo kỳ kiểm kê đất đai và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập theo kỳ quy hoạch sử dụng đất, hai loại bản đồ này mới lập và độ chính xác cũng tương đối cao.

Đối với công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cũng mang lại nguồn thu ngân sách tương đối lớn cho huyện.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tính đến 31/12/2018, toàn huyện đã cấp đạt 92,43 so với số cần cấp, đây là con số tương đối cao.

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện thường xuyên, số liệu cũng tương đối chính xác.

Việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, trong 3 năm nghiên cứu, toàn huyện đã thực hiện 15.230 trường hợp thực hiện các quyền như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp…

Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo đã được huyện quan tâm sát sao hơn, các vụ việc hạn chế, giải quyết dứt điểm, hợp tình, hợp lý và theo quy định của pháp luật.

Tuy kết quả như trên, nhưng vẫn còn những hạn chế, và tác giả đã đưa ra những giải pháp cụ thể trong luận văn nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng trong giai đoạn tới.

2. Kiến nghị

2.1 Kiến nghị với UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ quan tâm sát sao hơn nữa đến huyện Đoan Hùng, đặc biệt là ngành Tài nguyên và Môi trường, vì đất đai là vấn đề rất nhạy cảm.

Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đất đai, Nghị định, thông tư mới, để có thể thực hiện thống nhất từ trên xuống cơ sở.

Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ để nâng cao trình độ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của cán bộ ngành Tài nguyên môi trường.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc công tác quản lý nhà nước của cấp huyện, cấp xã, kiểm tra việc sử dụng đất của chủ sử dụng đất, nếu phát hiện hành vi vi phạm phải xử lý nghiêm minh.

kiến nghị UBND tỉnh bổ sung thêm biên chế cho phòng Tài nguyên và Môi trường, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Đầu tư nguồn kinh phí để thực hiện công tác đo đạc địa chính chính quy, hướng tới quản lý hồ sơ địa chính dạng số.

2.2 Kiến nghị với UBND huyện Đoan Hùng

UBND huyện Đoan Hùng quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng cho ngành Tài nguyên và Môi trường.

UBND huyện chỉ đạo các phòng ban liên quan cùng phối hợp với cơ quan Tài nguyên và môi trường giải quyết các nội dung quản lý đất đai có liên quan như bồi thường giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai, khiếu nại tố cáo, khiếu kiện đông người…

Tăng cường luân chuyển cán bộ địa chính các xã, thị trấn để đảm bảo công bằng và minh bạch hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Khắc Thái Sơn, Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai, NXB nông nghiệp Hà Nội, 2007.

[2] Nguyễn Đình Bồng, Quản lý đất đai ở Việt Nam 1945-2010, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012.

[3] Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đất đai năm 2003,

Nhà xuất bản Hồng Đức, 2003.

[4] Trần Thị Thu Lương, “Kinh nghiệm để quản lý đất đô thị của Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam, Hội thảo Hàn Quốc”, 2008.

[5] Nguyễn Trung Tuấn, “Kinh nghiệm quản lý đất đai một số nước trên thế giới và vấn đề đối với Việt Nam”, truy cập ngày 10/11/2016 tại

http://www.vusta.vn/vi/news/thong-tin-su-kien-thanh-tuu-KH-CN/kinh-nghiem-quan- ly-dat-dai-mot-so-nuoc-tren-the-gioi-va-van-de-doi-voi-vietnam-35616.html , 2016. [6] Cao Thị Thúy, “Đánh giá tình hình quản lý đất đai và sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng”, Luận văn thạc sĩ quản lý đất đai, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2013.

[7] Nguyễn Đình Bồng, Mô hình quản lý đất đai hiện đại một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014.

[8] Nguyễn Đức Khả, Lịch sử quản lý đất đai, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội, 2003.

[9] Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai”, 2012.

[10] Nguyễn Thúc Bảo, “Sơ lược về lịch sử địa chính và địa chính Việt Nam”, tạp chí Quản lý ruộng đất, 1985.

[11] Phạm Tiến Phúc, “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”, luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, trường Đại học Thái Nguyên, 2012.

[12] Trịnh Thành Công, “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành Phố Hà Giang”, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, trường Đại học Quốc Gia, Hà Nội, 2015. [13] y ban nhân dân huyện Đoan Hùng, “Báo cáo kinh tế xã hội năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019”, 2018.

[14] Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đoan Hùng, “Báo cáo thống kê đất đai”, 2018.

[15] Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đoan Hùng, “Báo cáo công tác tài nguyên và Môi trường các năm 2015, 2016, 2017, 2018”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ giai đoạn 2019 2023 (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)