Trong thời gian qua, chủ chương đường lối của Đảng, cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước về đất đai luôn đúng đắn và sáng tạo. đất đai là một loại hàng hóa đặc biệt, góp phần tăng thu ngân sách hàng năm cho nhà nước thông quan nhiều hình thức như giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất, thuế thu từ chuyển quyền sử dụng đất…. Việc giao nông nghiệp ổn định lâu dài cho hộ gia đình cá nhân giải quyết được vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu một phần. Việc giao đất cho nhân dân trồng rừng tạo điều kiện cho họ toàn quyền quyết định việc sử dụng trên mảnh đất ấy, góp phần ổn định lâu dài, giúp họ phát triển kinh tế theo thế mạnh của mình. Tuy nhiên, quan hệ đất đai luôn biến đổi để đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy Nhà nước phải có những quan điểm quản lý đúng đắn phù hợp với sự thay đổi đó.
3.1.1.1Quan điểm kết hợp giữa quyền sở hữu, quyền sử dụng và đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất cả nước
Theo Hiến pháp năm 1992, Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Đất đai là kết quả của quá trình chế ngự thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nhân dân ta đã đổ biết bao sức lực, xương máu để giữ gìn từng tấc đất. Vì vậy, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước là người quản lý toàn bộ đất đai, chủ sở hữu đất đai, có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt số phận pháp lý của đất đai. Sự kết hợp giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng chính là sự gắn bó thống nhất giữa hai quyền này. Sự kết hợp giữa hai quyền này tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức kinh tế sử dụng đất ổn định và lâu dài bằng hình thức giao đất. Bên cạnh đó nhà nước cho thuê đất, thu hồi đất. Người sử dụng đất được nhà nước đảm bảo bằng luật pháp và còn cho họ quyền và nghĩa vụ, từ đó thúc đẩy họ sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.
Nhà nước dùng quyền lực của mình để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đất đai, Nhà nước quản lý đất đai thông qua hệ thống văn bản pháp luật (Luật đất đai, nghị định, thông tư…). Quyền quản lý tập trung thống nhất từ Trung Ương đến địa phương thông qua công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất để điều chỉnh sử dụng đất đai phù hợp với từng địa phương, đồng thời Nhà nước giao quyền cho các địa phương, các ngành thực hiện phân cấp để thực hiện Luật một cách linh hoạt và sáng tạo.
3.1.1.2Quan điểm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và minh bạch
Như chúng ta đã biết, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, đại diện chủ sở hữu là Nhà nước, nên phải thống nhất quản lý đất đai một cách đồng bộ, thống nhất và minh bạch từ trung ương đến địa phương.
Để công tác quản lý đất đai thực hiện tốt thì công tác quản lý phải triển khai đồng bộ và đảm bảo tính hệ thống trong quá trình thực hiện nội dung. Từ việc ra quyết định của cơ quan quản lý cấp trên đến cơ quan cấp dưới, các cơ quan liên quan khác.
Khi ban hành các văn bản không được chồng chéo, và dễ áp dụng thực tế. Nếu văn bản mà tính pháp lý chưa cao hoặc mâu thuẫn thì phải sửa đổi, bổ sung cho hợp lý. Hoặc nội dung quy định về quản lý hay hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên môn, quản lý hành chính phải nhất quán với nhau, để giúp cho công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn.
3.1.1.3Quan điểm kết hợp quản lý đất đai với vấn đề bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội
Khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phát triển, vấn đề quản lý đất đai đặt ra là quản lý có hiệu quả việc sử dụng đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Đó là vấn đề lớn đối với các cơ quan chức năng đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.
Bất kỳ một hoạt động nào của con người cũng làm cho môi trường bị biến đổi, chất thải công nghiệp, lạm dụng chất hóa học, xác động vật, ô nhiễm đất…. Những vấn đề này làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng. hủy diệt môi trường sống, đặc biệt làm ảnh hưởng đế sức khỏe con người. Không khí ô nhiễm do các phương tiện giao thông, khói bụi từ các nhà máy, khu công nghiệp… làm cho môi trường sinh thái
mất cân bằng. Nguồn nước cạn kiệt và ô nhiễm. Đất đai được khai thác bừa bãi, làm biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái dẫn đến nhiều thiên tai. Từ những thách thức đó, chúng ta cần phải khai thác, giữ gìn đất đai, chăm sóc bảo vệ rừng, nguồn nước… Vì vây, phải có kế hoạch sử dụng đất hợp lý khoa học. Trong quá trình sử dụng kết hợp các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.