Căn cứ đề xuất giải pháp: Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật có thể
pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực để triển khai phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Đặc biệt năm 2012 Quốc Hội đã thông qua Luật phổ biến giáo dục pháp luật và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Tuy nhiên một số địa phương trong đó có Đoan Hùng, hiện nay công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đặc biệt về pháp luật và thông tin đất đai vẫn chưa được quan tâm đúng mức hoặc tổ chức thực hiện nhưng còn mang tính hình thức, đối phó, vẫn còn hiện tượng giao khoán trực tiếp cho cán bộ làm công tác tuyên truyền. Với “một rừng” những văn bản luật đất đai được ban hành trong thời gian qua đã làm cho nhân dân trên địa bàn huyện khó được tiếp cận, hoặc tiếp cận nhưng hiểu biết ở một mức độ còn hạn chế nên vẫn còn các hiện tượng vi phạm pháp luật của cán bộ, tranh chấp đất đai của người sử dụng đất, các vụ án liên quan đến đất đai còn nhiều… Từ đó dẫn đến các hiện tượng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là sự phát triển kinh tế xã hội.
Nội dung đề xuất giải pháp: Để khắc phục tình trạng trên, cần có giải pháp và phải xác
định coi công tác phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên thực hiện hàng đầu nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân, tạo động lực cho phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Từ đó đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để thực hiện một cách cụ thể, thiết thực, sát với điều kiện thực tế của địa phương, cụ thể:
Một là, cần phát huy tốt vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đối với công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng, do vậy phải có sự quan tâm, chỉ đạo từ khâu xây dựng kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện để đưa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vào nề nếp. Đồng thời xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật từ khi mới phát sinh.
Hai là huyện cần có một khoản kinh phí phù hợp để hỗ trợ cho các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để đảm bảo cho các hoạt động này đạt hiệu quả cao; cần tranh thủ sự hỗ trợ về kinh phí của các tổ chức, cá nhân quan tâm đến các
sơ, tổng kết để đánh giá lại những việc đã làm được, chưa làm được, đề ra phương hướng giải pháp và xác định nội dung tuyên truyền cho những năm sau. Bên cạnh đó kịp thời khen thưởng những tổ chức cá nhân làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai; phê bình, nhắc nhở những tổ chức, cá nhân thực hiện chưa nghiêm. Kịp thời thay thế những cán bộ còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn hoặc không nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ.
Ba là, tổ chức các hoạt động tuyên truyền Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn cho từng đối tượng cụ thể bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, kết hợp nhiều loại hình tuyên truyền như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức ngày pháp luật, tọa đàm lồng ghép thông qua sinh hoạt chi bộ, phát tài liệu tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, chuyên viên chuyên trách, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Lựa chọn các nội dung tuyên truyền liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người dân như quy định pháp luật dân sự về các loại hợp đồng liên quan đến đất đai, về tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất, về di chúc thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất, về chuyển giao quyền sở hữu là quyền sử dụng đất, ý nghĩa của việc đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Tuyên truyền với phương châm mỗi người dân trong cộng đồng dân cư là một tuyên truyền viên, thực hiện tốt các hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật lưu động, hòa giải các tranh chấp nhỏ ngay tại cơ sở. Mô hình sinh hoạt “Ngày pháp luật” nên được triển khai rộng rãi, triển khai nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam (09/11).
Bốn là, thường xuyên xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ nguồn nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đất đai. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên có kỹ năng truyền đạt, am hiểu đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước có tâm huyết, nhiệt tình tham gia công tác này.
thức, nội dung được triển khai thực hiện trên cơ sở bám sát định hướng chỉ đạo về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin đất đai của cấp trên, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù của từng đơn vị, địa phương, cộng đồng dân cư, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, người dân nhất là người dân vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng đặc thù thuận lợi cho việc tiếp cận tìm hiểu pháp luật.
Sáu là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác có hiệu quả các văn bản pháp luật cập nhật, lưu trữ trên mạng tin học của Chính phủ; xây dựng và đưa vào sử dụng rộng rãi các cơ sở dữ liệu pháp luật điện tử… đế đáp ứng yêu cầu của công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin đất đai trong giai đoạn hiện nay. Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin đất đai thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của các cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao ý thức tự giác, hình thành nhân cách và từng bước hình thành văn hóa pháp lý trong nhân dân.
Bẩy là, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin đất đai nhằm thu hút các nguồn lực xã hội, khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp và cá nhân tích cực tham gia. Tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra, theo dõi việc thực hiện, nhân rộng mô hình này, cách làm hiệu quả và quan tâm đầu tư kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho công tác này.
Điều kiện để thực hiện giải pháp: Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương
cần có sự phối hợp chặt chẽ và trú trọng tới công tác tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và người sử dụng đất. Thường xuyên tuyên truyền định kỳ hàng quý, hàng tháng, hàng tuần trên các phương tiện thông tin: Trang thông tin của huyện, đài phát thanh của huyện, xã, phát tờ rơi…
Dự kiến kết quả của giải pháp mang lại: Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật đến mọi tầng lớp trong xã hội sẽ nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của từng người dân, đảm bảo điều kiện cho họ có thể tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình; Đồng thời trang bị cho người cán bộ làm công tác quản lý, phụ
công vụ đúng quy định pháp luật, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.