Đào tạo nhân lực là vấn đề cốt lõi để thực hiện quản lý. Tuy nhiên, việc thực hiện công việc này đòi hỏi phải có nguồn kinh phí. Khi nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao và ổn định tạo ra được giá trị sản phẩm lớn từ đó đầu tư đào tạo nguồn nhân lực. Hoặc khi một nền kinh tế phát triển sẽ kích thích sự phát triển của khoa học công nghệ, kích thích sự phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động xã hội… giúp cho công tác quản lý được thuận lợi hơn, giảm bớt những khó khăn trong quản lý.
Khi chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước tác động rất mạnh đến quản lý và sử dụng đất. Trong phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn huyện Đoan Hùng, từ khi chưa đổi mới thì hầu hết đều sống dựa vào nông nghiệp.… còn công nghiệp - dịch vụ - thương mại vẫn còn nhỏ lẻ chưa phát triển. Diện tích đất chủ yếu tập trung để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Nhưng từ khi thực hiện đổi mới đối với nền kinh tế, cơ cấu kinh tế cũng đã chuyển đổi sang hướng nông - công nghiệp - dịch vụ. Đó là một điều tốt vì kết quả của sự chuyển dịch đã đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng sự chuyển dịch cơ cấu như vậy đã tác động tới quỹ đất của huyện. Diện tích đất nông nghiệp đã được lấy đi một phần không nhỏ để sử dụng cho sản xuất công nghiệp như các khu tiểu thủ công nghiệp, sản xuất gạch ngói đồ gốm, vật liệu xây dựng… cho nên diện tích đất nông nghiệp giảm và nó tác động tới nguồn lương thực cho người dân.
Quá trình đổi mới kinh tế cho nên vấn đề sử dụng đất cũng biến động vì vậy không thể áp dụng mô hình quản lý cũ được. Việc Cơ sở hạ tầng được đầu tư mở mang đô thị đã làm cho giá đất tăng lên. Khi có một con đường mới thì giá trị cho các lô đất hai bên đường tăng cao. Hoặc đất nông nghiệp nếu chỉ sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì giá đất sẽ rất thấp, nhưng khi chuyển sang mục đích phục vụ cho phát triển đô thị thì giá đất đã tăng gấp nhiều lần so với trước. Nhất là ở các khu trung tâm có hoạt động kinh tế buôn bán sầm uất thì giá đất đã tăng lên gấp nhiều lần so với trước kia. Từ những phân tích trên cho chúng ta thấy yếu tố kinh tế có tác động mạnh đến quản lý sử dụng đất, đến giá trị của đất nhất là trong sự phát triển kinh tế với nhịp độ cao như hiện nay.