2.3.5.1Công tác giao đất
* Giao đất
- Công tác giao đất nông nghiệp
Bảng 2.7 Kết quả giao đất nông nghiệp huyện Đoan Hùng
Đơn vị: ha STT Mục đích sử dụng đất Mã Tổng diện tích Hộ gia đình, cá nhân UBND cấp xã (UBS) Tổ chức kinh tế (TKT) Tổ chức khác (TKH) Đất nông nghiệp NNP 25.855,23 23.431,66 630,84 1.617,59 175,14
1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12.558,70 12.052,87 264,28 165,94 75,61
2 Đất trồng cây hàng năm CHN 5.348,21 5.084,60 143,72 90,14 29,75
3 Đất trồng cây lâu năm CLN 7.210,49 6.968,27 120,56 75,8 45,86
4 Đất lâm nghiệp LNP 12.955,35 11.075,33 350,67 1.439,09 90,26 5 Đất rừng sản xuất RSX 12.083,50 10.462,01 350,67 1.230,56 40,26 6 Đất rừng phòng hộ RPH 262,72 152,95 86,21 23,56 7 Đất rừng đặc dụng RDD 609,13 460,37 122,32 26,44 8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 339,9 302,9 15,43 12,56 9,01 9 Đất nông nghiệp khác NKH 1,28 0,56 0,46 0,26
(Nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường )
Sau khi thực hiện nghị đinh 64/CP ngày 27/09/1993 của chính phủ về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, huyện Đoan Hùng đã tiến hành giao đất nông nghiệp cho các hộ nông dân. Qua bảng 2.7 ta thấy: Diện tích đất nông nghiệp đã giao 100 và quản lý ổn định lâu dài, trong đó diện tích đất giao theo đối tượng sử dụng có 77,36 đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình cá nhân, các tổ chức kinh tế với diện tích 1.617,84 ha (chiếm 5,34 tổng diện tích đất nông nghiệp), các tổ chức khác giữ 175,14ha (chiếm 0,59 % tổng diện tích đất nông nghiệp) UBND xã quản lý với diện tích 630,84 ha ( chiếm 2,08 tổng diện tích đất nông nghiệp).
Công tác giao đất sản xuất nông nghiệp trong huyện sau thời gian dồn ghép ruộng đất có thể nói đã khá ổn định. Phần lớn ngành nông nghiệp phát triển mạnh hơn cả về năng suất và chất lượng nông phẩm, mặc dù vậy do đất nông nghiệp có số lượng lớn,
địa hình phức tạp nên vẫn tồn tại một số khu ruộng manh mún nhỏ lẻ, ảnh hưởng tới quá trình cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá cũng như thu hoạch...Tình trạng đất suy giảm chất lượng (khô hạn, chua hoá, ô nhiễm) ngày càng gia tăng. Trước thực trạng đó trong thời gian tới, UBND huyện cần ưu tiên sử dụng đất cho đất sản xuất nông nghiệp, đầu tư hơn nữa vào hệ thống cơ sở hạ tầng để công việc canh tác của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn.
Công tác giao đất lâm nghiệp:
Là một huyện miền núi diện tích rừng trong huyện chiếm một số lượng khá lớn. Ngoài khu vực quản lý của UBND các xã, huyện Đoan Hùng cũng giao đất rừng cho hộ gia đình, cá nhân... sử dụng thời gian 50 năm. Diện tích đất lâm nghiệp được giao chủ yếu cho hộ gia đình sử dụng với diện tích 11.075,33 ha (chiếm 36,57 tổng diện tích đất lâm nghiệp), các tổ chức kinh tế sử dụng với diện tích 1.432,09 ha ( chiếm 4,74 tổng diện tích lâm nghiệp). Tổ chức khác 90,26ha, (chiếm 0,31 tổng diện tích đất lâm nghiệp),
Công tác giao đất nuôi trồng thủy sản: Hộ gia đình cá nhân 302,9 ha (chiếm 1 tổng số diện tích đất nuôi trồng thủy sản), UBND xã 15,43 ha (chiếm 0,05 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản), tổ chức kinh tế 12,56 ha (chiếm 0,04 diện tích đất nuôi trồng thủy sản), tổ chức khác 9,01ha, chiếm 0,03 .
Đất nông nghiệp khác: Hộ gia đình cá nhân là 0,56 ha, UBND xã là 0,46 ha, tổ chức khác là 0,26ha.
- Công tác giao đất ở:
Dân số ngày càng tăng lên, nhu cầu đất ở luôn là mối quan tâm của các chủ sử dụng và những người có nhu cầu sử dụng đất, trước thực trạng đó UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện công tác giao đất ở trên địa bàn huyện với mục tiêu nhanh chóng đạt hiệu quả cao. Được thể hiện cụ thể ở bảng 2.8.
Bảng 2.8 Kết quả thực hiện giao đất cho hộ gia đình, cá nhân huyện Đoan Hùng giai đoạn 2015-2018
Năm Chỉ tiêu
Giao đất ở Đấu giá đất Tổng
cộng (ha) Diện
tích Số ô thu (1000đ) Số tiền đã Diện tích Số ô Số tiền đã thu (1000đ) (ha) (ha) Năm 2015 Kế hoạch 1 85 4.000.000 0,3 20 5.000.000 2,3 Thực hiện 0,58 21 1.092.000 0,58 Năm 2016 Kế hoạch 1,5 120 7.500.000 0,3 20 5.000.000 2,8 Thực hiện 1,02 45 2.835.000 1,02 Năm 2017 Kế hoạch 1,5 120 7.500.000 0,5 35 6.000.000 3 Thực hiện 1,25 60 4.800.000 0,38 24 4.800.000 1,63 Năm 2018 Kế hoạch 0,5 50 3.500.000 0,5 50 30.000.000 1 Thực hiện 0,3 30 2.400.000 0,15 15 25.000.000 0,54
Nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đoan Hùng
Qua bảng 2.8 ta thấy :
Trong giai đoạn 2015-2018 toàn huyện Đoan Hùng đã giao đất ở cho 166 hộ với tổng diện tích là 3,24/4,5ha so với kế hoạch đầu năm,với số tiền thu được là 11,1 tỷ đồng và thông qua đấu giá đất được 0,53/1,6ha với 44 ô, số tiền thu được là 25,48 tỷ đồng. Định mức cấp đất ở mỗi xã là khác nhau, song đa số là 150-250 m2/hộ. Việc giao đất đúng vị trí và thẩm quyền được giao đã đáp ứng phần nào nhu cầu đất ở của người dân. Tuy nhiên công tác giao đất trên địa bàn huyện vẫn còn chậm, đặc biệt ở một số xã khó khăn do nhân dân trong xã không xin giao đất vì phải nộp tiền sử dụng đất nhiều. Công tác đấu giá quyền sử dụng đất chưa được quan tâm, vẫn còn nhiều địa khu đất ven đường quốc lộ, tỉnh lộ có giá trị mà chưa được đưa ra đấu giá.
Giao đất cho các tổ chức, trong giai đoạn 2015-2018 giao cho 3 tổ chức, với diện tích 0,34 ha
2.3.5.2 Công tác cho thuê đất:
Bảng 2.9 Kết quả cho thuê đất huyện Đoan Hùng giai đoạn 2015-2018
Đơn vị: ha
Mục đích sử dụng Chỉ tiêu Diện tích (ha)
Số hộ
(hộ) Thời hạn thuê đất,giao đất (năm)
Kinh tế trang trại
Kế hoạch 5 5 50
Thực hiện 4,25 04 50
Đất thương mại dịch vụ Kế hoạch 4,5 5 50
Thực hiện 3,86 3 50
Đất sản xuất kinh doanh Kế hoạch 25 40 50
Thực hiện 20,13 33 50
Tổng (Thực hiện) 28,24 40
(Nguồn:Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Đoan Hùng)
Qua bảng 2.9 cho thấy:
Giai đoạn 2015-2018 huyện Đoan Hùng cho thuê với tổng diện tích đất là 28,24 ha, trong đó cho thuê đất xây dựng kinh tế trang trại 4,25/5ha (85%); đất thương mại dịch vụ 3,86/4,5ha (86%) và đất sản xuất kinh doanh 20,13/25ha (80,52%), so với kế hoạch đề ra vẫn chưa đạt.
Trong thời gian qua nhìn chung huyện Đoan Hùng đã thực hiện tương đối tốt công tác này, thủ tục thuê đất được các đơn vị thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Việc giao đất ngoài thực địa được UBND huyện và UBND các xã, thị trấn thực hiện đúng quy trình, đền bù thỏa đáng cho các chủ sử dụng đất bị thu hồi.
Tuy nhiên, do khó khăn chung của nền kinh tế nên việc thuê đất để thực hiện sản xuất kinh doanh không đạt chỉ tiêu đề ra. Thêm nữa, hiện nay vẫn còn một số ít các đơn vị tổ chức chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật như: để hoang hoá, gây lãng phí tiềm năng đất đai, chưa thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích trái phép, tự ý xê dịch mốc giới sử dụng đất, sử dụng đất quá diện tích được giao, cho thuê.
2.3.5.3 Công tác thu hồi đất:
Trong giai đoạn 2015 – 2018, công tác thu hồi đất huyện Đoan Hùng chủ yếu nhằm mục đích phục vụ xây dựng các công trình cơ bản, công trình công cộng phục vụ an sinh xã hội.
Kết quả thu hồi đất thể hiện cụ thể bảng 2.10
Bảng 2.10 Kết quả thu hồi đất huyện Đoan Hùng giai đoạn 2015-2018
Đơn vị tính: ha
STT Loại đất bị thu hồi Tổng
Chia ra các năm Năm 2015 (ha) Năm 2016 (ha) Năm 2017 (ha) Năm 2018 (ha)
1 Đất sản xuất nông nghiệp 33,73 4,58 6,09 7,15 15,91
2 Đất trồng rừng sản xuất 9,13 0,54 0,94 1,38 6,27
3 Đất nuôi trồng thủy sản 0,08 0,08
4 Đất bằng chưa sử dụng 2,26 0,06 2,20
Tổng 45,2 5,12 7,03 8,67 24,38
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Đoan Hùng, 2018)
Qua bảng 2.10 cho thấy: Diện tích đất đã thu hồi của huyện Đoan Hùng từ năm 2015 đến năm 2018 là 45,2 ha bao gồm 33,73 ha đất sản xuất nông nghiệp chiếm 74,62% tổng diện tích đất bị thu hồi, đất trồng rừng sản xuất là 9,13ha chiếm 20,19 , đất chưa sử dụng là 2,26 ha 5,19 tổng diện tích đất bị thu hồi. Trong đó phần lớn diện tích đất thu hồi là phục vụ mục đích công cộng. Diện tích đất thu hồi còn lại sử dụng vào mục đích giao đất cho nhân dân làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, quốc phòng, xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp. Diện tích thu hồi năm sau cao hơn năm trước, điều đó đã thể hiện công tác thu hồi đất thực hiện các chương trình dự án được quan tâm, trú trọng hơn trước.
2.3.5.4 công tác chuyển mục đích sử dụng đất
Trong những năm qua việc chuyển mục đích sử dụng đất của người sử dụng đất đã được UBND huyện Đoan Hùng giao trực tiếp cho Phòng TNMT huyện giám sát, quản lý chặt chẽ tình hình chuyển mục đích SDĐ đảm bảo đúng quy định.
có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong tương lai việc chuyển mục đích sử dụng đất phải được quản lý chặt chẽ hơn nữa, hạn chế mức thấp nhất tình trạng người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất gây ảnh hưởng tới công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện (Phòng TNMT huyện Đoan Hùng, 2018).
Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất được thể hiện ở bảng 2.11.
Bảng 2.11 Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2015-2018
Đơn vị tính: ha
Năm Chỉ tiêu
CMĐ từ đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm(ha)
CMĐ từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở
(ha) Số hộ Diện tích Số hộ Diện tích Năm 2015 Kế hoạch 35 1,2 50 0,6 Thực hiện 23 0,86 47 0,58 Năm 2016 Kế hoạch 60 2 35 0,35 Thực hiện 58 1,56 30 0,28 2.3.6 Năm 2017 Kế hoạch 80 2,5 30 0,28 Thực hiện 80 1,89 36 0,37 2.3.7 Năm 2018 Kế hoạch 350 10 50 0,14 Thực hiện 325 9,86 40 0,14
(Nguồn: phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đoan Hùng)
Qua bảng 2.11 cho ta thấy trong 4 năm, Công tác chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng hàng năm sang đất trồng cây lâu năm là 486 hộ, với diện tích 14,17ha/15,7ha, cơ bản đạt kế hoạch đề ra, diện tích này chủ yếu đưa vào phát triển cây bưởi đặc sản của huyện. Chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở là 153 hộ, diện tích 1,37ha /1,37ha Về chỉ tiêu này, đã đạt so với kế hoạch đề ra, tuy nhiên nhu cầu các hộ chuyển mục đích vẫn còn nhiều, nhưng không đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm nên trong năm không thực hiện được.