Hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ giai đoạn 2019 2023 (Trang 90 - 92)

Căn cứ đề xuất giải pháp: Phân cấp quản lý đất đai là việc tổ chức hệ thống cơ quan

quản lý đất đai và phân định thẩm quyền cho từng cấp từ trung ương đế địa phương, từng cơ quan cụ thể cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của từng cấp, từng cơ quan nhằm đảm bảo tính khoa học, nhanh chóng, hiệu quả, chặt chẽ và tiết kiệm trong quản lý đất đai. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập, một phần nguyên nhân cũng do phân cấp quản lý đất đai như công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nội dung đề xuất giải pháp: Việc phân cấp trong quản lý đất đai cần đảm bảo nguyên

tắc cơ bản trong quản lý nhà nước đồng thời để bảo đảm phù hợp với đặc thù của nền kinh tế và chế độ sở hữu đất đai, đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, đảm bảo sự phù hợp với chế độ sở hữu toàn dân, nguyên tắc chính phủ thống nhất quản lý đất đai trong phạm vi cả nước.Tinh gọn bộ máy và đảm bảo hiệu quả quản lý. Đảm bảo tối ưu hiệu quả sử dụng đất. Sự thống nhất và thông suốt của hệ thống thông tin đất đai, quyền hạn được phân cấp gắn liền với trách nhiệm cụ thể. Đảm bảo hiệu lực và tính chính xác của quá trình giám sát việc thực hiện phân cấp ở địa phương. Tóm lại việc phân cấp trong quản lý đất đai cần dựa vào những nội dung quản lý cụ thể, tính chất đặc thù để thiết lập cho phù hợp bởi những khác biệt trong từng nội dung quản lý.

Thứ hai, phân cấp quản lý trong lĩnh vực đất đai là nội dung lớn trong phân cấp quản lý nhà nước bởi tầm quan trọng đất đai trong đời sống xã hội. Phân cấp quản lý khoa học sẽ thúc đẩy hiệu quả sử dụng đất, thu hút vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế bền vững. Việc xây dựng nguyên tắc và phương pháp phân cấp ngay trong Luật Đất đai là tiền đề tạo nên thành công trong phân cấp quản lý đất đai. Bên cạnh đó phát huy

vai trò tổ chức sự nghiệp công lập đặc biệt là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện nhằm giảm bớt áp lực cho cơ quan nhà nước, đảm bảo sự khách quan, minh bạch trong quản lý đất đai.

Thứ ba, phân cấp phải tinh gọn bộ máy và đảm bảo hiệu quả quản lý. Phân cấp quản lý đất đai trên cơ sở tinh gọn bộ máy nhà nước, không vì phân cấp mà hình thành thêm hay làm cồng kềnh, phình to bộ máy cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó phân cấp đảm bảo hiệu quả, chặt chẽ của của công tác quản lý; sự kiểm soát, giám sát giữa các cấp, các cơ quan với nhau trong quá trình thực hiện chức năng quản lý.

thứ tư, phân cấp đảm bảo tối ưu hiệu quả sử dụng đất, không chỉ hướng đến hiệu quả công tác quản lý mà mục đích cuối cùng cần đạt đó là hiệu quả của việc sử dụng đất. Phải đảm bảo hiệu quả trong quản lý vừa tạo thuận lợi cho quá trình sử dụng đất của người sử dụng.

Thứ năm sự thống nhất và thông suốt của hệ thống thông tin đất đai. Phân cấp quản lý nhưng phải đảm bảo cơ sở dữ liệu đất đai được thống nhất và thông suốt giữa các cấp, không xé nhỏ và tách rời cơ sở dữ liệu. Các cấp được phân quyền quản lý phải có trách nhiệm cập nhật cơ sở dữ liệu.

Thứ sáu, quyền hạn được phân cấp cần gắn với trách nhiệm cụ thể. Phân cấp quản lý đất đai phải đảm bảo quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm.

Giải pháp cụ thể trong việc phân cấp đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tránh tình trạng chậm, chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn rất thấp và đảm bảo tính thống nhất và ổn định quy hoạch ở địa phương thì việc lập quy hoạch chỉ phân về cấp tỉnh; cấp huyện chỉ căn cứ vào quy hoạch để triển khai lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

Đối với công tác giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại cấp huyện. Cần phân cấp thẩm quyền tự quyết dựa vào quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cho cấp huyện.

Đối với công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phân cấp rõ ràng hơn giữa văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và phòng Tài nguyên và

Môi trường, để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cơ quan. Cần phân cấp thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chính chủ thể sử dụng đất và không có sự can thiệp của bên thứ ba.

Đối với cán bộ địa chính xã, thị trấn, cần phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ đối với từng cán bộ trong phạm vi một xã.

Điều kiện để thực hiện giải pháp: Để thực hiện tốt các giải pháp trên cần có sự quan

tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Đoan Hùng, các các cấp các ngành liên quan

Dự kiến kết quả đạt được: Thực hiện tốt các giải pháp trên, có sự phân cấp rõ ràng,

tránh trồng chéo, đảm bảo sự quản lý đất đai thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã. Phân cấp quản lý khoa học, chặt chẽ sẽ thúc đẩy hiệu quả sử dụng đất, thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ giai đoạn 2019 2023 (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)