a) Căn cứ và mục đích đề xuất giải pháp
Công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty hiện chưa được thực hiện tốt và hiệu quả. Nhìn chung, việc đào tạo chỉ nhằm đáp ứng những yêu cầu của công việc hiện tại và nội dung đào tạo chủ yếu là những kỹ năng sử dụng máy móc, thiết bị. Sau khi tuyển nhân sự, ban lãnh đạo cử những cán bộ có chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm thực tế cao để giao việc cụ thể, đôn đốc, báo cáo tiến độ thực tập của người thử việc. Báo cáo nên theo hàng tuần hoặc chậm nhất là hàng tháng. Về công tác đánh giá của người lao động trong Công ty thì cũng chưa tốt, đặc biệt là về những kiến thức bổ sung liên quan đến công việc. Theo ý kiến của tác giả cũng như người lao động trong Công ty, trong thời gian tới, Công ty cần chú trọng hơn đến Công tác này và đầu tư chi phí để công tác đào tạo được thực hiện tốt.
b) Nội dung của giải pháp Với đội ngũ cán bộ quản lý:
Nâng cao trình độ năng lực quản lý để phù hợp với xu thế nền kinh tế của đất nước. Hàng năm, cử cán bộ luân phiên nhau đi bồi dưỡng, tham dự hội thảo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ quản lý theo cơ chế mới ban hành của Nhà nước.
Nâng cao khả năng ngoại ngữ của Trưởng/ Phó phòng, khuyến khích CBCNV học thêm ngoài giờ.
Mặt khác, khi cử cán bộ đi đào tạo phải đào tạo theo đúng chuyên môn nghiệp vụ công việc mà họ đang đảm trách qua các trung tâm chuyên bồi dưỡng cán bộ quản lý. Thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về quản lý, cung cấp kiến thức cơ bản về kinh tế thông qua các bài giảng hoặc thông qua việc xây dựng, phân tích xử lý các tình
huống, đào tạo trực tiếp thông qua công việc (đối với nhân viên mới vào làm việc tại Công ty), tiến hành đào tạo tập dượt thông qua hình thức xây dựng đề án cải thiện công tác hoạt động của bộ máy quản lý trong Công ty.
Đối với nhân viên kinh doanh, trực tiếp tìm kiếm thị trường:
Rà soát trình độ chuyên môn, cử nhân viên đi học các lớp bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ tại các trường uy tín và kiểm tra trình độ có sự giám sát chặt chẽ của Công ty. Tạo các điều kiện thuận lợi cho nhân viên trong quá trình học tập, đặt việc thực hành trong các điều kiện khắc nghiệt cụ thể.
Đối với đội ngũ nhân viên trực tiếp:
Đầu tư kinh phí cho đội ngũ kỹ thuật đi học tập, tiếp thu công nghệ mới. Kết hợp với các trường Đại học đồng thời thúc đẩy mạnh hợp tác với những Công ty cùng ngành nhằm tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ hiện đại từ đó đào tạo đội ngũ lao động theo hướng chuyên nghiệp hơn đem lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, Công ty còn tiến hành thêm nhiều hình thức đào tạo khác nhau như: Khóa học nâng cao tay nghề đã có, đào tạo thêm tay nghề thứ hai cho người lao động (là điều kiện tốt để giữ chân người có chuyên môn, năng lực), khóa học bồi dưỡng về kiến thức quản lý kinh tế giúp họ thấy được sự cần thiết phải thựchiện chính sách tiết kiệm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiến hành phân tích nhu cầu đào tạo cho những lao động trực tiếp trong ngắn hạn cũng như dài hạn dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch chiến lược và dựa trên nắm bắt xu hướng của sự phát triển của ngành cũng như khoa học kỹ thuậtcông nghệ.
Nên sử dụng hình thức đào tạo kèm cặp, chỉ bảo và đào tạo chủ yếu những kỹ năng trong thực hiện công việc được hiệu quả và chính xác, năng suất cao đối với những lao động trực tiếp trong Công ty vì họ chủ yếu làm việc trong phòng, ít khi tiếp xúc với khách hàng mà chỉ tiếp xúc với cấp trên, người lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp để họ thực hiện công việc.
c) Điều kiện thực hiện giải pháp
Chất lượng lao động là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững của Công ty do vậy công tác nâng cao chất lượng lao động phải đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển lâu dài của Công ty. Để người lao động yên tâm đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì Công ty đã quan tâm giúp đỡ cả về vật chất và
tinh thần rất nhiều như hỗ trợ kinh phí cho khóa học (Tùy theo khóa học mà có sự hỗ trợ hợp lý).
Hàng năm, Công ty cần tổ chức cuộc thi tay nghề lao động giỏi, cuộc thi sáng tạo trong lao động để khuyến khích người lao động tích cực tìm tòi, sáng tạo và cải tiếnkỹ thuật.
d) Dự kiến kết quả của giải pháp
Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực không chỉ duy trì và phát triển NNL trong Công ty mà còn thu hút được NNL mới bên ngoài vì học tập, đào tạo là nhu cầu chính đáng của CBCNV.