Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển cửa đông (Trang 66 - 70)

- Công ty xác định năng lực cần thiết của những người thực hiện các công việc ảnh hưởng đến chất lượng.

- Việc đào tạo dựa trên các tiêu chí sau:

+ Nâng cao nhận thức cho người lao động, nâng cao trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm;

+ Có sự yêu cầu về năng lực so với công việc;

+ Thay đổi về công nghệ hoặc thay đổi cơ cấu bộ máy tổ chức;

+ Do chiến lược phát triển lâu dài của Công ty nhằm qui hoạch cán bộ. Trách nhiệm Hướng dòng chảy

Trưởng các bộ phận Phòng HC-TC Giám đốc, các bộ phận liên quan Phòng HC-TC Phòng HC-TC

Hình 2.9 Sơ đồ công tác đào tạo

(Nguồn: Phòng HC-TC Công ty CP Tư vấn Đầu tư phát triển Cửa Đông, năm 2016)

- Tiêu chuẩn đào tạo:

+ Đối với bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn. Tùy thuộc vào nhu cầu cần thiết của từng lĩnh vực mà Chủ tịch HĐQT hoặc Ban Lãnh đạo Công ty quyết định; + Các trường hợp đào tạo khác nếu có nhu cầu đi học sẽ do HĐQT Công ty xem xét quyết định.

Đào tạo trước khi vào làm việc tại Công ty

Xác định nhu cầu Lập kế hoạch Thực hiện Đánh giá kết quả Lưu hồ sơ

- Khi tuyển nhân sự mới, phòng HC-TC phải xác định những yêu cầu cụ thể với từng vị trí cần tuyển dụng. Những yêu cầu này bao gồm:

+ Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn; + Kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết.;

+ Sức khoẻ;

+ Đánh giá về kết quả, tinh thần trong thời gian làm việc.

Bộ phận HCTC có trách nhiệm giới thiệu cho nhân viên mới sơ bộ về các vấn đề sau: Cơ cấu tổ chức của Công ty.

Phổ biến nội quy lao động và một số Quy chế của Công ty: Nội quy lao động của Công ty, nội quy an toàn lao động... Trách nhiệm quyền hạn của nhân viên mới.

Chính sách chất lượng.

Trưởng các phòng trực tiếp hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với nhân viên mới. Nội dung giới thiệu, hướng dẫn được ghi vào biểu theo dõi đào tạo CBCNV Công ty

Đào tạo trong kế hoạch

Xác định nhu cầu đào tạo:Quý I hàng năm dựa trên nhu cầu công việc, phương hướng phát triển của Công ty các phòng ban, có trách nhiệm lập nhu cầu tuyển dụng và đào tạo của bộ phận mình chuyển lên phòng HC-TC (Hoặc đề xuất trong cuộc họp giao ban hàng tháng).

Kế hoạch đào tạo: Phòng HC-TC căn cứ vào nhu cầu đào tạo của các bộ phận và phương hướng phát triển của Công ty lập kế hoạch đào tạo, kế hoạch này chuyển tới lãnh đạo cao nhất. Trong trường hợp cần đào tạo đột xuất thì HĐQT hoặc Ban Lãnh đạo Công ty quyết định.

Căn cứ vào kế hoạch đào tạo, đào tạo đột xuất của các bộ phận phòng HC-TC lập kế hoạch đào tạo nhân lực chung cho toàn Công ty sau đó trình Giám đốc phê duyệt.

Tổ chức đào tạo

Đào tạo tại Công ty: Căn cứ vào chương trình đào tạo, cán bộ chuyên môn của Công ty có trách nhiệm soạn thảo nội dung đào tạo (Đào tạo theo chuyên đề). Tài liệu dùng để đào tạo phải được lãnh đạo Công ty phê duyệt. Khi đào tạo xong phải có biên bản đào tạo nội bộ. Tài liệu dùng cho đào tạo và biên bản đào tạo nội bộ phải được lưu trữ.

Đối với các nội dung đào tạo mà cán bộ Công ty không đảm nhiệm được thì phòng HC-TC làm thủ tục mời giảng viên ngoài.

- Cuối năm, phòng HC-TC lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đào tạo làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, triển khai đào tạo năm mới.

Đào tạo ngoài Công ty: Lập danh sách đào tạo, liên hệ nơi đào tạo, làm thủ tục gửi đi nơi đào tạo, tiếp nhận lại sau khi đào tạo (nộp lại các vănbằng, chứng chỉ).

Đào tạo ngoài kế hoạch

Xác định nhu cầu đào tạo:Khi công nghệ thay đổi, khi có thay đổi cơ chế chính sách. Lập kế hoạch đào tạo, tổ chức đào tạo.

Theo dõi đào tạo

Tất cả CBCNV có văn bằng chứng chỉ phải sao chụp có công chứng gửi phòng HC- TC để lưu trong Hồ sơ cán bộ. Phòng HC-TC chịu trách nhiệm lưu giữ và cập nhật theo dõi đào tạo.

Bảng 2.9 Chi phí đào tạo lao động năm 2012 – 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng HC-TC Công ty CP Tư vấn Đầu tư phát triển Cửa Đông, năm 2016)

Nhận xét: Công ty có hai hình thứ đào tạo chủ yếu là đào tạo tại chỗ và cử đi đào tạo. Đối với hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật, Công ty cử đi đào tạo tại các trường kỹ thuật như Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông,… để nâng cao trình độ và đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định. Đồng thời Công ty cũng kết hợp đào tạo tại chỗ, kèm cặp tiếp cận với công việc, qua đó giúp người lao động nắm

Hình thức

đào tạo

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số người Chi phí bình quân Số người Chi phí bình quân Số người Chi phí bình quân Số người Chi phí bình quân Số người Chi phí bình quân Đào tạo tại chỗ 25 24 40 28,5 47 27 52 30 62 34 Cửđi đào tạo 3 30 4 45 4 45 5 52 6 65 Tổng 28 54 44 73,5 51 72 57 82 68 99

bắt được công việc thực tế, những khó khăn cần giải quyết. Ngoài ra, Công ty thường bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy mô cán bộ. Các cán bộ được gửi vào những trường, đơn vị cao cấp theo các lớp quản lý của Nhà nước hoặc các lớp chuyên môn. Chi phí đào tạo tại chỗ năm 2012 là 0,96 triệu đồng/người/năm, năm 2016 là 0,54 triệu đồng/người/năm. Chi phí đào tạo tại chỗ Công ty bỏ ra nhỏ hơn chi phí cử đi đào tạo vì chỉ chi phí soạn thảo nội dung đào tạo, tài liệu dùng để đào tạo, chi phí mời giảng viên…

Tại Công ty chi phí cử đi đào tạo lớn hơn chi phí đào tạo tại chỗ, Công ty muốn tạo điều kiện cho người lao động được học thêm kiến thức nâng cao (từ cao đẳng học lên đại học, từ đại học học lên thạc sĩ) đặc biệt là tìm hiểu những công nghệ mới để áp dụng tại Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển cửa đông (Trang 66 - 70)