Một số kết quả đã đạt được theo các tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển cửa đông (Trang 77 - 80)

Được thành lập năm 2007, trải qua bao khó khăn thử thách, khó khăn trong việc cạnh tranh trong cơ chế thị trường hiện nay, với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, chủ động và với các chiến lược của mình nên đến nay Công ty đang dần đi vào ổn định, phát triển và đang khẳng định được vị thế của mình so với các đơn vị trong ngành cũng như các đối thủ cạnh tranh.

Các tiêu chí đánh giá công tác quản trị nhân lực trong Công ty giai đoạn 2012-2016 như sau:

a) Hiệu suất sử dụng lao động

Hiệu suất sử dụng lao động: Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động làm ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy những vấn đề về sử dụng nguồn lao động hiệu quả tốt.

Đơn vị: Triệu đồng/1 người

Hình 2.10 Hiệu suất sử dụng lao động

(Nguồn: Phòng KH-TC Công ty năm 2016 và tính toán của tác giả)

Nhận xét: Qua biểu đồ thể hiện hiệu suất sử dụng lao động trong Công ty qua các năm từ 2012-2016 không ổn định, tăng từ giai đoạn 2012 - 2015, đặc biệt năm 2015 tăng 20,03% so với năm 2014, nguyên nhân là do năm 2015 doanh thu của đơn vị tăng cao

nhất; đến năm 2016 có sự sụt giảm mạnhso với năm 2015 là 46,47% nguyên nhân là do năm 2016 doanh thu giảm mạnh so với năm 2015. Kết quả so sánh với hiệu suất sử dụng lao động với các đơn vị trong cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh thì hiệu suất sử dụng lao động trong Công ty là thấp, ví dụ hiệu suất sử dụng lao động tại Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) năm 2016 là 1.244 triệu đồng/người; Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế Đường bộnăm 2016 là 567,29 triệu đồng/người.

* Năng suất lao động bình quân

Năng suất lao động bình quân: Chỉ tiêu này cho biết một lao động làm ra bao nhiêu sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.

Đơn vị: Triệu đồng/ 1 người

Hình 2.11 Năng suất lao động bình quân giai đoạn 2012-2016

(Nguồn: Phòng KH-TC Công ty năm 2016 và tính toán của tác giả)

Nhận xét: Trong Công ty về cơ bản Doanh thu và sản lượng tăng, giảm tỷ lệ thuận với nhau và sản lượng luôn cao hơn doanh thu. Qua biểu đồ thể hiện Năng suất lao động bình quân qua các năm từ 2012-2016 không ổn định, tăng từ giai đoạn 2012 - 2015, năm 2015 tăng 13,88% so với năm 2014, nguyên nhân là do năm 2015 sản lượng của đơn vị tăng cao nhất; đến năm 2016 có sự sụt giảm mạnh so với năm 2015 là 59,05% nguyên nhân là do năm 2016 sản lượng giảm mạnh so với năm 2015. Đối với lĩnh vực hoạt động đặc thù tư vấn khảo sát, thiết kế thì năng suấtcủa mỗi lao động được chuyển thành mức đảm nhiệm số lượng sản phẩm, quy ra thành tiền. Vì vậy, năng suất lao động bình quân qua các năm từ 2012-2016 của Công ty cũng có sự thay đổi như hiệu suất sử dụng lao động, năm sau cao hơn năm trước, riêng năm 2015 tăng cao sau đó

năm 2016 giảm mạnh do khó khăn về nguồn vốn cho xây dựng cơ bản, hợp đồng công trình mới không có, tổng sản lượng giảm, nhân sự không thể giảm tương ứng vì vậy đây là giai đoạn khó khăn của Công ty.

b) Hiệu quả sử dụng lao động

Hiệu quả sử dụng lao động: Chỉ tiêu này cho biết một lao động có thể tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong một thời kỳ nghiên cứu, chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt cho doanh nghiệp.

Đơn vị: Triệu đồng/ 1 người

Hình 2.12 Hiệu quả sử dụng lao động giai đoạn 2012-2016

(Nguồn: Phòng KH-TC Công ty năm 2016 và tính toán của tác giả)

Nhận xét: Chỉ tiêu càng cao thì càng thuận lợi cho Công ty. Qua biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng lao động qua các năm từ 2012-2016 của Công ty, có thể nhận thấy rõ ràng năm 2015 mặc dù Công ty có mức hiệu suất sử dụng lao độngvà năng suất lao động là cao nhất, xong hiệu quả sử dụng lao động lại không phải cao nhất trong 5 năm điều đó thể hiện vấn đề sử dụng nguồn lao độngtrong năm 2015 mang lại hiệu quả chưa tốt, nguyên nhân có thể do nhân sự tuyển dụng mới nhiều, một phần đội ngũ nhân lực cao của Công ty đã chuyển sang Công ty khác, dẫn đến sự ảnh hưởng tới tâm lý, tư tưởng của những nhân sự còn lại. Đến năm 2016, có thể nhìn thấy sự sụt giảm nghiêm trọng điều này yêu cầu Công ty phảiđiều chỉnh lại công tác tổ chức, sắp xếp lại các bộ phận sản xuất, nếu không kịp thời sửa đổi những vấn đề chưa phù hợp sẽ là trở lực không nhỏ cản bước phát triển của Công ty.

c) Mức đảm nhiệm lao động

Mức đảm nhiệm lao động: Chỉ tiêu này cho nhà quản trị biết 1 đơn vị giá trị doanh thu cần bao nhiêu lao động.

Đơn vị: Người /tỷ đồng

Hình 2.13 Mức đảm nhiệm lao động giai đoạn 2012-2016

(Nguồn: Phòng KH-TC Công ty năm 2016 và tính toán của tác giả)

Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy mức đảm nhiệm lao động của từng lao động trong Công ty qua các năm từ 2012-2015 có sự biến động theo chiều hướng tích cực. Chất lượng công tác quản lý nhân lực của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư phát triển Cửa Đông ngày càng được nâng cao, tạo ra một đội ngũ nhân lực ngày càng lớn mạnh, đáp ứng cơ bản yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đến năm 2016 mức độ đảm nhiệm lao động theo biểu đồ để tạo ra giá trị doanh thu cần nhiềulao độngnhất trong 5 năm, xét trên khía cạnh quản trị nguồn nhân lực thì đây là vấn đề cần phải có biện pháp khắc phục để đội ngũ nhân lực Công ty tiếp tục lớn mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển cửa đông (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)