1. Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm, “Phát triển nguồn nhân lực – kinh nghiệm thế
giới và thực tiễn nước ta”. Cuốn sách đã luận giải một số vấn đề lý luận cơ bản
về nguồn nhân lực; trình bày thực trạng phát triển nguồn nhân lực, từ đó khái quát một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các cường quốc trên thế giới trong những thập kỷ gần đây và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực giáo dục – đào tạo, coi đó là yếu tố quyết định đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
2. Lê Thị Ngân, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri
thức Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khái quát lý luận về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực, các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức để hệ thống hóa hệ thống lý luận.
3. Đinh Văn Toàn, “Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn điện lực Việt Nam
đến năm 2015”. Đề tài nghiên cứu và đưa ra các lý thuyết về đào tạo phát triển
nguồn nhân lực. Từ đó, đưa ra các thành tựu và tồn tại trong công tác phát triển nguồn nhân lực Tập đoàn điện lực Việt Nam trong thời gian qua, cũng như đưa ra các giải pháp đến năm 2015.
4. Lương Minh Nhựt, “Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Công trình Đô thị
nguồn nhân lực, nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ công cộng công trình đô thị. Từ đó, đề tài phân tích thực trạng, đánh giá và nhận xét về công tác hoạch định nguồn nhân lực và đưa ra các giải pháp sắp tới tại Công ty công trình đô thị thị xã Tân An.
5. Phạm Thị Lý & Nguyễn Thanh Trọng, “Nguồn nhân lực của Việt Nam hiện
nay- Những thách thức đối với nền kinh tế và giải pháp phát triển”. Các tác giả
đã đưa ra các con số thống kê về nguồn nhân lực Việt Nam trong thời đại mới về các mặt số lượng, trình độ, giới tính… nhằm phân tích những thuận lợi và khó khăn của nguồn nhân lực Việt Nam. Đồng thời, các thách thức và thời cơ khi Việt Nam hội nhập sâu rộng sẽ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực Việt Nam trong thời gian sắp đến.
6. Trần Quang Tùng, dự án “Nghiên cứu một sô giải pháp tăng cường công tác quản
trị nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh”, với mục đích là
nghiên cứu các giải pháp quản trị nguồn nhân lực áp dụng vào Công ty, đảm bảo tận dụng và phát huy tối đa khả năng của nguồn lực trong Công ty góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của Công ty nói riêng, nền kinh tế cả nước nói chung.
Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên ở tỉnh Lạng Sơn nói chung và Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư phát triển Cửa Đông nói riêng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về NNL trong các Công ty cũng như giải pháp quản trị NNL. Với nhận định như vậy, Luận văncó tính áp dụng thực tế cao.
Kết luận chương 1
Trong chương này tác giả đã giới thiệu những lý luận cơ bản về quản trị NNL như: Khái niệm quản trị NNL, quá trình phát triển của quản trị NNL, nội dung, chức năng chủ yếu của quản trị NNL. Đồng thời cũng nêu lên những kinh nghiệm quản trị NNL của một số nước tiên tiến trên thế giới, các Công ty trong nước.
Các nội dung đã nêu chứng tỏ mức độ quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho sự phát triển và tồn tại của một đơn vị nói chung hoặc cụ thể muốn đề cập trong Luận văn là Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư phát triển Cửa Đông, đồng thời đó cũng là cơ sở để phân tích thực trạng quản trị NNL tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư phát triển Cửa Đông sẽ nêu trong chương 2, cũng như để tìm ra giải pháp hoàn thiện quản trị NNL cho Công ty được nêu trong chương 3 của Luận văn này. Theo suy nghĩ của tác giả đây là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp tác giả phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị NNL ở chương 2 và chương 3 của Luậnvăn.
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỬA ĐÔNG