• NHNN cần đưa ra hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện và phù hợp với thống lệ quốc tế. Hiện nay, những văn bản pháp lý thường xuyên được sửa đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên trong những văn bản do NHNN ban hành vẫn còn nhiều kẽ hở để các NHTM dựa vào đó để lách luật. Một ví dụ như trong thông tư 02/2013/TT-NHNN thì việc phân loại nợ được tiến hành hàng quý, hàng quý ngân hàng mới phải báo cáo về các số liệu nợ quá hạn. Chính vì vậy đôi khi một khoản nợ quá hạn không được ngân hàng báo cáo ngay và cuối quý thì ngân hàng đã tìm cách giải quyết xong khoản nợ đó. Chính vì vậy những báo cáo của ngân hàng không phản ánh rõ bản chất hoạt động của ngân hàng. Cũng trong quyết định 493, việc phân loại nợ chủ yếu dựa trên số ngày khoản nợ
87
quá hạn mà chưa chú trọng nhiều đến bản chất của khoản nợ đó. Chính vì vậy nếu phân loại nợ dựa vào bản chất của khoản nợ thì thực trạng nợ xấu của các NHTM sẽ cao hơn rất nhiều.
Một vấn đề nữa là mỗi văn bản của NHNN có tính tương lai chưa cao. Ví dụ như Thông tư số 02/2013/TT-NHNN vừa được ban hành ngày 21/1/2013 thì đến ngày 18/3/2014 đã có thông tư số 09/2014/TT_NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 02/2013/TT-NHNN. Một văn bản ban hành mà sau đó có quá nhiều văn bản sửa đổi bổ sung cho nó sẽ gây khó khăn cho các NHTM.
Chính vì vậy khi ban hành những văn bản pháp luật tới đây, để đảm bảo phù hợp với việc quản lý rủi ro tín dụng của quốc tế, NHNN cần chú ý phân tích diễn biến thị trường ngân hàng trong tương lai, tính khả thi khi triển khai những quy định đó tại Việt Nam, tính chặt chẽ của các điều luật.
Tiếp tục ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát rủi ro của ủy ban Basel cũng như việc tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.
NHNN cần sớm cớ hướng dẫn cụ thể cho các NHTM về nghiệp vụ phái sinh tín dụng nhằm bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng trung dài hạn.
• Tăng cường hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng. Nguồn thông tin của trung tâm thông tin tín dụng là do các NHTM cung cấp do đó không kiểm soát được thông tin đó có chính xác, có kịp thời hay không. Vì hiện nay nhiều NHTM không báo cáo về khách hàng có phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tại tổ chức mình để khách hàng vẫn có thể vay một ngân hàng khác và trả lại tiền cho ngân hàng mình. Điều này sẽ gây rủi ro cho hệ thống NHTM.
Vì vậy NHNN cần có chính sách để Trung tâm thông tin tín dụng hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp thêm các thông tin tín dụng như:
- CIC nên cập nhật thêm các thông tin khác như thương hiệu, năng lực quản trị... của doanh nghiệp và tiến hành xếp hạng doanh nghiệp trên cơ sở xây dựng một hệ thống bảng điểm cho từng đối tượng doanh nghiệp. Cùng với các thông
88
tin mà NHTM báo cáo có thể đưa ra cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp đó.
- CIC nên tổng hợp thông tin của ngành nghề kinh tế xã hội để các NHTM có thể tham khảo. VÌ CIC đã có một hệ thống dữ liệu và công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình thống kê và phân tích với số lượng mẫu thống kê lớn.
• NHNN có hướng dẫn cụ thể về xếp hạng tín dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Hiện nay, mỗi NHTM xây dựng riêng cho mình một hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng riêng. Điều này sẽ làm cho thông tin của Trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN cung cấp thông tin không nhất quán. Các chỉ tiêu khác nhau sẽ dẫn đến kết quả xếp hạng khác nhau, hạng khách hàng được trung tâm cung cấp không phù hợp với hạng của ngân hàng hỏi tin. Vì vậy, để khai thác thông tin có hiệu quả, đánh giá khách hàng chính xác, NHNN cần xây dựng hệ thống tính điểm và xếp hạng khách hàng thống nhất trong toàn ngành để việc tham khảo thông tin của các ngân hàng được thuận lợi hơn.
• NHNN cần tăng cường khả năng dự báo và hoạch định chính sách. Tăng cường hoạt động dự báo rủi ro của NHNN như: tăng cường dự báo rủi ro thông qua các biến động kinh tế, tình hình tín dụng, dự trữ của các XHTM... để có những điều chỉnh về lãi suất, sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ phù hợp, cảnh bảo rủi ro cho các NHTM.
Phối hợp với các bộ ngành hoàn thiện hệ thống kế toán chuẩn mực quốc tế. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra NHNN theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành với hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy NHNN
• NHNN cần tăng cường các hoạt động thanh tra, giám sát. Việc tăng cường thanh tra giám sát ngân hàng nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng trong khuôn khổ mà NHNN quy định: về thực hiện tỷ lệ an toàn vốn, việc thực hiện dự trữ bắt buộc, việc thực hiện quy định của NHNN về quy chế cho vay, bảo đảm. nhằm hạn chế rủi ro cho NHTM khi nền kinh tế có nhiều biến động, tạo môi
89
trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng. NHNN cần giám sát các NHTM trên cơ sở rủi ro. NHNN giám sát các NHTM nhằm tránh việc các NHTM chạy đua theo lợi nhuận làm rủi ro cho ngành.
• NHNN cần phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện, xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng tiến tới chuẩn mực quốc tế; có hướng dẫn cụ thể đối với các thủ tục đảm bảo tiền vay. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và đẩy mạnh việc sử dụng các giấy tờ có giá như thương phiếu, trái phiếu của các ngân hàng thương mại...Triển khai mạnh hơn nữa trên thị trường tiền tệ các nghiệp vụ như future, option.