• Yếu tố đầu tiên để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh là môi trường vĩ mô phải ổn định. Để có môi trường vĩ mô ổn định Chính phủ cần hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế tạo điều kiện cho toàn hệ thống ngân hàng phát triển. Do đó, Nhà nước cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế - xã hội để nền kinh tế phát triển nhanh nhưng ổn định. Đây là cơ sở tạo nên niềm tin cho các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh.
Phát triển kinh tế bền vững cũng tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng huy động và cho vay hiệu quả hơn. Chính vì vậy trong thời gian tới, khi nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng hơn, Chính phủ cần có những chính sách để bảo vệ nền kinh tế trong nước đồng thời không vi phạm điều ước quốc tế, và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển.
• Để thực hiện mục tiêu trên, chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo sơ sở pháp lý đồng bộ, nhất quán trong việc sử dụng tài sản để đảm
85
bảo nợ vay theo Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật dân sự. Cần sử đổi một số quy định chua có sự thống nhất giữa các luật. Rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống văn bản của ngành có tính pháp lý cao hơn chứ không đơn thuần là huớng dẫn nghiệp vụ.
Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay, để khi ngân hàng thực hiện đầy đủ các thủ tục công chứng, giao dịch bảo đảm thì có thể thu hồi nợ bằng việc xử lý tài sản bảo đảm một cách thuận lợi. Cơ quan chức năng cần kiểm tra và chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản thế chấp nhằm ngăn chặn việc khách hàng dùng một tài sản thế chấp để vay vốn tại nhiều ngân hàng, gây thất thoát vốn cho ngân hàng.
Tòa án cần đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng tránh tình trạng một vụ án xét xử kéo dài. Công tác thi hành án cần đuợc thực hiện quyết liệt để đảm bảo thu hồi vốn cho ngân hàng, không để ứ đọng vốn cho ngân hàng.
• Trong công tác giáo dục Chính phủ nên có chính sách dậy đi đôi với làm, tránh hiên tuợng lý thuyết suông và xa rời thực tế nhu hiện nay. Bộ giáo dục cần đua vào truờng học những công nghệ và mô hình giáo dục nhu nuớc ngoài để sinh viên có thể tiếp xúc quy trình hoạt động trong ngân hàng.
Chính phủ cần xây dựng chiến luợc phát triển giáo dục trong đó có cơ cấu các ngành nghề cần đào tạo, đào tạo với số luợng bao nhiêu... để đảm bảo có đủ số luợng lao động cần thiết cho các ngành ngân hàng đồng thời đảm bảo đôi ngũ lao động đuợc đào tạo đầu đủ, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ.
• Chính phủ nên nghiên cứu tạo lập một hệ thống kế toán thực sự có hiệu quả. Cần ban hành những chính sách có tính chất bắt buộc doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, vì đây là căn cứ quan trọng để ngân hàng xem xét, đánh giá khách hàng cũng nhu tăng cuờng công tác quản lý giám sát việc chấp hành các chính sách đó.
86
toán, kiểm toán, xây dựng một mức chuẩn mực về độ tin cậy của các con số do công ty kiểm toán đưa ra cũng như quy định rõ trách nhiệm mà công ty kiểm toán phải chịu đối với những số liệu mà mình đã chứng thực. Trên cơ sở đó nâng cao tính minh bạch của tất cả các tổ chức thông qua ứng dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế.
• Nhà nước cần thành lập cơ quan chuyên trách về việc thống kê tổng hợp các số liệu tài chính của các ngành kinh tế. Thông qua các số liệu về tài chính của các ngành kinh tế qua các năm, cơ quan này sẽ rút ra tỷ lệ trung bình ngành làm cơ sở tin cậy để ngân hàng phân tích về môi trường kinh tế xã hội, sự phát triển của các ngành, giúp cán bộ ngân hàng có cái nhìn tổng quát và chính xác về nền kinh tế, để có những chính sách tín dụng phù hợp vừa tăng lợi nhuận, vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
• Có chính sách hướng hoạt động của các tổ chức bảo hiểm vào dịch vụ bảo hiểm tín dụng. Phát triển các hoạt động bảo hiểm để chia sẻ rủi ro tín dụng với các ngân hang. Bảo hiểm tín dụng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng khi tham gia vào thị trường tiền tệ. Chính phủ tạo điều kiện vừa có chính sách hỗ trợ ngành bảo hiểm thực hiện nghiệp vụ này.