KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 0498 giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại NHTM CP đại chúng việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44)

1.3.1. Kinh nghiệm của các nước về quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vay trung và dài hạn

1.3.1.1 Kinh nghiệm từ Mỹ

Quan điểm kinh doanh của Lehman Brothers: “Tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tận dụng các nguồn thu nhập có mức độ rủi ro cao”. Theo quan điểm này, càng những khoản mục có độ rủi ro cao thì đem lại lợi nhuận càng cao cho ngân hàng. Xuất phát từ quan điểm trên và nhận diện về xu huớng biến động của thị truờng, Lehman Brothers đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa để biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có nguồn gốc bất động sản cung cấp cho trị truờng. Ngoài ra Lehman Brothers còn đầu tu trực tiếp hoặc gián tiếp vào bất động sản thuơng mại duới hình thức cung cấp vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu cho các công ty con hoặc công ty liên doanh đầu tu bất động sản - đây là những khoản đầu tu dài hạn. Và khi thị truờng bất động sản đi xuống thì giá trị bất động sản thuơng mại này cũng giảm theo.

Tại thời điểm cuối tháng 8/2008, ngân hàng nắm giữ danh mục khoảng 52 tỷ USD liên quan đến bất động sản, trong đó 24 tỷ USD chứng khoán hóa bất động sản nhà ở, 17 tỷ USD chứng khoán bất động sản thuơng mại, 11 tỷ USD là đầu tu trực tiếp. So với tuơng quan tổng tài sản là 600 tỷ USD và vốn chủ sở hữu

34

khoảng 20 tỷ USD thì đây là một danh mục lớn. Các nhà quản trị của Ngân hàng đã không giải quyết được vấn đề cơ cấu cho vay không hợp lý. Ngân hàng đã đầu tư quá nhiều và phân khúc vay trung và dài hạn đặc biệt là lĩnh vực bất động sản. Việc cơ cấu khoản mục vay không hợp lý đã đem lại rủi ro cho Ngân hàng.

Kết quả là 15/9/2008, Lehman Brothers tuyên bố phá sản sau 158 năm tồn tại. Đây được xem là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử. Việc phá sản của Lehman Brothers đã để lại nhiều bài học về vấn đề quản trị rủi ro cho các ngân hàng trên toàn cầu.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Mặc dù có bề dày hoạt động hàng trăm năm nhưng vào năm 1997 - 1998 hệ thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ. Trong đó các khoản cho vay trung và dài hạn bị quá hạn, trở thành nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn trong bảng tổng kết hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Thái Lan. Trước tình hình đó, các ngân hàng Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn.

Thứ nhất, tách bạch, phân rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Quy trình cho vay của Kasikorn bank được tổng kết như sau: tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng, đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Rất nhiều ngân hàng của Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay. Vì thế, hậu quả tín dụng là nợ xấu có lúc lên tới 40%. Sở dĩ có điều này là do một số ngân hàng đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay. Nhưng giờ đây, nhiều ngân hàng không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng như: tư cách, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay, dòng tiền và khả năng trả nợ, khả năng kiểm soát vay, năng lực quản trị và điều

35

hành, thực trạng tài chính...

Thứ ba, tiến hành chấm điểm khách hàng để quyết định cho vay. Điển hình cho hình thức này là Siam City Bank hay Kasikorn Bank.

Thứ tư, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Theo đó, họ quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị.

Thứ năm, giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

1.3.2. Bài học cho Việt Nam về quản trị rủi ro tín dụng đối với cho vaytrung và dài hạn trung và dài hạn

Thông qua kinh nghiệm quản trị rủi ro của một số nước trên thế giới có thể rút ra một số bài học như sau:

Các ngân hàng cần hoàn chỉnh chính sách tín dụng, quy trình tín dụng. Việc xây dựng một số quy trình tín dụng chuẩn sẽ giúp các nhà quản trị đánh giá chính xác, đồng bộ rủi ro của các khoản vay kết hợp với một chính sách tín dụng phù hợp giúp ngân hàng hạn chế và kiểm soát rủi ro trong cho vay trung và dài hạn.

Các ngân hàng cần xây dựng bộ phận quản trị rủi ro có có chất lượng cao, thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro, độc lập với công việc kinh doanh của ngân hàng.

Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng.

Tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các ngân hàng bảo lãnh, các công ty mua bán nợ, kinh doanh rủi ro góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy đủ các thị trường.

36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong kinh doanh ngân hàng, việc đương đầu với rủi ro tín dụng trung dài hạn là điều không thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên tr ong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Chương 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trung dài hạn cũng như đề cập đến các mô hình và biện pháp đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng, làm cơ sở cho các chương tiếp theo của luận văn.

37

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Thương mại cổ phần ĐạiChúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội Chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank) và Công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC); tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Public Bank, tên viết tắt là PVcomBank theo giấy phép số 279/GP-NHNN ngày 16/9/2013 của NHNN. PVcomBank có tổng tài sản đạt gần 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (chiếm 52%) và cổ đông chiến lược là Morgan Stanley (6,7%). Với mạng lưới 108 điểm giao dịch tại các tỉnh thành trong toàn quốc.

Nội dung hoạt động chính của PVcomBank bao gồm: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong và ngoài nước; cấp tín dụng; mở tài khoản cho khách hàng; cung ứng các phương tiện thanh toán; vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của NHNN Việt Nam; vay vốn của TCTD, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; mở tài khoản; tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán; góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN; tham gia thị trường tiền tệ; kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế.

Chi nhánh Hà Nội của PVcomBank được thành lập từ năm 2008 với tên gọi ban

— PVcomBank Bùi Thị Xuân

— PVcomBank Lý Nam Đế

— PVcomBank Hàng Bông

— PVcomBank Long Biên

— PVcomBank Hoàng Quốc Việt

38

đầu là Ngân hàng TMCP Phương Tây - Chi nhánh Hà Nội. Sau sáu năm tồn tại và phát

triển với nhiều biến động, PVcomBank Hà Nội có trụ sở tại 1A Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội. Ngoài ra PVcomBank Hà Nội còn có 14 điểm giao dịch tại các quận, huyện trong thành phố.

Hiện nay, PVcomBank Hà Nội đã vượt qua những khó khăn để dần khẳng định

được vai trò của mình đối với nền kinh tế nói chung và với ngành ngân hàng nói riêng.

Ngân hàng thường xuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, đa dạng hóa

và hoàn thiện dần các loại hình dịch vụ kinh doanh.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của ngân hàng Thương mại cổphần Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội phần Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của PVcomBank Hà Nội

Với khẩu hiệu hành động “Ngân hàng không khoảng cách”, PVcomBank Hà Nội luôn hướng tới hình ảnh một ngân hàng gần gũi, thân thiện, tận tụy, vì sự thành công của khách hàng. PVcomBank Hà Nội cung cấp tới từng khách hàng những sản phẩm dịch vụ tài chính có giá trị vượt trội với phong cách chuyên nghiệp trên cơ sở hiểu rõ mong muốn và đặc thù kinh doanh của khách hàng.

Thiết lập cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc chuyên nghiệp với nhiều cơ hội phát triển trên cơ sở được đánh giá, khích lệ theo hiệu quả của công việc.

Phát triển chi nhánh bền vững thông qua việc triển khai mạnh mẽ chiến lược kinh doanh mới và thực hiện các công cụ quản trị rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với các quy định của NHNN.

2.1.2.2. Mô hình tổ chức của PVcomBank Hà Nội

39

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của PVcomBank Hà Nội

— PVcomBank Hà Đông

— PVcomBank Kim Đồng

— PVcomBank Nam Đồng

— PVcomBank Trung Yên

— PVcomBank Đồng Tâm

— PVcomBank Tây Hồ

— PVcomBank Từ Liêm

Chỉ tiêu Tong dư nợ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2012/2011 So sánh năm 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng dư nợ 58 6 8 74 5 122 2 16 5 21,6 7 47 7 63,7

Dư nợ cho vay trung và dài hạn 31 4 63 8 86 7 29 7 46,5 5 22 9 26,4 1

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của PVcomBank Hà Nội 2011-2013

Trong những năm vừa qua, PVcomBank Hà Nội vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên cùng với sự nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân

viên, PVcomBank Hà Nội đã đạt đuợc những thành tựu đáng kể, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Thông qua việc mở rộng tín dụng toàn hệ thống đã đạt buớc tăng truởng

cao và tăng dần qua các năm. Ngân hàng đã tập trung phát huy các lợi thế khắc phụ các

40

2.1.3.1. Hoạt động cho vay

Bảng 2.1: Dư nợ qua các năm

Chỉ tiêu Tong huy động Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2012/2011 So sánh năm 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng huy động 76 5 3 89 6 235 128 14,33 1463 62,09

(Nguồn: Theo số liệu của Quản lý tín dụng PVcomBank Hà Nội)

Biểu đồ 2.1: Dư nợ qua các năm

Năm 2011, tổng dư nợ của PVcomBank Hà Nội đạt 486 tỷ đồng, so với năm 2012 tổng dư nợ là 748 tỷ đồng thì con số này tăng lên 262 tỷ đồng (53,91%). Nguyên nhân là năm 2011 Chi nhánh đã thúc đẩy hoạt động phân loại, cơ cấu lại cơ sở khách hàng theo chiến lược của Hội đồng quản trị đề ra. Mặt khác, do tình hình kinh tế vĩ mô đã dần ổn định, ngân hàng đẩy mạnh việc cho vay nên kết quả là dư nợ tín dụng tăng cao. Tính đến 31/12/2013 tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh là 1225 tỷ đồng, tăng so với năm 2012 là 477 tỷ đồng (63,77% về giá trị tương đối). Nguyên nhân là sau khi thực hiện hợp nhất với PVFC hình thành ngân hàng mới với

41

tiềm lực về kinh tế và các chính sách phương hướng và hệ thống khách hàng trong tập đoàn Dầu khí đã đẩy mạnh việc tăng dư nợ của Chi nhánh.

Riêng đối với các khoản tín dụng trung và dài hạn dư nợ liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 dư nợ cho vay trung và dài hạn là 341 tỷ đồng thì đến năm 2012 là 638

tỷ đồng và đến năm 2013 là 867 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trung và dài hạn là tương đối cao, năm 2012 tăng 46,55% và năm 2013 tăng 26,41%. Do chi nhánh đã đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực dầu khí và bất động sản. Chi nhánh đã khí hợp đồng hợp tác với nhiều công ty và các dự án lớn như Hoodland, Thủy điện Sông Tranh 4, Golden West...

Để đạt được những kết quả trên, Chi nhánh đã tập trung mọi nguồn lực và triển khai nhiều giải pháp thực hiện thúc đẩy tín dụng. Trong đó giao chỉ tiêu cụ thể đến từng thành viên trong Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng nghiệp vụ và đến từng cán bộ công nhân viên. Đồng thời bám sát các chỉ đạo của PVcomBank làm cơ sở điều hành hoạt động của Chi nhánh. Chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp: tiếp thị, thu hút, phân loại khách hàng, dự án tốt để cho vay. Đồng thời đa dạng hóa đối tượng khách hàng vay vốn, đẩy mạnh cho vay mua nhà dự án, cho chủ đầu tư vay để thực hiện dự án.

2.1.3.2. Tình hình huy động vốnBảng 2.2 Tình hình huy động vốn

Chỉ tiêu m 201 1 m 201 2 Năm 2013 So sánh năm 2012/2011 So sánh năm 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

Thanh toán xuất nhập khẩu 14, 5 3 10, 8 8, 4,2 - -40,78 -1,5 -17,04 Doanh số mua bán ngoại tệ 19, 8 25, 3 2, 4 5,5 21,7 4 - 22,9 - 954 Doanh số trả tiền kiều hối 3, 5 3 3, 7 3, 0,2 - 6,06- 0,4 10,81

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của PVcomBank Hà Nội)

Công tác huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2011 đến 2013 đã liên tục tăng trưởng qua các năm, phát huy thế mạnh của Ngân hàng với phương pháp

42

huy động hiệu quả, thực hiện tốt việc đua các sản phẩm mới về huy động vào thị truờng theo chủ truơng của PVcomBank. Năm 2011 Chi nhánh đã huy động đuợc luợng vốn 765 tỷ đồng. Năm 2012 là năm khó khăn với các ngân hàng, nhung với những sản phẩm mới, linh hoạt nhu: tiền gửi tiết kiệm siêu linh hoạt, tiền gửi dự thuỏng... cùng chính sách chăm sóc khách hàng đã đẩy doanh số huy động của chi nhánh tăng 14,33% so với năm truớc (đạt 893 tỷ đồng). Sang năm 2013 với vị thế mới, tiềm lực mới, PVcomBank Hà Nội đã nắm bắt đuợc thời cơ, mo rộng khách hàng sang các công ty trong tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam do đó đẩy mạnh doanh số huy động của Chi nhánh lên 1463 tỷ đồng. Đây là kết quả đang khích lệ của Chi nhánh.

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ

Bảng 2.3 Tình hình hoạt động dịch vụ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thu nhập thuần từ lãi 24,5

7

47,8 2

88,4 1

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 14,4

2

13,0 5

14,5 2

Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động KD ngoại tệ 11,8

9

1,84 3,01

Lợi nhuận từ các hoạt động khác 0,13 17,5

6 9,82 Chi phí hoạt động 28,4 8 28,7 9 35,9 2

Tổng lợi nhuận trước thuế 12,6

Một phần của tài liệu 0498 giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại NHTM CP đại chúng việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w