PVcomBank Hà Nội đã xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung. Tại chi nhánh đã chia ra thành các phòng ban với các chức năng cụ thể: bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng; bộ phận thân tích tín dụng chịu trách nhiệm thu thập và phân tích các thông tin liên quan; bộ phận quản lý tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra lại các điều kiện phê duyệt và thực hiện giải ngân. Các khâu trong quy trình tín dụng được giao chức năng nhiệm vụ rõ ràng. Mô hình quản trị mà PVcomBank Hà Nội đang áp dụng là phù hợp với tình hình hiện nay của Chi nhánh.
Trong quá trình hoạt động, PVcomBank Hà Nội đã thực hiện xây dựng danh mục cho vay trong đó ưu tiên các công ty trong lĩnh vực dầu khí. Đây là nhóm khách hàng lâu năm của PVcomBank. Các công ty này chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Việc tập trung dư nợ vào nhóm khách hàng này làm cho PVcomBank Hà Nội có cơ cấu dư nợ theo danh mục không hợp lý. Với danh mục cho vay như hiện nay sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Chi nhánh nhất là khi tình hình thị trường dầu khi đang có nhiều biến động, giá giầu liên tục giảm.
Nhóm nợ 2011 2012 2013
Tổng nợ cho vay trung và dài hạn ^341 ^638 167
Nợ quá hạn 14,87 ^35^4 47,59
60
nhiều yếu kém. Hầu hết Chi nhánh chỉ nhận biết rủi ro tín dụng khi nó đã xảy ra. PVcomBank Hà Nội không dự báo đuợc rủi ro tín dụng cho từng khoản vay, từng nhóm khách hàng hay từng lĩnh vực hoạt động. Do đó Chi nhánh bị động khi khắc phục các rủi ro tín dụng.
Vì PVcomBank Hà Nội không xác định đuợc những rủi ro có thể xảy ra nên công tác đo luờng và phân tích rủi ro tỏ ra kém hiệu quả. Đa phần các chỉ số đua ra chỉ mang tính chất tuơng đối. Bên cạnh đó PVcomBank Hà Nội cũng không có các số liệu cơ sở ngành để từ đó làm cơ sở đánh giá cho từng khoản vay. Điều này làm việc phân tích dự báo các rủi ro chỉ mang tính hình thức.
Truớc tình hình trên, PVcomBank Hà Nội đã đua ra các giải pháp quản lý và kiểm soát rủi ro nhu yêu cầu khách hàng nộp báo cáo tài chính theo quý, gắn trách nhiệm quản lý khoản vay cho từng cán bộ quan hệ khách hàng, thuờng xuyên tiến hành kiểm tra sau vay.. .tuy nhiên những biện pháp này chua thực sự đem lại hiệu quả. Việc khách hàng quá hạn, các khoản nợ xấu vẫn tiếp tục tăng.
Dự trên những quy định của PVcomBank về cho vay trung và dài hạn, PVcomBank Hà Nội đã xây dựng cho mình khẩu vị rủi ro trong cho vay trung và dài hạn nhằm chủ động lựa chọn các khoản vay, các khách hàng đem lại mức mợi nhuận cao và an toàn cho Chi nhánh. Tùy từng thời kỳ Chi nhánh sẽ có những quy định cụ thể để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng. Với quan điểm thận trọng, Chi nhánh chỉ cho vay với các khách hàng có th ông tin trên CIC là chua từng vay hoặc khách hàng nợ nhóm 1. Chi cho vay vay đối với các khách hàng có xếp hạng tín dụng nội bộ là AAA, AA, A, BBB và BB. Những khách hàng có xếp hạng nội bộ là B, CCC, CC và C sẽ không đuợc xét cấp tín dụng. Các khoản vay của Chi nhánh đều đuợc thẩm định qua 2 cấp: cấp truởng phòng và giám đốc chi nhánh. Các dự án đầu tu đều đuợc nghiên cứu, đánh giá theo nhiều phuơng diện khác nhau.
Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay trung và dài hạn
61
Bảng 2.10: Nợ quá hạn và nợ xấu
Nợ xấu 7,09 ^2A 24,19
Tỷ lệ nợ TVDH quá hạn trong kỳ 3,06 ^5Λ5 1Ĩ49
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dự phòng 5977,8 8357,8 14739
Dự phòng đã trích để xử lý nợ xấu ^361 ^49 ^^619
Tỷ lệ dự phòng RRTD (%) 77 1-7
(Nguồn: Báo cáo thường niên của PVcomBank Hà Nội)
Biểu đồ 2.3: Nợ quá hạn và nợ xấu
Nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn. Cụ thể, năm 2012 nợ quá hạn tăng thêm 20,53 tỷ đồng so với năm 2011 (tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn cũng tăng mạnh 152 tỷ đồng). Sang đến năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn có giảm nhẹ từ 5,55% xuống 5,49% nhưng số tuyệt đối vẫn tăng 12,19 tỷ đồng. Tình hình nợ xấu cũng liên tục tăng qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu qua các năm vẫn ở mức cho phép (< 3) nhưng lại có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011 nợ xấu là 7,09 tỷ đồng thì sang đến năm 2012 là 7,4 tỷ đồng (tăng 0,39 tỷ đồng). Năm 2013 nợ xấu tăng mạnh đạt 24,19 tỷ đồng tương đương 2,79% tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn. Tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng qua các năm thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng có xu
62
hướng xấu đi và hiệu quả quản trị rủi ro là chưa cao. Tình hình sử dụng quỹ dự phòng rủi ro
Bảng 2.11: Bảng sử dụng quỹ dự phòng rủi ro
(Nguồn: Báo cáo thường niên của PVcomBank Hà Nội)
Trong thời gian qua PVcomBank Hà Nội đã tích cực rà soát lại các khoản nợ xấu, tiến hành xử lý và trích lập dự phòng để bù đắp tổn thất. Số dự phòng rủi ro tín dụng trung dài hạn được trích lập để xử lý nợ xấu liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 là 361 triệu đồng thì năm 2013 đã tăng lên mức 619 triệu đồng. Điều đó phản ánh chất lượng các khoản tín dụng giảm qua các năm, công tác quản trị rủi ro trong cho vay trung và dài hạn chưa phát huy được hiệu quả.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG Lực QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI