Quá trình hình thành và phát triển của BIDVchi nhánh Đông Đô

Một phần của tài liệu 0458 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 40)

2.1. Khái quát về BIDV chi nhánh Đông Đô

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV chi nhánh ĐôngĐô Đô

Ngày 26/4/1957, NH Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) - tiền thân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 24/6/1981, NH Kiến thiết VN được đổi tên thành NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc NHNN VN theo Quyết định số 259 - CP của Hội đồng Chính phủ.

Ngày 14/11/1990, NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành NH ĐT&PTVN theo Quyết định số 401- CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Hiện nay, BIDV là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt giữ vai trò chủ đạo về lĩnh vực đầu tư phát triển, được tổ chức theo mô hình tổng công ty nhà nước theo Quyết định 90/TTg ngày 27/03/1004 của Thủ tướng chính phủ.

NHTMCP ĐT&PTVN - Chi nhánh Đông Đô (BIDV Đông Đô) được thành lập trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao dịch 2 của SGD 1 NH ĐT&PTVN, đi vào hoạt động bắt đầu từ ngày 31/07/2004 theo QĐ số 194/QĐ - HĐQT ngày 05/05/2004 của HĐQT BIDV Việt Nam. BIDV Đông Đô là một trong những chi nhánh tiên phong đi đầu trong việc triển khai nghiệp vụ NHBL, lấy phát triển nghiệp vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng, hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình nghiệp vụ NH hiện đại, công nghệ tiên tiến theo đúng dự án hiện đại hóa của NH Việt Nam.

Việc thành lập BIDV Đông Đô phù hợp với tiến trình thực hiện tái cơ cấu của BIDV, gắn liền với đổi mới toàn diện, phát huy truyền thống phục vụ

đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ NH, hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của kinh tế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng một tập đoàn tài chính đa năng.

Từ những ngày mới hoạt động, BIDV Đông Đô đã đối mặt với không ít khó khăn do hoạt động trên địa bàn cạnh tranh cao với các NH có bề dày hoạt động và lợi thế hơn hẳn. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực không ngừng BIDV Đông Đô đã nhanh chóng khai thác được nguồn vốn từ các thành phần kinh tế một cách hiệu quả, cải thiện chất lượng dịch vụ từ đó nâng cao được uy tín trên địa bàn. Trong những năm qua, BIDV Đông Đô đã không ngừng củng cố tổ chức, đào tạo cán bộ, đổi mới công tác điều hành, hiện đại hóa công nghệ và nghiệp vụ, vận dụng linh hoạt các công cụ lãi suất, phí thanh toán... để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nên đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. BIDV Đông Đô đã xây dựng và ban hành hàng loạt văn bản quy định cụ thể từ quy trình điều hành quản lý nội bộ đến quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó là sự kết hợp hài hòa giữa cung cấp các sản phẩm, dịch vụ NH truyền thống với triển khai các sản phẩm dịch vụ mới để cung cấp tiện ích tối đa cho khách hàng, nhờ vậy đã thu hút được nhiều khách hàng mới và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Cùng với toàn hệ thống BIDV, BIDV Đông Đô đã thực hiện chương trình hiện đại hóa và đến nay công nghệ và nghiệp vụ NH của đơn vị đã đáp ứng được chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Hầu hết các nghiệp vụ tại Chi nhánh đều được thực hiện trên máy vi tính, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng tiện ích cho khách hàng. Thêm vào đó, công tác đào tạo, giáo dục đội ngũ cán bộ cũng được coi trọng nhằm xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giao tiếp tốt, và đủ năng lực để xử lý công việc độc lập... Vì vậy, Chi nhánh

đã ngày càng cải thiện được hình ảnh cũng như sự tín nhiệm của khách hàng, đồng thời đóng góp không nhỏ vào thành tích hoạt động của hệ thống BIDV Việt Nam.

Với nền vốn cuối năm 2008, nguồn vốn của chi nhánh đạt 86 tỷ đồng, dư nợ tín dụng là 262 tỷ đồng, với 29 khách hàng, trong đó chủ yếu là dư nợ cho vay xây lắp, chất lượng tín dụng thấp, tỷ trọng dư nợ trung hạn chiếm 44%. Năm 2009 thu dịch vụ đạt 5,74 tỷ đồng, chênh lệch thu chi (sau trích DPRR) đạt 2,55 tỷ đồng. Đến hết năm 2017, chi nhánh hiện tại gồm 12 phòng nghiệp vụ và 05 PGD với trên 100 cán bộ, nhân viên. Kết quả huy động vốn đạt hơn 15.000 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đạt trên 8.400 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 17 triệu đồng.

Chức năng của BIDV Chi nhánh Đông Đô là trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn khu vực; tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của Giám Đốc Ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô; thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng Giám Đốc Ngân hàng BIDV.

Nhiệm vụ của ngân hàng BIDV Chi nhánh Đông Đô là: - Huy động vốn; cho vay; kinh doanh ngoại hối.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. - Tư vấn tài chính, tín dụng trực tiếp cho khách hàng.

- Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh đối với các điểm, phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm trực thuộc.

- Đầu tư dưới các hình thức như góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác khi được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chấp thuận.

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.

- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo phân cấp.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc phân cấp, chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Tổ chức phổ biến hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước, của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa bàn khu vực.

- Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá thương hiệu.

Một phần của tài liệu 0458 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 40)