- Một là, hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ
Việc xây dựng, củng cố môi trường pháp lý là hết sức cần thiết vì chúng ta vẫn chưa có hành lang pháp lý đầy đủ cho việc phát hành và thanh toán thẻ quốc tế. Vì vậy, NHNN cần nghiên cứu và ban hành các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ thẻ để điều chỉnh các hành vi liên quan, đặc biệt là liên quan đến tranh chấp, rủi ro, làm cơ sở để xử lý khi xảy ra, điều này có ý nghĩa quan trọng khi có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Đồng thời cũng quy định chế tài đi kèm theo hoạt động kinh doanh thẻ.
Chính sách quản lý ngoại hối hiện nay đã có quy định về đồng tiền thanh toán thẻ tại các ĐVCNT và đồng tiền thanh toán thẻ với ngân hàng tùy
theo hình thái đầu tư vốn. Nhưng vấn đề sử dụng thẻ ngân hàng Việt Nam tại nước ngoài vẫn chưa được đề cập đến. Cùng với xu hướng phát triển chung của thế giới và khu vực, Chính phủ đã định hướng từng bước tự do hóa giao dịch vãng lai. Để phù hợp với định hướng lâu dài của Chính phủ, giải tỏa khó khăn cho các ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch chi tiêu bằng thẻ phát triển, trong chính sách quản lý ngoại hối cần phải có quy định riêng về việc cho phép sử dụng thẻ tín dụng quốc tế cũng như thẻ ghi nợ quốc tế ở nước ngoài phù hợp cho cả thời kỳ trước mắt và lâu dài.
- Hai là, hoạch định chiến lược về thẻ cho hệ thống NHTM
Để đảm bảo cạnh tranh theo đúng nghĩa là động lực thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thẻ. Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên liên hệ trực tiếp với hiệp hội các NHTT thẻ Việt Nam để hoạch định các chính sách, chiến lược và áp dụng trên toàn hệ thống ngân hàng.
Hiệp hội các NHTT thẻ cần có những quy định nghiêm khắc về chế tài xử phạt đối với những vi phạm về thẻ, đóng góp tích cực hơn nữa cho sự phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam.
Có chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ thẻ. Không chỉ có Chính phủ mà Ngân hàng Nhà nước cũng cần khuyến khích các NHTM đầu tư vào công nghệ thẻ và mở rộng dịch vụ thẻ ngân hàng bằng những hình thức cụ thể hơn như trợ giúp các NHTM cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Tăng cường công tác quản lý rủi ro, đấu tranh phòng chống tội phạm về thẻ. Rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán thẻ chiếm phần lớn và thường vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng. Hành vi giả mạo thẻ và thực hiện các giao dịch giả đang phổ biến. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các chế tài đối với tội phạm thẻ, phối hợp với Bộ Công an nâng cao trình độ của công an kinh tế và các đơn vị có thẩm quyền liên quan.
- Ba là, đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tội phạm về thẻ
Hiện nay, một số tội phạm có liên quan đến thẻ ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, hành lang pháp luật còn chưa được đồng bộ và có nhiều sơ hở, hơn nữa trang bị kỹ thuật còn thiếu. Đây là điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm hoạt động. Vì vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh để xây dựng một hành lang pháp luật đồng bộ, các văn bản dưới luật về kinh tế, bổ sung các luật hiện hành, đưa ra các khung hình phạt cụ thể cho những tội phạm có liên quan về thẻ như: sản xuất, tiêu thụ thẻ giả, ăn cắp mã số,... Nhất là trong năm 2002, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đưa máy ATM vào hoạt động. Máy này thường được đặt ở những nới công cộng. Nhưng xét về một mặt nào đó thì việc tự giác thi hành pháp luật của người dân Việt Nam còn thấp và chưa có một khung hình phạt cụ thể. Do đó, nếu đặt máy ATM ở nới công cộng sợ rằng chi phí bỏ ra để bảo vệ máy ATM có thể cao hơn lợi nhuận thu được từ máy đó. Vì vậy, Nhà nước cần cần nhanh chóng hoàn thiện một hành l ang pháp lý hoàn chỉnh nhằm giúp người dân có ý thức tuân thủ luật pháp và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh thẻ phát triển hơn.
- Bốn là, có chính sách ưu đãi về đầu tư công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thẻ
Đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng không phải chỉ là một vấn đề riêng của ngành ngân hàng mà nó nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước. Công nghệ thẻ là một công nghệ hoàn toàn mới ở Việt Nam, máy móc thiết bị đều là những máy móc hiện đại mà với khả năng hiện tại Việt Nam chưa thể sản xuất được, thậm chí cả những linh kiện thay thế cũng chưa có. Vì vậy, Chính phủ nên xem xét, hỗ trợ đối với những hoạt động liên quan đến thanh toán thẻ như: giảm thuế nhập khẩu cho những máy móc phục vụ cho hoạt động phát
hành và thanh toán thẻ; tạo điều kiện thành lập các cơ sở, nhà máy sản xuất các máy móc hoặc linh kiện thay thế cho các thiết bị phục vụ cho phát hành và thanh toán thẻ, nhu: máy dập thẻ, máy ATM, POS, thẻ trắng... nhằm giảm giá thành, tạo điều kiện cho các ngân hàng có khả năng tự trang bị và trang bị cho các đại lý đầy đủ, rộng rãi hơn.
- Năm là, đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò, tiện ích của sử dụng thẻ trong dân cư:
Hiện nay công tác quảng cáo, tuyên truyền về lợi ích của thẻ hầu hết là của các NHTM nhu vậy nguời dân hiểu rằng đó là một mảng kinh doanh của ngân hàng nên sẽ tiếp nhận một cách dè chừng, đặc biệt là ở các các khu vực ngoại thị. Do vậy, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan truyền thông tổ chức phối hợp tuyên truyền cho dân chúng biết đến tiện ích của thẻ nhu vai trò trong phát triển kinh tế xã hội để nguời dân nắm đuợc và tiếp nhận thông tin sản phẩm của NHTM dễ dàng hơn.