Những hạn chế của dịch vụ thẻBIDV

Một phần của tài liệu 0458 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 66)

Tuy Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu trong dịch vụ thẻ nhưng vẫn còn một số mặt hạn chế sau:

Thứ nhất, chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường, dịch vụ thẻ phát triển chưa tương xứng với vị thế, quy mô của một trong những NHTM lớn tại Việt Nam: Với cơ cấu dân số trẻ và thói quen dùng tiền mặt trong dân cư thì tiềm năng về sử dụng thẻ của thị trường Việt nam là rất lớn. Chi nhánh cũng

đã nỗ lực khai thác tiềm năng đó thể hiện qua số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán tăng qua từng năm nhưng chưa đáng kể so với tốc độ tăng về phát hành và thanh toán thẻ của khu vực và trên thế giới về cả thẻ ATM, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Cùng với việc hội nhập quốc tế, các ngân hàng nước ngoài cũng được mở rộng phát triển trong dịch vụ thẻ, cạnh tranh càng gay gắt hơn, mặt khác các ngân hàng lớn như VCB, Vietinbank, Agribank cũng chú trọng hơn đến khai thác dịch vụ thẻ, các ngân hàng cổ phần như EAB, Sacombank, Techcombank, MBBank với tính năng động sẵn có cũng tích cực tìm kiếm thêm khách hàng thì BIDV có thể sẽ bị chia sẻ, mất dần khách hàng truyền thống.

Thứ hai, công nghệ về thanh toán thẻ còn nhiều hạn chế: Hệ thống công nghệ xử lý và vận hành nghiệp vụ thẻ chưa đồng bộ, thiếu nhiều tính năng và hoạt động còn chưa ổn định.

Thứ ba, sản phẩm thẻ còn nghèo nàn chưa đa dạng. Hiện nay, BIDV đã chấp nhận thanh toán thẻ nội địa của 32 ngân hàng và thương hiệu Visa và Master card, nhưng các thương hiệu quốc tế khác vẫn chưa đươc chấp nhận thanh toán tại BIDV là Dinner Club, Amex,...

Được biết trên thị trường hiện nay các thẻ như "Vietcombank Visa card - Thẻ phong cách" của Vietcombank, thẻ thanh toán quốc tế Sacombank Visa debit... đều là thẻ thanh toán quốc tế dưới dạng hình thức ghi nợ với phạm vi tiêu dùng rộng cả trong và ngoài nước. Khách hàng tiêu dùng dựa trên số dư có trên tài khoản của chính khách hàng, ngân hàng không phải quản lý dư nợ. Tuy nhiên, BIDV vẫn chưa triển khai sản phẩm thẻ thương hiệu Visa debit mà mới chỉ có duy nhất Master debit.

Về tên các loại thẻ và phân đoạn khách hàng: Thẻ của BIDV tương đối đa dạng, nhưng cách đặt tên cũng như quảng bá chưa thực sự hướng tới từng phân đoạn khách hàng. Chúng ta có thẻ Etrans, thẻ Harmony, thẻ VISA, thẻ

52

Moving...v.v nhưng nếu nghe những cái tên này người nghe không thể biết thẻ nào là dành cho học sinh, sinh viên, cho các bà nội trợ, cho dân văn phòng công sở, hay cho doanh nhân... khách hàng không thể hình dung ngay từ cách đặt tên cho các loại thẻ.

Thứ tư, hệ thống máy ATM của BIDV thỉnh thoảng vẫn gặp sự cố, gây phiền toái cho khách hàng: Hệ thống ATM trên địa bàn của chi nhánh hiện là 75 máy nhưng vẫn tồn tại tình trạng một số máy bị quá tải, hay bị trục trặc kỹ thuật, có máy có số tần suất giao dịch rất ít. Một số trường hợp ATM bị gặp sự cố như khách hàng chưa rút được tiền nhưng tài khoản vẫn bị trừ, đột ngột mất điện khi khách đang giao dịch, bị hết tiền mà chưa tiếp quỹ kịp, máy bị lỗi ngừng hoạt động,... gây nên những khó khăn, bất tiện cho khách hàng.

Thứ năm, bên cạnh đó, sự phân bố máy ATM và Đơn vị chấp nhận thẻ không đồng đều, dẫn đến việc có những lúc khách hàng thấy thật khó khăn mới tìm thấy được máy ATM hoặc Đơn vị chấp nhận thẻ. Hiện nay, với việc các ngân hàng đều tham gia kết nối Banknet và Smartlink thì khách hàng có thể rút tiền ở ATM của các ngân hàng trong liên minh nhưng trên thực tế, khách hàng của BIDV thì thường rút ở máy BIDV vẫn là lựa chọn đầu tiên để tránh bị trừ phí rút tiền nhiều.

Ngoài ra, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của một số Đơn vị chấp nhận thẻ còn chưa cao, nhân viên không được đào tạo kỹ càng về quy trình thanh toán thẻ tín dụng, lại có phân biệt về giá giữa khách dùng tiền mặt và khách hàng quẹt thẻ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thanh toán và phát hành thẻ của BIDV trong thời gian vừa qua...

Vẫn tồn tại nhiều các rủi ro trong hoạt động thẻ: Hiện tượng làm giả thẻ, thẻ bị lợi dụng, thẻ bị trừ sai tiền vẫn còn nhiều. Mặc dù rủi ro là điều không tránh khỏi, nhưng vẫn cần có những biện pháp bảo vệ, tạo sự an toàn cho việc sử dụng thẻ như phát hành ra loại thẻ thông minh.

53

- Thứ sáu, các loại phí còn ở mức cao. Thẻ tín dụng của BIDV cung cấp đã có hạn mức từ 01 triệu đến 500 triệu đồng, vừa linh hoạt, vừa là hạn mức tín dụng cao. Tuy nhiên các loại phí liên quan còn cao, làm khách hàng e dè trong phát hành và sử dụng thẻ:

Bảng 3: Biểu phí thẻ tín dụng của BIDV

BIDV Flexi, Infinite Phí thường niên Thẻ chính 300.000 200.000 1.000.000 Thẻ phụ 150.000 100.000 500.000 Phí phát hành lại thẻ 100.000 50.000 100.000 Phí chấm dứt sử dụng thẻ 50.000 50.000 50.000 Phí ứng tiền mặt tại POS

BIDV 2% tối thiêu 20.000 3% tối thiêu 40.000 3% tối thiêu 40.000 Phí ứng tiền mặt tại ATM

BIDV 4% tối thiêu 100.000 4% tối thiêu 100.000 4% tối thiêu 100.000 Phí chuyên đôi ngoại tệ 2,1% số tiền

giao dịch

2,1% số tiền giao dịch

2,1% số tiền giao dịch Phí phạt chậm thanh toán 4% tối thiêu

100.000 4% tối thiêu 100.000 4% tối thiêu 100.000 Phí cấp hạn mức tín dụng tạm thời 50.000 50.000 50.000 Phí thay đôi hạn mức tín 30.000 30.000 30.000

Nhóm Thẻ GNNĐ

VISA MASTER JCB/CUP

Nhóm 1: Dịch vụ công, siêu thị 0.33% 1.3% 13% 2% Nhóm 2: Vàng bạc, đá quý 1.8% 2.0% Nhóm 3: Khách sạn 5* trở lên 3.0% 3^0% Nhóm 4: Khách sạn 4* trở xuống, tour, TTTM 2.5% 2.9%

Nhóm 5: Điện tử, điện máy 1.8% 18%

Nhóm 6: Dịch vụ y tế 1.8% 18%

Nhóm 7: Bảo hiểm 2.0% 18%

Nhóm 8: Nhà hàng 1.9% 2.1%

Nhóm 9: Khác 2.0% 2.2%

54

Nguồn: Biểu phí thẻ tín dụng của BIDV

Lãi suất cho vay trên thẻ tín dụng còn ở mức cao 15% - 18%/ năm và có thể thay đổi tăng hoặc giảm tùy theo thông báo của hệ thống BIDV. So với lãi suất vay ngắn hạn thông thường chênh lệch từ 3% - 6%, lãi phạt vượt hạn mức cao. Vì vậy, mặc dù có nhiều tiện ích xong do nhu cầu tiêu dùng ở Việt Nam chưa cao, mức phí và lãi suất được chủ thẻ quan tâm nhiều hơn và khi đó nó trở thành yếu tố tác động đến quyết định phát hành và sử dụng thẻ của khách hàng.

Tương tự, phí thanh toán thẻ VISA, MASTER qua các thiết bị thanh toán tự động mà các ĐVCNT phải chịu tới 2% số tiền thanh toán (Các ĐVCNT chủ yếu hiện tại của BIDV rơi vào nhóm 8 và nhóm 9) cũng làm đơn vị chấp nhận thẻ e ngại trong lắp đặt và sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ qua POS.

Nguồn: Biểu phí dịch vụ POS của BIDV

- Thú bảy, công tác Marketing chưa được chú trọng. Các ngân hàng thương

mại khi bắt đầu tham gia phát hành thẻ tại thị trường Việt Nam, thì họ đã đi sâu đi

sát vào các đối tượng khách hàng, tạo dựng được nền khách hàng tương đối lớn. Họ tìm mọi cách tiếp cận với mọi đối tượng khách hàng với các chính sách ưu đãi,

linh hoạt. BIDV tham gia vào thị trường đã muộn, cộng với tư duy ỷ lại vào ưu thế sẵn có của mình với thương hiệu đã có nên chưa thực sự đẩy mạnh công tác này. Việc marketing nhằm phát triển dịch vụ thẻ được triển khai phần lớn qua cán bộ tác nghiệp trực tiếp hoặc cán bộ được giao nhiêm vụ, trong khi việc tiếp thị sản phẩm có thể nhân rộng cho toàn bộ chi nhánh, nhất là các cán bộ quản lý khách hàng.

Một phần của tài liệu 0458 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w