Xuất các giải pháp liên quan đến các hộ gia đình tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bắc sơn (Trang 100 - 103)

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, đào tạo cho cộng đồng để cộng đồng hiểu rõ hơn về lợi ích kinh tế mà du lịch mang lại và ý nghĩa, vai trò của du lịch cộng đồng đối với việc nâng cao, cải thiện đời sống, bảo vệ tài nguyên và văn hóa địa phương. Đồng thời, trang bị cho cộng đồng những kiến thức cơ bản về du lịch, các kỹ năng đón tiếp khách du lịch, phát triển dịch vụ tại điểm đón khách du lịch và kết hợp dịch vụ tạo tính đa dạng cho khách du lịch. Tạo sự hiểu biết và hứng thú của cộng đồng đối với việc tham gia hoạt động du lịch.

- Tạo hỗ trợ cần thiết về vốn đầu tư ban đầu giúp cộng đồng tại một số bản định hướng phát triển du lịch cộng đồng ở xã Quỳnh Sơn, xã Chiến Thắng, xã Vũ Lăng, xã Tân Thành,…cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị nhằm đón tiếp khách du lịch, đặc biệt khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình có đủ điều kiện đón khách, cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển tham gia phát triển du lịch thông qua các chính sách mở về vốn, thuế v.v....

- Giúp đỡ cộng đồng tạo mối liên kết với các công ty, doanh nghiệp du lịch, tạo tour, tuyến, đưa du lịch cộng đồng đến gần hơn với du khách..

lịch địa phương với khách du lịch và các công ty lữ hành thông qua các kênh truyền thông, các chương trình quảng bá du lịch, các lễ hội, những ngày kỷ niệm lớn v.v....

- Có chế độ khen thưởng và tuyên dương đối với các cá nhân, các hộ gia đình có tư duy sáng tạo, phát triển du lịch hiệu quả.

- Tạo điều kiện, thu hút các nhà đầu tư xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch, tạo điều kiện để cộng đồng tham gia đồng thời khuyến khích cộng đồng tham gia vào các hạng mục đầu tư nhỏ đồng thời cung cấp các dịch vụ như thuyền chở khách, dịch vụ giải khát, trạm nghỉ cho khách du lịch.

- Khôi phục, bảo tồn và khai thác sản phẩm du lịch từ các lễ hội, các ngành nghề truyền thống, văn nghệ dân gian v.v...., khuyến khích người dân tham gia, xây dựng và hưởng lợi ích từ các hoạt động này.

- Sử dụng quỹ du lịch cộng đồng hợp lý công khai, minh bạch tạo sự tin tưởng cho người dân và hỗ trợ hợp lý cho các chương trình xúc tiến du lịch, cải thiện cơ sở hạ tầng, khen thưởng v.v....

- Tổ chức họp thường kỳ, thống kê kết quả đạt được và các khó khăn còn đang vấp phải, lấy ý kiến dân chủ công khai của người dân tham gia hoạt động du lịch, nỗ lực cùng với người dân khắc phục các vấn đề còn tồn tại.

- Huy động vốn đầu tư xã hội đầu tư cho hoạt động du lịch của cộng đồng và khắc phục các hạn chế về vốn.

Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực của các thành viên trong cộng đồng: Để du lịch bền vững vì người nghèo mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân nghèo, tạo nguồn quỹ cho cộng đồng địa phương, yếu tố không kém phần quan trọng là nâng cao hơn nữa năng lực địa phương, đề ra những biện pháp hữu hiệu trong hoạt động du lịch để việc xoá đói giảm nghèo có hiệu quả hơn và cộng đồng nói chung con người nói riêng thực sự là nhân tố quyết định trong việc phát triển du lịch cộng đồng. Cần phối hợp với một số cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch tổ chức các khoá tập huấn cho cộng đồng về kỹ năng đón tiếp khách du lịch, kỹ thuật chế biến thức ăn, tổ chức dịch vụ lưu trú tại nhà cộng đồng, đồng thời hỗ trợ tư vấn giúp cộng đồng kiến thức về xây dựng kế hoạch

phát triển du lịch tại địa phương.

Hỗ trợ giúp đỡ kỹ thuật ban đầu cho người dân áp dụng kiến thức vào thực tế; Cộng đồng địa phương chính là chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, họ là những người hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Vì vậy sự tham gia của họ vào việc phát triển du lịch cộng đồng là hết sức quan trọng. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương - điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách.

- Trên cơ sở tiềm năng trong dân, cần tiếp cận và xây dựng từ đầu, tiềm năng hiện hữu bằng cả quá khứ và hiện tại: Nhân dân vẫn làm những sản phẩm sản xuất phục vụ sinh hoạt, lễ hội... Kỹ thuật, sự khéo tay trong dân cộng với tiềm năng thiên nhiên ban tặng là nguồn tài nguyên sẵn có tại chỗ, chúng ta cần hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho người dân, hỗ trợ về mặt tài chính (về đào tạo, rủi ro) tạo điều kiện cho người dân đầu tư sản phẩm du lịch ra thị trường. Hiện nay thu nhập của người dân là thấp, yếu điểm của nhân dân miền núi là lợi thế để chúng ta sử dụng lực lượng lao động này một cách hiệu quả có lợi đôi bên trên cơ sở đó cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương.

- Với phương thức bám vào dân là chính cần xây dựng bộ máy quản lý tại cộng đồng mà nòng cốt chính là những người dân trong cộng đồng, bởi lẽ vai trò của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển du lịch cộng đồng rất quan trọng, cách thức mà cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt dộng du lịch sẽ có vai trò quyết định tới sự bền vững của quá trình phát triển. Từ kinh nghiệm thực tiễn của nhiều địa phương trong nước và quốc tế cho thấy, phát triển du lịch cộng đồng chỉ thành công khi huy động được sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp, tổ chức quần chúng, cơ quan, đơn vị và mỗi người dân. Sự tham gia của các lực lượng xã hội sẽ tạo ra tiếng nói đồng thuận, tạo dư luận xã hội và tăng thêm nguồn lực cho các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển du lịch. - Sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển du lịch có ý nghĩa thiết thực và vô cùng quan trọng. Chúng ta cần xây dựng những bộ máy quản lý từ cấp xã, thôn, bản... do chính những người dân làm nòng cốt, có như vậy mới tạo được lòng tin và thu hút đông đảo quần chúng cùng tự nguyện tham gia phát triển du lịch cộng đồng, trước hết

là ở từng địa phương, từng khu, từng điểm du lịch và sau đó là trong phạm vi toàn tỉnh. Đây là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch trước mắt cũng như lâu dài. Khi du lịch được phát triển tại các khu vực không phải là trung tâm của tỉnh và đặc biệt ở các khu vực nông thôn, miền núi, thì nó có thể góp phần xoá đói giảm nghèo thông qua việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương. Đảm bảo phân chia công bằng các lợi ích có được từ hoạt động phát triển du lịch.

- Muốn thực hiện tốt chương trình phát triển du lịch bền vững cho người nghèo thì việc tạo điều kiện cho người nghèo được vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để phát triển du lịch cộng đồng là một nhân tố quan trọng quyết định việc phát triển du lịch bền vững vì người nghèo và để đạt mục tiêu: Cải thiện các cơ hội tạo việc làm và thu nhập trong ngành du lịch cho người nghèo thông qua phát triển sản phẩm du lịch nông thôn.

- Cần thường xuyên trao đổi tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan. Tư vấn giữa công ty du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và các cơ quan là đảm bảo cho hợp tác lâu dài cũng như giải quyết những xung đột có thể nẩy sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bắc sơn (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)