3.1 Định hướng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
Để đáp ứng mục tiêu chung nêu trên, phát triển du lịch Bắc Sơn phải đạt được mục tiêu cụ thể sau:
- Về khách du lịch: Đẩy mạnh thu hút khách du lịch, cả khách quốc tế và khách nội
địa. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch trung bình khoảng 50%/năm trong giai đoạn 2018 - 2020 để đến năm 2020 thu hút được 40.000- 45.000 lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 10.000 lượt khách quốc tế, chiếm khoảng 14% lượng khách quốc tế đến Lạng Sơn, 30.000 - 35.000 khách nội địa, chiếm khoảng 6% tổng số khách nội địa đến Lạng Sơn; Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch trung bình khoảng 35-40%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 để đến năm 2025 thu hút được 200.000- 210.000 lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 65.000- 70.000 lượt khách quốc tế, 135.000 - 140.000 lượt khách nội địa, chiếm 10 - 15% tổng số khách nội địa của Lạng Sơn, trong đó duy trì và đảm bảo số lượng khách đến trải nghiệm du lịch cộng đồng khoảng 60% - 70% trên tổng số khách du lịch đến Bắc Sơn.
* Khách du lịch trong ngày: Năm 2020 đạt khoảng 20.000 lượt khách, trong đó có khoảng 9.000 lượt khách quốc tế, 11.000 lượt khách nội địa; năm 2025 đạt khoảng 70.000 lượt khách, trong đó có 25.000 lượt khách quốc tế, 45.000 lượt khách nội địa.
* Khách du lịch lưu trú qua đêm: Năm 2020 đạt 10.300 lượt khách, trong đó có 1.800
lượt khách quốc tế, 8.500 lượt khách nội địa; năm 2025 đạt 50.600 lượt khách, trong đó có 8.100 lượt khách quốc tế, 42.500 lượt khách nội địa.
* Thời gian lưu trú trung bình và mức chi tiêu trung bình của khách du lịch quốc tế.
phấn đấu đến năm 2020, thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế đạt 1,6 ngày, đến năm 2025 đạt 1,7 ngày; Mức chi tiêu bình qn của khách du lịch quốc tế có lưu trú qua đêm tại Bắc Sơn khoảng 1.000.000 đồng/ngày giai đoạn 2016 - 2020 và 1.500.000 đồng/ngày giai đoạn 2021 - 2025.
* Thời gian lưu trú trung bình và mức chi tiêu trung bình của khách du lịch nội địa đạt
khoảng 2,0 ngày vào năm 2020 và 2,4 ngày vào năm 2025. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch nội địa có lưu trú khoảng 600.000 đồng/ ngày trong giai đoạn 2016-2020 và 880.000 đồng trong giai đoạn 2021- 2025. Mức chi tiêu bình quân của khách nội địa tham quan trong ngày khoảng 400.000 đồng trong giai đoạn 2017-2020 và 550.000 đồng trong giai đoạn 2021- 2025.
- Về tổng thu từ du lịch: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng từ 40-45%/ năm để đến năm
2020 tổng thu từ du lịch chiếm khoảng 2-4% tổng thu nhập của huyện. Phấn đấu đến năm 2025, tổng thu từ du lịch chiếm khoảng 4-6% tổng thu nhập của huyện.
- Về cơ sở lưu trú du lịch: Đẩy mạnh phát triển cơ sở lưu trú du lịch đảm bảo phù hợp
với nhu cầu của khách du lịch theo từng giai đoạn, trong đó ưu tiên trước mắt tập trung khuyến khích người dân ở một số làng du lịch cộng đồng như làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, Vũ Lăng cải tạo, nâng cấp nhà ở và đầu tư trang thiết bị, dịch vụ cần thiết để cung cấp dịch vụ lưu trú qua đêm (homestay) cho khách du lịch, đảm bảo có khoảng 15- 20 nhà dân tham gia cung cấp dịch vụ lưu trú homestay trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Bên cạnh đó, khuyến khích đầu tư cải tạo, nâng cấp các nhà nghỉ hiện có thành khách sạn đủ tiêu chuẩn, 1 sao, 2 sao tại thị trấn Bắc Sơn, đảm bảo cung cấp được khoảng 150 -200 phòng. Đồng thời, khuyến khích đầu tư xây dựng bungalow
tại một số khu vực ven chân núi hoặc ven hồ và có được ít nhất một khu nghỉ dưỡng núi (mountain resort) 3 sao khoảng 30 - 50 phòng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Phấn đấu đến năm 2025, tổng số phòng cơ sở lưu trú tại Bắc Sơn có khoảng 300-350 phòng và khoảng 20 - 30 nhà dân tham gia cung cấp dịch vụ lưu trú homestay.
- Về việc làm: phấn đấu đến năm 2020 tạo được 300 - 350 việc làm, trong đó có 250 -
300 lao động trực tiếp và đến năm 2025 tạo được khoảng 1.500 việc làm, trong đó có khoảng 1.000 lao động trực tiếp. [22] [23] [24]
Định hướng phát triển thị trường khách du lịch
Thị trường khách du lịch Bắc Sơn bao gồm thị trường khách nội địa và thị trường khách quốc tế, trong đó khách du lịch nội địa là người Việt Nam và người nước ngoài nhưng sống và làm việc tại Việt Nam.
Thị trường khách quốc tế : Đối với thị trường khách du lịch quốc tế, Bắc Sơn cần hướng trọng tâm thu hút các dòng khách đến từ khu vực Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ. Đa phần khách du lịch đến từ các khu vực này là những người có khả năng chi trả cao, yêu thích các hoạt động tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán bản địa, u thích thiên nhiên mơi trường. Tuy nhiên, khách đến từ khu vực này thường là những khách trung, cao tuổi. Do vậy, họ đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ. Vì thế, song song với phát triển các cơ sở dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch trong nước thì Bắc Sơn cần mạnh dạn đầu tư một số cơ sở dịch vụ lưu trú, nhà hàng cao cấp để thu hút dịng khách quốc tế này.
Bên cạnh đó, cần tập trung hướng tới thị trường khách ASEAN, khách Úc và Niu Di Lân và có biện pháp thu hút khách phù hợp với từng thị trường, phân khúc khách du lịch cụ thể.
Thị trường khách nội địa : Tài nguyên du lịch của Bắc Sơn chủ yếu dựa vào cảnh quan
tự nhiên. Các đối tượng khách có quan tâm tới loại hình du lịch này thường là giới trẻ trong độ tuổi từ 20-45. Thị trường khách này có ưu điểm là u thích khám phá chỗ mới, thích hịa mình vào thiên nhiên, không yêu cầu dịch vụ thực sự cao cấp, thân
thiện, dễ gần, có thu nhập ổn định và có khả năng chi trả. Do vậy, Bắc Sơn cần đưa ra các chương trình quảng bá, xúc tiến để tiếp cận thị trường khách này.
Với đặc điểm tài nguyên du lịch và khí hậu của Bắc Sơn, khi hình thành các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng núi thì lượng khách trung niên, người già, khách gia đình sẽ là những đối tượng khách quan trọng cần hướng đến để tiếp thị, thu hút đến Bắc Sơn tham quan, nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe.
Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
Bắc Sơn là vùng đất có tài nguyên thiên nhiên, sinh thái và văn hóa khá đa dạng, hấp dẫn, đồng thời lại là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử cách mạng có ý nghĩa quốc gia đặc biệt. Do đó, phát triển sản phẩm du lịch Bắc Sơn cần phát huy tối ưu giá trị của cảnh quan tự nhiên, sinh thái, đặc biệt là cảnh quan của hệ thống thung lũng gắn với cuộc sống, sinh kế và sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Bắc Sơn, đồng thời phát huy tối ưu các giá trị truyền thống lịch sử và hệ thống di tích lịch sử cách mạng đặc biệt nhằm xây dựng Bắc Sơn thực sự trở thành điểm đến du lịch quyến rũ, tạo cơ hội cho khách du lịch vừa trải nghiệm, thưởng ngoạn cảnh quan, sinh thái, văn hóa đặc sắc, vừa tìm hiểu các giá trị lịch sử cách mạng đặc biệt của một vùng đất giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của Việt Nam.
Với tiềm năng du lịch đa dạng và khác biệt, Bắc Sơn có thể xây dựng và hình thành nhiều loại hình sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo để thu hút khách du lịch, trong đó nổi bật nhất là du lịch sinh thái, thưởng ngoạn cảnh quan và hịa mình với thiên nhiên, du lịch văn hóa khám phá truyền thống, lối sống của đồng bào các dân tộc Bắc Sơn. Do đó, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng núi, du lịch trải nghiệm văn hóa, lối sống cộng đồng, du lịch khám phá mạo hiểm phải là định hướng chính trong phát triển sản phẩm du lịch khác biệt để thu hút khách du lịch đến Bắc Sơn. Nếu xây dựng được nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc, khác biệt và hấp dẫn, Bắc Sơn có thể trở thành điểm đến đến du lịch mới quyến rũ, đáng khám phá của cả du khách trong nước và du khách quốc tế.
Bảng 3.1: Tổng hợp danh sách các tài nguyên du lịch Bắc Sơn có thể khai thác thành sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng
STT Sản phẩm du lịch
1 Bản Quỳnh Sơn + thung lũng Bắc Sơn 2 Hang Thẳm Hoài
3 Hang Nàng Tiên
3 Tuyến đường đi bộ Quỳnh Sơn - Tân Sơn - Suối Hoa - Lân Hát (7km) 4 Hồ Tam Hoa
5 Đình Nơng Lục 6 Núi Nà Lay
7 Tuyến đi bộ hồ Tam Hoa - Làng Ma Hin - Làng Bình Thượng - Làng Song Hịa (8km).
8 Tuyến đi bộ từ QL 1B - xã Long Đống - Xã Mông Ân (7km). 9 Suối Mỏ Mắm, xã Chiến Thắng
10 Tuyến tham quan vườn quýt, thôn Hồng Phong I, xã Chiến Thắng 11 Bản Nà Thí và thung lũng xã Tân Thành
12
Du lịch nông nghiệp: dịch vụ thăm quan thung lũng Bắc Sơn bằng xe trâu, xe bò, hoạt động làm đồng ruộng, hái lá thuốc lá, sấy phơi lá thuốc lá, làm các loại bánh đặc sản địa phương, đánh bắt cá, tham quan vườn cam và hái cam, tham quan thung lũng hoa Trấn Yên,…
13 Du lịch lễ hội: Ná Nhèm,…
14 Thác Tát Bai, xã Đồng Ý và Thác An Úy, xã Nhất Hòa
15 Hoạt động khác: leo núi, đi bộ trong rừng nghiến nguyên sinh, đi bè tre, thuyền nan, xuồng cao su, kayak trên suối, hồ, đạp xe đạp, biểu diễn văn nghệ dân tộc Căn cứ đặc điểm tài nguyên và nhu cầu thị trường khách du lịch, có thể định hướng phát triển sản phẩm du lịch Bắc Sơn như sau:
Du lịch gắn với văn hóa, lịch sử cách mạng: Tham quan hệ thống di tích lịch sử cách mạng, bảo tàng tại Bắc Sơn, nghiên cứu, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa lối sống của các dân tộc Bắc Sơn, ẩm thực, lễ hội…
Du lịch gắn với sinh thái: Tham quan hang động, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, du lịch leo núi, đi bộ trong rừng, thể thao mạo hiểm, du lịch nơng nghiệp, vui chơi giải trí cuối tuần…
Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch
Quan điểm tổ chức không gian: Tổ chức không gian du lịch theo lãnh thổ huyện Bắc
Sơn được thực hiện dựa trên những quan điểm chủ yếu sau:
- Không gian du lịch huyện Bắc Sơn đặt trong mối liên hệ về không gian du lịch tỉnh Lạng Sơn, vùng trung du miền núi Bắc Bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội để phát triển sản phẩm đặc trưng và thuận lợi liên kết phát triển sản phẩm du lịch vùng.
- Không gian du lịch huyện Bắc Sơn phải phù hợp không gian kinh tế - xã hội của huyện và gắn liền với sự phát triển của các ngành liên quan. Du lịch là một ngành kinh tế trong tổng thể kinh tế - xã hội của huyện. Vì vậy, khơng gian phát triển du lịch phải nằm trong không gian kinh tế - xã hội và thống nhất với không gian phát triển các ngành kinh tế liên quan.
- Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch phát huy được thế mạnh về tài nguyên nhằm tạo ra các khu vực chun mơn hố du lịch mang tính chất đặc thù của huyện và phát huy ưu thế về hệ thống giao thông liên kết để bảo đảm thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận và hưởng thụ đầy đủ sản phẩm du lịch.
Nhiệm vụ của tổ chức không gian lãnh thổ du lịch:
- Căn cứ sự phân bố của hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đề xuất những vùng thuận lợi cho các hoạt động du lịch của huyện Bắc Sơn, trên cơ sở đó hoạch định các khu vực ưu tiên phát triển du lịch, các cụm du lịch trên phạm vi toàn huyện.
lịch), định hướng phát triển hệ thống tuyến, điểm du lịch.
Định hướng phát triển không gian: Thị trấn Bắc Sơn là trung tâm kinh tế, chính trị văn
hóa, xã hội sẽ trở thành trung tâm du lịch toàn huyện và điểm xuất phát của các hướng phát triển không gian. Các trung tâm xã phụ trợ nhằm cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các khu, điểm du lịch phụ cận theo từng địa phương.
Trên cơ sở phân bố không gian kinh tế - xã hội của huyện bắc Sơn, các hướng phát triển không gian du lịch được xác định theo các trục không gian sau:
- Không gian dọc theo tuyến đường tỉnh 243, ĐH 78 từ thị trấn Bắc Sơn về phía Đơng Nam qua xã Bắc Sơn, xã Hưng Vũ, xã Vũ Lăng đến xã Vũ Lễ về phía Tây Nam. Đây là trục khơng gian du lịch chính của huyện, được ưu tiên phát triển (kết nối với du lịch Thái Nguyên, Hà Nội và các tỉnh khác).
- Không gian du lịch theo tuyến thị trấn Bắc Sơn về phía Đơng Bắc qua xã Quỳnh Sơn lên phía Bắc qua xã Long Đống quốc lộ 1B kết nối với thành phố Lạng Sơn hoặc kết nối với quốc lộ 279 đi các tỉnh trong vùng.
- Không gian du lịch theo hướng Bắc Sơn kết nối với xã Hữu Liên (huyện Hữu Lũng) theo tuyến đường tỉnh 243 nhằm khai thác giá trị sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên và kết nối với Làng Du lịch cộng đồng xã Hữu Liên.
- Không gian du lịch theo tuyến theo quốc lộ 1B nối thành phố Lạng Sơn qua huyện Bắc Sơn đi Thái Nguyên và Hà Nội.
Ngoài bốn hướng trên cịn khai thác phát triển khơng gian du lịch theo tuyến thị trấn Bắc Sơn - Mỏ Nhài - Trấn Yên - Lân Cà nhằm khai thác hệ sinh thái hồ Phai Thuống (30ha), hồ Pò Rái (40ha) và hồ Nậm Thun (20ha) đều nằm ở xã Trấn Yên.
Căn cứ vào sự phân bố tài nguyên du lịch, việc tổ chức các tuyến điểm du lịch trên các tuyến bảo đảm khai thác hợp lý tài nguyên và thuận lợi để khách du lịch tiếp cận và hưởng thụ.