Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bắc sơn (Trang 37 - 40)

2.2 Các điều kiện phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bắc Sơn

2.2.1 Tài nguyên du lịch

2.2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

* Thung lũng: Thung lũng Bắc Sơn trù phú nằm lọt giữa bốn bề núi đá vôi trùng điệp, được điểm tơ bởi những dịng suối uốn lượn qua các cánh đồng lúa, rau màu... tạo nên khung cảnh hữu tình, quyến rũ. Đỉnh núi Nà Lay là vị trí tuyệt vời để du khách phóng tầm mắt thưởng ngoạn tồn cảnh thung lũng Bắc Sơn tuyệt đẹp và vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ được tạo nên bởi các dãy núi trùng trùng điệp điệp bao quanh thung lũng Bắc Sơn. Nhiều bức ảnh đẹp về thung lũng Bắc Sơn đã trở nên nổi tiếng cả trong nước và quốc tế, được nhiều giải thưởng lớn về nhiếp ảnh, thực sự cuốn hút sự quan tâm và lay động con tim của nhiều du khách tiềm năng.

* Hang động: Với đặc điểm của vùng núi đá vôi, Bắc Sơn sở hữu nhiều hang động tự nhiên rất đẹp và nguyên sơ. Các hang động nằm rải rác ở nhiều nơi khác nhau với khung cảnh thiên nhiên đa dạng. Đây là tiềm năng quan trọng để phát triển du lịch mạo hiểm, khám phá hang động tại Bắc Sơn.

* Hồ, suối, thác nước: Bắc Sơn có 5 con suối chính với chiều dài tổng thể trên 50km. Bên cạnh đó huyện cũng có nhiều hồ chứa nước trong đó hồ lớn nhất có diện tích mặt nước trên 40ha, một số hồ, suối có khung cảnh thiên nhiên đẹp có thể khai thác xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái… Xung quanh một số hồ, suối này có thể xây dựng các bungalow và tổ chức cung cấp các dịch vụ giải trí và thưởng ngoạn cảnh quan trên mặt hồ

* Hệ động thực vật: Bắc Sơn có trên 56.943 ha rừng, chiếm ¾ diện tích tồn huyện, trong đó rừng tự nhiên là 43.233 ha, rừng nhân tạo 72 ha, rừng cây đặc sản trên 600 ha. Đây là tiềm năng quan trọng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch trở về với tự nhiên. Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đặc thù, Bắc Sơn có nhiều loại quả đặc sản nổi tiếng như quýt, lê, mận, mơ và các sản phẩm cây công nghiệp, nông lâm sản thực phẩm khác như hoa hồi, đỗ tương, cây thuốc lá, lạc, các hạt có dầu. Nhiều sản vật nổi tiếng của Bắc Sơn có thể trở thành hàng hóa phục vụ khách du lịch thưởng thức tại chỗ và mua về làm quà cho gia đình, người thân.

2.2.1.2 Tài nguyên du lịch văn hóa

Bắc Sơn được biết đến với cụm từ “Văn hóa Bắc Sơn” do có nhiều di chỉ khảo cổ về người tiền sử, nơi đây các nhà khảo cổ đã phát hiện ra cả một nền văn minh của người Việt cổ ở sơ kỳ đồ đá mới. Ngồi ra Bắc Sơn cịn là căn cứ địa kháng chiến (căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai), nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940, trở thành một sự kiện lịch sử quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Hiện, tồn huyện có 56 điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được kiểm kê khoa học, xếp hạng các cấp, trong đó có 30 di tích lịch sử cách mạng; 18 di tích tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật; 4 di tích khảo cổ; 4 di tích danh thắng; có 1 khu di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt; 01 di tích xếp hạng cấp quốc gia; 14 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Các di tích lịch sử văn hóa được cơng nhận cấp quốc gia đặc biệt

* Khu di tích khởi nghĩa Bắc Sơn: Đây là các di tích lịch sử cách mạng trong thời kỳ

kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Gồm 12 điểm di tích sau: Đình Nơng Lục; Đồn Mỏ Nhài; Di tích Lân Táy - Mỏ Pia; Đèo Tam Canh; Di tích hang Mỏ Rẹ; Di tích núi Sa Khao; Di tích đèo Thâm Thng - Dập Dị; Di tích Khuổi Nọi và rừng Tam Tấu; Di tích Pó Tát; Di tích đồi Nà Kheo; Di tích hang Lân Pán; Di tích Trường Vũ Lăng:

Di tích lịch sử văn hóa được cơng nhận cấp tỉnh:

Hiện nay có 14 điểm được cơng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, trong đó một số điểm tiêu biểu có thể khai thác du lịch như sau: Đình làng Mỏ; Làng Khn Khát...

2.2.1.3 Các tài nguyên du lịch văn hóa khác

* Bảo tàng Khởi nghĩa Bắc Sơn:

- Đặc điểm tài nguyên: Vị trí ở trung tâm huyện Bắc Sơn Bảo tàng được đầu tư khang trang, hiện vật khá phong phú, đa dạng, nói lên được bản sắc văn hóa và con người Bắc Sơn. Bảo tàng xứng đáng là một địa chỉ đỏ trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, do là bảo tàng cấp huyện nên các trang thiết bị hỗ trợ cho khách thăm quan còn thiếu. Bảo tàng Khởi nghĩa Bắc Sơn đáp ứng nhu cầu thăm quan, tìm hiểu sâu về văn hóa, con người Bắc Sơn của khách du lịch. Bảo tàng Khởi nghĩa Bắc Sơn cũng là một địa chỉ tham quan, giáo dục nhân cách, lòng yêu nước cho du khách khi đến Bắc Sơn.

* Nhà nghè thôn Yên Lãng: Nằm tại thôn Yên Lãng, thị trấn Bắc Sơn. Đây là nơi đặt

trạm giao liên và là nơi thông báo bằng ám hiệu thơng báo an tồn hoặc khơng an tồn cho Đoàn cán bộ Trung ương Đảng về hoạt động và xây dựng phong trào cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên địa bàn.

* Làng Văn hóa du lịch cộng đồng xã Quỳnh Sơn: Đây là làng văn hóa của đồng bào

dân tộc Tày với hàng trăm ngôi nhà sàn nhuốm màu thời gian, cổ kính. Lợi thế của làng này là vị trí gần trung tâm thị trấn Bắc Sơn, nằm trọn vẹn trong thung lũng, đan xen với những cánh đồng lúa bát ngát, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Tuy nhiên, do vị trí

nằm sát thị trấn Bắc Sơn nên làng này đang đứng trước nguy cơ bị đơ thị hóa nhanh, khoảng 90% hộ gia đình trong bản đã xây tường bao bằng gạch xi măng. Dịch vụ cung cấp cho khách du lịch ở bản cịn hạn chế. Ngồi một số hộ gia đình cung cấp dịch vụ ăn ngủ homestay ở mức tiêu chuẩn cho khách thì các dịch vụ phụ trợ khác cịn ở mức hạn chế.

* Các lễ hội truyền thống của huyện Bắc Sơn: Bắc Sơn là địa bàn sinh sống của 5

dân tộc chính, Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông. Nơi đây là cội nguồn của nền văn hóa Bắc Sơn, là một trong những nơi phát hiện ra những di chỉ khảo cổ của người Việt thời sơ sử, tiền sử. Bắc Sơn có truyền thống văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán, lễ hội đặc sắc đến nay vẫn được đồng bào các dân tộc bảo lưu gìn giữ. Hiện nay, ở Bắc Sơn có hai lễ hội đặc sắc, thu hút khách du lịch địa phương và các tỉnh khác về tham dự đó là lễ hội Lồng Tồng, xã Quỳnh Sơn và Lễ hội Ná Nhèm, xã Trấn Yên.

Lễ hội ở Bắc Sơn mang tính truyền thống cao, giáo dục con người sống có đạo đức, lẽ phải và tơn ty trật tự trong làng, xóm, dịng họ. Lễ hội cịn mang dấu ấn Phật giáo, qua các văn bản của thầy cúng khấn trong thời gian nghỉ lễ, các tích múa rối, múa tiên, múa tán đàn đều thể hiện điều này.

* Các làng nghề truyền thống: Làng nghề làm ngói âm dương thủ cơng của người Tày (hay còn gọi là gói máng) tại thơn Long Hưng, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn:

nghề làm ngói âm dương đã có từ lâu đời và việc làm ngói tập trung nhiều vào khoảng cuối năm khi công việc nhà nông đã bớt tất bật. Đây là nghề truyền thống của người dân đã tồn tại hàng trăm năm, hoạt động quanh năm nhưng đặc biệt cao điểm vào những tháng cuối năm (9, 10, 11). Theo truyền thống của người Dao, Tày, Nùng, những ngôi nhà ở đây được xây dựng và lợp mái chủ yếu bằng ngói âm dương. Vì vậy, nghề làm ngói cũng góp phần tạo nên nét đặc sắc trong kiến trúc nhà ở Bắc Sơn. Có thể kết hợp mơ hình làng nghề với du lịch để tạo điểm tham quan cho khách du lịch và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bắc sơn (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)