Các công ty du lịch đóng vai trò là nguồn cung cấp khách cho hoạt động du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng và là một phần của mô hình du lịch cộng đồng. Mô hình du lịch cộng đồng không thể hoạt động được nếu không có nguồn khách vì xét cho cùng việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng là để cộng đồng địa phương thu được nhiều lợi ích một cách bền vững từ hoạt động du lịch góp phần nâng cao đời sống và xoá đói giảm nghèo. Do vậy nếu không có khách du lịch thì mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng của địa phương sẽ không thể thành công hay tồn tại.
Tuy nhiên nếu các công ty du lịch không hợp tác với cộng đồng địa phương trong việc đưa khách đến thông qua: giáo dục khách về những việc nên và không nên làm tại cộng đồng hoặc thậm chí không đưa khách đến với cộng đồng khi cộng đồng phát triển mô hình du lịch cộng đồng thì mô hình này cũng không thể thành công được.
Vì các lý do trên các công ty du lịch vừa cần được tuyên truyền, vừa Phải chịu sự ràng buộc nào đó để có các cam kết hỗ trợ mô hình du lịch cộng đồng.
Theo chiều ngược lại, thì cộng đồng chính là "sản phẩm" của các công ty du lịch. Nếu cộng đồng không hợp tác hoặc bị khai thác quá mức theo cách không bền vững thì "sản phẩm" sẽ mất đi tính hấp dẫn. Do vậy việc gìn giữ đảm bảo được tính hấp dẫn cho "sản phẩm" thông qua việc kinh doanh có trách nhiệm, chia sẻ lợi ích cho cộng đồng vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của các công ty du lịch. Ban quản lý du lịch cộng đồng sẽ là đơn vị đại diện cho cộng đồng hợp tác với các công ty du lịch cũng như tác động tới các công ty du lịch để điều chỉnh hoạt động của các công ty du lịch theo hướng giúp cho việc phát triển bền vững của cộng đồng.
- Để làm được những điểu như vậy trước tiên các DNDL cần phải hoàn thiện chiến lược và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì chiến lược kinh doanh chính là kim chỉ nam cho sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó hoàn thiện chiến lược kinh doanh được coi là nội dung công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, chiến lược của doanh nghiệp cần xây dựng theo quy trình khoa học, thể hiện tính linh hoạt và vận dụng khôn khéo đối với từng loại thị trường.
- Tăng cường liên kết giữa cộng đồng với các DNDL địa phương, các công ty lữ hành, DNDL trong và ngoài nước để mở rộng hoạt động du lịch, liên kết giữa khu vực nhà nước với tư nhân, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trong việc tổ chức các hoạt động phát triển thị trường; phối hợp cùng doanh nghiệp, hiệp hội du lịch thực hiện công tác quảng bá xúc tiến, gắn với việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch của địa phương với quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp; đồng thời có cơ chế phối hợp, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm hợp lý bảo đảm tính khuyến khích để các doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề trở thành “người bạn đồng hành” đắc lực trong công tác phát triển sản phẩm và quảng bá xúc tiến du lịch.
Cùng với việc phối hợp liên kết giữa Trung ương và địa phương, liên kết vùng, các địa phương với địa phương, giữa khu vực nhà nước với tư nhân thì sự phối hợp liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, cơ sở kinh doanh là hết sức quan trọng. Sự kết nối giữa
các doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, nhiều góc độ khác nhau như: liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành và kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơ sở mua sắm, vui chơi giải trí; liên kết giữa các cơ sở lưu trú; các doanh nghiệp lữ hành với nhau; liên kết trong xây dựng điểm đến, phát triển sản phẩm, quảng bá xúc tiến du lịch… Để thực hiện được nội dung này, các doanh nghiệp du lịch cần đa dạng hoá các sản phẩm du lịch và kết nối các tour-tuyến, khu du lịch; tập trung phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch phù hợp với thị hiếu của khách gắn với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để kết nối với các nguồn khách đến với Bắc Sơn. Sự gắn bó chặt chẽ của các doanh nghiệp du lịch trorng quá trình liên kết sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn và giá trị của hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Các mối liên kết này sẽ là nhân tố hình thành nên chất lượng cao, đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch.
- Đối với chiến lược Marketing thì doanh nghiệp phải đặt mục tiêu xây dựng định hướng và quảng bá du lịch cộng đồng Bắc Sơn với các giá trị và sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, có chất lượng, có sức cạnh tranh; lựa chọn có ưu tiên marketing tại một số thị trường trọng điểm và thông qua các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về sự đa dạng của sản phẩm du lịch cộng đồng Bắc Sơn nhằm tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách, thu hút khách quay trở lại với nhiều trải nghiệm khác biệt. Đồng thời, tạo cơ hội hợp tác marketing du lịch giữa nhiều thành phần, đặc biệt là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, tăng cường quan hệ đối tác công tư trong việc nâng cao hiệu quả và chuyên nghiệp hóa công tác marketing du lịch, hướng tới các phân đoạn thị trường đang tăng trưởng cao cũng như các thị trường mới.
- Bên cạnh đó các DNDL cần có những đề xuất với chính quyền địa phương xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp phát triển nhất là cơ chế khuyến khích đối với các dự án thu hút vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, các dự án hoạt động mang tính cộng đồng cao, các dự án có tính động lực, lan toả trong lĩnh vực du lịch dịch vụ phù hợp với tinh thần triển sản phẩm du lịch tại địa phương và ngược lại doanh DNDL cũng cần phải có những cam kết rõ ràng đối với địa phương, cộng đồng khi tham gia khai thác du lịch tại địa phương ví dụ như: cam kết đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, cam kết bảo vệ môi trường, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với địa
phương, có trách nhiệm với cộng đồng dân cư nơi có các hoạt động du lịch diễn ra...
Kết luận chương 3
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Bắc Sơn ở chương 2. Chương 3 đã đưa ra những định hướng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn với những quan điểm phát triển du lịch giai đoạn 2020 – 2025 và những năm tiếp theo
Bên cạnh những định hướng phát triển giai đoạn thì Chương 3 cũng đưa ra các giải pháp liên quan đến chính sách, liên quan đến công tác tổ chức, liên quan đến các hộ gia đình tham gia... để khắc phục những điểm yếu ở chương 2 góp phần phát triển du lịch huyện Bắc Sơn hiệu quả và bền vững hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN
Quá trình nghiên cứu, xây dựng Luận văn Giải pháp Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:
1. Bắc Sơn là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, có vị trí liên hệ thuận tiện đến các điểm du lịch khác trong tỉnh và các tỉnh khác trong tiểu vùng Đông Bắc, đặc biệt là với Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng. Vì vậy, Bắc Sơn có vị trí thuận lợi trong việc liên kết phát triển du lịch.
2. Bắc Sơn có tiềm năng du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp mê hoặc lòng người bởi hệ thống thung lũng, các giá trị thiên nhiên nguyên sơ, núi rừng trùng điệp, hùng vĩ, hệ thống hang động kỳ bí đáng khám phá, văn hóa và truyền thống đa dạng, đặc sắc của cộng đồng các dân tộc cũng như hệ thống di tích lịch sử cách mạng có giá trị.
3. Bắc Sơn là một trong những địa phương có hệ thống kết cấu hạ tầng với nền tảng thuận lợi cho phát triển du lịch. Tuy chất lượng hệ thống giao thông chưa thực sự đáp ứng nhu cầu du lịch nhưng đây là tiền đề thuận lợi để tổ chức tuyến du lịch và các chương trình du lịch trên địa bàn huyện.
4. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng cho huyện Bắc Sơn thực hiện quản lý phát triển du lịch theo quy hoạch và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, du lịch Bắc Sơn đang ở thời điểm xuất phát thấp nên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. 5. Du lịch Lạng Sơn nói chung và huyện Bắc Sơn nói riêng đang bước vào thời kỳ phát triển mới trong xu thế hội nhập với nhiều cơ hội và thách thức đan xen đòi hỏi phải có tầm nhìn dài hạn và bước phát triển mang tính đột phá.
II. KIẾN NGHỊ
Để du lịch Bắc Sơn nói chung và du lịch cộng đồng tại Bắc Sơn nói riêng phát triển mạnh và bền vững thì kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các Bộ, ngành liên quan như sau:
- Bổ sung Bắc Sơn thành khu du lịch cấp tỉnh trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn.
- Ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kết nối các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn, đặc biệt là điểm tham quan ngắm cảnh khu vực núi Nà Lay. Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường 1B và tuyến đường 243, ĐH 78 trên địa bàn huyện.
- Tập trung đầu tư nâng cấp các tuyến đường kết nối tới các Lân, các hang động và khu vực trồng cam, quýt, trồng hoa.
- Ưu tiên dành nguồn vốn ngân sách cho huyện Bắc Sơn để đầu tư tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho huyện
- Hỗ trợ quảng bá điểm đến Bắc Sơn trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Hỗ trợ tổ chức các chương trình FAMTRIP cho các doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế tới khảo sát các tuyến điểm du lịch của Bắc Sơn để đưa vào chương trình du lịch chào bán thu hút khách du lịch đến Bắc Sơn, tạo điều kiện biến Bắc Sơn trở thành một điểm đến trong các chương trình du lịch liên vùng.
- Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi quyền hạn hỗ trợ, tạo điều kiện về vốn, về cơ chế chính sách hỗ trợ cho Bắc Sơn trong quá trình đầu tư phát triển du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Có cơ chế hỗ trợ hình thành một số bản du lịch cộng đồng của Bắc Sơn như tại Quỳnh Sơn, Vũ Lăng, Tân Thành, Chiến Thắng,…Có chính sách hỗ trợ một phần vốn cho các chủ gia đình kinh doanh homestay trong việc xây dựng khu vực vệ sinh, đầu tư chăn ga, gối đệm, rèm che, tổ chức tập huấn kiến thức và kỹ năng cung cấp dịch vụ
lưu trú và ăn uống cho khách du lịch.
- Làm việc với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ để tìm nguồn tài trợ cho các dự án phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại Bắc Sơn.
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho Bắc Sơn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tại chỗ và tại các thành phố, trung tâm đô thị lớn trên cả nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] "http://bacson.langson.gov.vn," [Online].
[2] "http://dulichlangson.com.vn/dia-diem/lang-du-lich-cong-dong-quynh-son-bac- son-560," [Online].
[3] T. M. Institute, Community Based Tourism For Conservation and Development, Washington: The Mountain Institute, 2000.
[4] Nicole Hausler and Wolfang Strasdas, Community Based Sustainable Tourism a Reader, 2009.
[5] Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề Nông thôn, Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng, Hà Nội, 2012.
[6] Tổng Cục Du Lịch, "Chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng," Hà Nội, 2003.
[7] Võ Quế, Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng, Hà Nội: Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2006.
[8] REST, "Respondsible Ecological Social Tours," Thailand, 1997.
[9] Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Du Lịch số 09/2017/QH14, 2017. [10] Bùi Thanh Hương, Nguyễn Đức Hoa Cương và Nguyễn Thị Hường, “Mô hình
phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình,” 2007, 2011.
[11] Viện Nghiên cứu phát triển Du Lịch, “Dự án du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam,” Do FRDI tài trợ, 2013.
Chùa Hương - Hà Tây,” Đề tài KHCN cấp Bộ, Hà Nội, 2003.
[13] Võ Văn Phong, “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại vườn quốc gia Phù Mát - Nghệ An,” Nghệ An, 2012.
[14] Phạm Trung Lương, “Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với dự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng,” Đề tài KHCN cấp Bộ, Hà Nội, 2002.
[15] UBND huyện Bắc Sơn, “Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2019,” 2018.
[16] Huyện ủy Bắc Sơn, “Báo cáo tình hình thực Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bắc Sơn lần thứ XXI và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016- 2020”.
[17] UBND huyện Bắc Sơn, "Báo cáo Kết quả công tác quản lý Nhà nước về văn hóa và du lịch các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018".
[18] UBND xã Quỳnh Sơn, “Báo cáo tình hình quản lý và phát triển Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn”.
[19] Chi Cục thống kê huyện Bắc Sơn, Niên giám thống kê năm 2018.
[20] Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn, Quyết định số 7116/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 về việc "Phê duyệt đề án phát triển du lịch huyện Bắc Sơn giai đoạn 2017 - 2020, định hướng 2025", 2017.
[21] Huyện ủy Bắc Sơn, Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 18/12/2015 về "Phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025", 2015.
[22] Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn, Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 29/01/2016 về việc "Triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ huyện ủy về phát triển du lịch huyện Bắc Sơn giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025", 2016.
[23] Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn, Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 22/02/2018 về việc "Triển khai thực hiện đề án phát triển du lịch huyện Bắc Sơn giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025", 2018.
[24] Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn, Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 23/02/2018 về việc "Triển khai thực hiện đề án phát triển du lịch huyện Bắc Sơn năm 2018", 2018.
[25] UBND huyện Bắc Sơn, "Kế hoạch 617/UBND-TCKH ngày 24/7/2019 danh mục thu hút đầu tư giai đoạn 2019-2020".
[26] Trung Tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Lạng Sơn, "Báo cáo Kết quả thực hiện hỗ trợ phát triển du lịch huyện Bắc Sơn năm 2018".
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra người dân ở khu vực phát triển du lịch cộng đồng huyện Bắc Sơn
Phụ lục 2: Mẫu phiếu điều tra khách du lịch nội địa đến Bắc Sơn