Xuất các giải pháp liên quan đến công tác tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bắc sơn (Trang 94 - 100)

Kiện toàn và nâng cao vai trò cơ quan chuyên môn về du lịch cấp huyện.

Hiện nay, cơ quan chuyên môn về du lịch của huyện là Phòng Văn hóa - Thông tin có đội ngũ mỏng, lại không chuyên sâu về du lịch. Với lực lượng cán bộ hiện tại sẽ rất khó để có thể tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn trong quản lý và đầu tư phát triển du lịch của huyện đảm bảo chuyên nghiệp, hiệu quả, tạo dựng được thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Do đó, huyện cần tăng cường bổ sung cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm về du lịch cho Phòng Văn hóa - Thông tin, đồng thời tăng cường cử cán bộ du lịch tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức về quản lý và chuyên môn về du lịch.

Để thúc đẩy phát triển du lịch của huyện thành công, Phòng Văn hóa - Thông tin phải đóng vai trò chủ động và tích cực hơn trong các hoạt động sau:

- Lập kế hoạch phát triển Bắc Sơn trở thành điểm đến du lịch của tỉnh Lạng Sơn và của tiểu vùng Đông Bắc trong đó chú trọng tới phát triển du lịch cộng đồng, coi du lịch cộng đồng là mũi nhọn vì đây là hoạt động thu hút nhiều khách du lịch và mang lại doanh thu lớn nhất cho hoạt động du lịch của huyện Bắc Sơn trong những năm vừa qua.

- Tăng cường vai trò quản lý và triển khai các quy định của nhà nước về hoạt động du lịch; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà nước ban hành.

- Tăng cường vai trò chủ động trong việc giúp Ủy ban nhân dân huyện tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư du lịch nhằm hiện thực hóa Đề án này; đồng thời, tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá, đặc biệt là hoạt động cung cấp thông tin và giới thiệu du lịch Bắc Sơn trên website riêng của huyện trên mạng internet. Cải tiến hoặc xây mới website riêng để quảng bá du lịch cho Bắc Sơn.

- Hình thành, vận hành và quản lý trung tâm thông tin du lịch Bắc Sơn đặt tại thị trấn Bắc Sơn hoặc một địa điểm gần làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn để cung cấp thông tin và hỗ trợ khách du lịch.

- Nâng cao vai trò của Phòng Văn hóa - Thông tin trong việc đảm bảo triển khai Đề án thông qua việc theo dõi tiến độ triển khai thực hiện các sáng kiến và hỗ trợ triển khai các sáng kiến có ưu tiên cao về phát triển du lịch.

- Phòng Văn hóa - Thông tin phải đóng vai trò chủ chốt trong việc phối hợp với các Phòng ban chức năng liên quan của huyện để đảm bảo tổ chức triển khai các dự án và quản lý các hoạt động của dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện phù hợp với quan điểm mục tiêu và định hướng của Đề án.

Triển khai thực hiện các hoạt động du lịch, tăng cường quản lý hoạt động du lịch, đảm bảo môi trường du lịch văn minh, thân thiện và mang đậm bản sắc văn hóa của Bắc Sơn.

Cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và kể cả người dân về vị trí, vai trò của phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế- xã

hội của huyện, nâng cao mức sống, tạo việc làm và giảm nghèo cho người dân Bắc Sơn. Đồng thời đòi hỏi các cấp, các ngành trong huyện phải vào cuộc, đẩy mạnh công tác phối hợp, liên kết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân tham gia đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bắc Sơn đảm bảo phát triển du lịch theo hướng bền vững

Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển du lịch phải được coi trọng, đảm bảo việc đầu tư phải đúng hướng, gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường; không để phát triển tự phát, bê tông hóa, hiện đại hóa các công trình tại các khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Mọi hoạt động du lịch phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đúng nguyên tắc và định hướng phát triển bền vững.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xỷ lý nghiêm mọi hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch trái pháp luật, phá hủy tài nguyên, cảnh quan, môi trường; đồng thời tạo môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và cả người dân.

Bên cạnh đó cũng cần phải có những nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương như:

- Tiếp xúc và xây dựng quan hệ với chính quyền địa phương: Trao đổi về nội dung và lợi ích của việc phát triển du lịch cộng đồng. Cần giải thích cho Chính quyền địa phương hiểu rõ nội dung du lịch cộng đồng là loại hình Du lịch dựa vào cộng đồng nhằm mang đến cho du khách những sản phẩm du lịch (cả tự nhiên và nhân văn) mà do chính cộng đồng tại nơi đó tạo ra, với sự quản lý, tổ chức của chính cộng đồng, họ là người được hưởng lợi và có trách nhiệm tôn tạo, giữ gìn và phát triển những sản phẩm du lịch đó. Một trong những nguyên tắc đảm bảo cho phát triển du lịch cộng đồng là phải chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương. Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán đến chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường.

Chính quyền địa phương cần phải đưa ra kế hoạch phát triển du lịch hài hoà và bền vững với sự tham gia tích cực của các nhóm dân tộc, người dân, đảm bảo cho họ thu được nhiều lợi nhuận hơn với hình thức đào tạo và phát triển du lịch cộng đồng.

Nghiên cứu xây dựng loại "thuế phát triển du lịch địa phương" cho các tuyến, điểm du lịch bản làng, nhằm tạo nguồn thu để tái đầu tư cho các bản làng. Xây dựng giáo trình phù hợp để đào tạo con em người dân tộc về ngoại ngữ, cách thức hướng dẫn, phong cách phục vụ, vệ sinh...trở thành người hướng dẫn viên thôn bản, không ai có thể am hiểu và giới thiệu đầy đủ về bản làng văn hoá và dân tộc bằng chính những người đó. Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững, khai thác du lịch cần phải thực hiện đúng môi trường vốn có của tài nguyên văn hoá trong cộng đồng của chủ thể. Và phải điều hoà phúc lợi giữa nhà đầu tư, nhà kinh doanh du lịch và chủ nhân văn hoá.

- Cơ chế phân phối lợi ích trong khai thác tài nguyên văn hoá đến các thành phần tham gia du lịch là một vấn đề hết sức quan trọng. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, điều này sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng, và nếu đồng bào thấy được lợi ích của họ khi tham gia vào các hoạt động du lịch họ sẽ giành thiện cảm cho du khách, cùng nhau xây dựng thái độ tôn trọng và phục vụ khách, người dân sẽ sẵn sàng giúp đỡ du khách khi có thể, điều này sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách, đó chính là mô hình phát triển du lịch toàn dân.

- Sự hợp tác của chính quyền địa phương có vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương đó, vơí những hoạt động chính mà chính quyền địa phương có thể thực hiện: Bảo vệ di sản, phong cảnh và kiến trúc, bởi chính những yếu tố trên là nhân tố thu hút khách du lịch, đó là hoạt động đầu tiên mà chính quyền địa phương cần thực hiện, tiếp đến cần có thái độ hợp tác thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ du khách khi có thể, điều này sẽ để lại ấn tượng tốt cho du khách. Bên cạnh đó cần quản lý bền vững các nguồn lực tự nhiên và văn hoá; kiện toàn hệ thống quản trị địa phương; Điều phối ngành và nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường. Trước tiên, để phát triển loại hình du lịch cộng đồng chúng ta cần thu thập các số liệu về cộng đồng mà dự kiến sẽ tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng tại đó như: Về dân số, văn hoá, kinh tế, hạ tầng cơ sở, tiềm năng, sản phẩm... làm nền tảng để xây dựng những hoạt động về du lịch cộng đồng tại nơi đó. Trên cơ sở đó tổ chức các hội thảo về du lịch cộng đồng với sự tham gia của chính quyền địa phương sở tại và các chuyên gia về du lịch. Với sự có mặt của các chuyên gia này, sẽ hướng dẫn cho người dân chính quyền địa phương hiểu cặn kẽ hơn về du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói

riêng, trên cơ sở đó sự hợp tác đôi bên sẽ thuận lợi hơn.

- Có thể nói phát triển du lịch với xoá đói giảm nghèo cho người dân sẽ là mục tiêu chính của các địa phương đồng thời cũng là mục tiêu phát triển bền vững của ngành du lịch Lạng Sơn. Do đó cần tìm kiếm các dự án phát triển có liên quan tới du lịch hoặc xoá đói giảm nghèo để phát triển du lịch. Nhằm tăng lợi ích và lợi nhuận kinh tế cho người dân địa phương

- Cần thuyết phục địa phương cam kết tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng với hoạt động cụ thể như: Chính quyền tại các điểm du lịch cần thành lập Ban quản lý du lịch cộng đồng hoặc kiện toàn lại Ban quản lý và hoạt động có hiệu quả Ban quản lý để điều hành các hoạt động du lịch. Ban này được thành lập trên cơ sở thành phần là cán bộ xã và một số chủ hộ kinh doanh. Tổ chức cho cán bộ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm tại một số địa điểm du lịch trong tỉnh, trong nước, nơi thành công trong phát triển du lịch cộng đồng. Tổ chức các lớp tập huấn cho từng đối tượng làm du lịch cụ thể. Chọn các điểm du lịch tiêu biểu, hội đủ các yếu tố về cảnh quan sinh thái, gần đường giao thông, an toàn, an ninh để khách có thể đến tham quan. Mặt khác phải bảo tồn chính những điểm du lịch đó tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Bên cạnh đó chính quyền cần tranh thủ các nguồn vốn để xây dựng các cơ sở hạ tầng. Đồng thời tranh thủ sự đóng góp của dân cư nơi có điểm du lịch để xây dựng đường làng ngõ xóm sạch đẹp; Xây dựng quy chế bản, làng du lịch.

- Ngân sách địa phương cũng nên dành một khoản cho người dân vay, thực hiện các dự án nhỏ như: Xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống nước sạch, phát triển các nghề thủ công truyền thống. Ngành quản lý du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch đưa khách đến các điểm du lịch cộng đồng cần có các cam kết thoả thuận rõ ràng về trách nhiệm của mỗi bên, giá cả dịch vụ... tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư nơi có điểm du lịch có nguồn thu nhập chính đáng đồng thời học tập được cách làm du lịch bài bản.

- Một điều hết sức cơ bản để phát triển du lịch cộng đồng bền vững và giúp người dân sở tại được hưởng lợi từ việc khai thác bản sắc văn hoá địa phương phục vụ du lịch; trong quá trình khai thác du lịch khi tuyển dụng cần giành ưu tiên một phần nguồn nhân lực là người địa phương để tạo công ăn việc làm cho họ, đồng thời gián tiếp đào

tạo họ về chuyên môn để làm hạt nhân cho công cuộc phát triển du lịch, nâng cao thu nhập, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư nơi có điểm du lịch.

- Trách nhiệm đơn vị và cá nhân làm du lịch là tuân thủ chủ trương của chính quyền địa phương, tham gia đóng góp ý kiến chuyên môn đối với chính quyền để tạo thêm sức mạnh và tính hiệu quả. Trên cơ sở cần sự phối hợp chặt chẽ của cả 3 phía là chính quyền địa phương, người dân bản địa và nhà đầu tư du lịch để giữ gìn cảnh vật thiên nhiên và tôn trọng môi trường, tìm kiếm và phát huy những nét đẹp văn hoá truyền thống mang tính đặc thù, tôn trọng cư dân địa phương và các phong tục tập quán của họ, hướng dẫn và giúp đỡ người dân địa phương tham gia làm du lịch sinh thái, từ đó nhận ra lợi ích từ du lịch mang lại. Cần chú trọng hơn nữa vận động người dân tham gia tích cực việc tôn tạo nhà ở, giữ gìn bản sắc dân tộc và tích cực trồng cây xây dựng các làng nghề thủ công truyền thống, tạo ra các sản phẩm hàng hoá nâng cao năng xuất và chất lượng tiếp khách.

- Thiết kế chương trình và tiến hành đào tạo bồi dưỡng về quản lý du lich và du lịch cộng đồng cho cán bộ phụ trách về du lịch và cán bộ có liên quan tại địa phương:

- Đối với cán bộ xã và cán bộ Ban quản lý: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các tổ chức quốc tế để tổ chức các khoá đào tạo với những nội dung có tính thực tiễn và chuyên môn như: quản lý Nhà nước, quản trị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch bằng nhiều hình thức: Tập trung vào các hình thức đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo từ xa, cử cán bộ đi đào tạo tại các trường chuyên ngành du lịch, và tham gia nghiên cứu cả trong và ngoài nước đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Ngân sách đào tạo lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và xã hội hóa.

- Đối với đội ngũ trực tiếp làm dịch vụ: Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong các đơn vị hoạt động du lịch. Tập chung mở các khoá đào tạo nghề (buồng, bàn, phục vụ du lịch và ngoại ngữ, hướng dẫn viên) cho các đối tượng này. Hình thức chủ yếu là đào tạo ngắn hạn, có thực hành, phối hợp chặt chẽ với các trường trung cấp nghiệp vụ và trung tâm dậy nghề để tổ chức các khoá học này với nguồn kinh phí chủ yếu lấy từ kinh phí đào tạo của ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa...

- Đối với các thành phần liên quan khác và cộng đồng đại phương: Chủ yếu tập chung vào các hoạt động nâng cao nhận thức về các vấn đề có liên quan tới hoạt động du lịch như hiểu biết về giá trị của tài nguyên và môi trường, hiểu biết xã hội, những kliến thức pháp luật có liên quan, mục đích của Du lịch cộng đồng, du lịch bền vững. Đối với các cộng đồng có khả năng tham gia vào các hoạt động du lịch cần được hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ và tổ chức quản lý kinh doanh du lịch. Công tác này dược tiến hành bởi chính các tổ chức đoàn thể của địa phương, các trường nghiệp vụ bằng nguồn ngân sách địa phương, ngân sách huyện cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức liên quan bên ngoài.

Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm về du lịch tại một số địa phương có hoạt động du lịch cộng đồng phát triển như: Lào Cai, Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Tây....và tại một số nước như: Inđônêxia, Thái Lan, Malayxia...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bắc sơn (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)