Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bắc sơn (Trang 25 - 31)

* Mơ hình phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hồ Bình (Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương, 2007; Nguyễn Thị Hường, 2011)

Bản Lác là một bản miền núi thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hồ Bình, cách thị xã Hồ Bình khoảng 60km, cách thủ đô Hà Nội 135km, là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Thái Trắng, có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc di cư từ thế kỷ thứ 13 và hiện có khoảng 110 hộ sinh sống. Bản Lác được lựa chọn là “làng văn hoá” trong vùng từ những năm 60 – 70, đến những năm 1980 bản bắt đầu đón nhận khách du lịch, chủ yếu từ khối Xô Viết, Đơng Âu, đến năm 1990 thì có du khách phương tây viếng thăm, năm 1995 bản được chính thức cấp phép kinh doanh lưu trú hay còn gọi là hình thức homestay. Bản Lác hấp dẫn du khách bởi tài nguyên du lịch văn hoá đặc sắc gắn với

đồng bào dân tộc Thái Trắng và phong cảnh thiên nhiên đơn sơ, mộc mạc bao quanh bản. Đây là mô hình thành cơng của du lịch cộng đồng “đưa hộ dân lên làm kinh doanh” tính đến năm 2014 bản đã tăng số hộ đón khách du lịch lên đến 45 hộ trong đó 20 hộ thường xuyên đón khách quốc tế. Bản vẫn sử dụng loại giường chiếu truyền thống của người thái để phục vụ khách, thậm chí tại bản đã có những hộ mà 2 thế hệ gia đình tham gia cung cấp dịch vụ lưu trú từ đó du khách biết đến bản nhiều hơn và Bản Lác trở thành điểm đến ưa chuộng của nhiều du khách nội địa trong những năm gần đây.

Mơ hình DLCĐ tại Bản Lác nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương (UBND huyện, UBND xã) và Cơng ty Du lịch Hịa Bình chứ khơng có tổ chức phi chính phủ hoặc cơ sở đào tạo nào tại địa phương tham gia. Năm 1995, cơng ty Du lịch Hịa Bình đã cử đầu bếp đến hướng dẫn cho người dân trong bản chuẩn bị bữa trưa phục vụ du khách và đến năm 1997 quy trình nấu ăn đã hồn tồn được chuyển giao cho các hộ gia đình. Mọi người trong bản cùng nhất trí để đề ra những nguyên tắc nội bộ nhằm tự quản lý bản của mình. Hoạt động du lịch tại bản Lác phát triển là nhờ nhận thức của chính người dân bản địa, nhờ cơ cấu tự tổ chức và quản lý cộng đồng chặt chẽ. Cách thức hoạt động của mơ hình DLCĐ tại bản Lác:

- Ban Quản lý (BQL) Du lịch được thành lập gồm 03 thành viên chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh doanh, an ninh và hành chính đồng thời BQL này đóng vai trị là cầu nối giữa bản với phòng Du lịch của huyện;

- Quy trình đặt chỗ ở cho du khách do các cơng ty du lịch quyết định;

- Thể chế quy định mức giá rõ ràng (2010): Thu nhập từ việc cho thuê chỗ ngủ 50.000 – 80.000 đồng/khách, riêng đối với sinh viên thì mức giá ưu đãi 20.000 – 30.000 đồng/khách; 20.000 – 40.000 đồng/bữa sáng; 50.000 – 150.000 đồng/bữa trưa/tối; 250.000 đồng/đoàn: lửa trại buổi tối và 800.000 đồng/đoàn: biểu diễn nghệ thuật (múa, hát, nhảy sạp);

- Nghĩa vụ tài chính: mỗi hộ gia đình cung cấp dịch vụ du lịch phải nộp thuế 10% nguồn thu hàng tháng;

nghỉ miễn phí dành cho HDV du lịch.

Lợi ích thu được

Về phương diện kinh tế, mơ hình DLCĐ tại bản Lác đã thu hút được 45 hộ trực tiếp cung cấp dịch vụ lưu trú (2010) và còn nhiều hộ khác tham gia cung cấp hàng hóa, thực phẩm và bán hàng lưu niệm cho khách. Những hộ gia đình đón khách thường xuyên có mức lợi nhuận cao nhất khoảng 150.000.000 đồng/năm (2010), còn các hộ đón khách trung bình thu nhập từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng/tháng (2010).

Về phương diện văn hóa, nhờ tham gia hoạt động du lịch người dân trong bản có cơ hội tiếp xúc với du khách trong và ngồi nước, giới thiệu về bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc mình – văn hóa người Thái Trắng, phục vụ du khách những món ăn truyền thống và đem đến những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Đây là cơ hội giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây.

Về phương diện xã hội, thông qua hoạt động du lịch tiền tiết kiệm được dùng để cho con em học hành hoặc mua phương tiện để thuận tiện đi lại. Khả năng giao tiếp xã hội và đặc biệt là kỹ năng kinh doanh của người dân được nâng cao cùng với nhận thức tốt về vấn đề bảo vệ môi trường. Đặc biệt, các em trong những hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch có cơ hội học hỏi về nghiệp vụ đón tiếp khách, giao lưu với khách và tăng tính gắn kết với gia đình.

Thách thức trước mắt

Căn cứ vào tình hình thực tế cho thấy việc phát triển DLCĐ tại bản Lác sẽ gặp phải một số thách thức sau đây:

- Suy giảm tính chân thực của các giá trị văn hóa truyền thống do lợi ích kinh tế chi phối. Chẳng hạn như mái nhà truyền thống bị thay rơm bằng ngói, phụ nữ trong bản khơng cịn mặc trang phục truyền thống trừ lúc biểu diễn, cửa hàng bán đồ lưu niệm và thủ công bày bán sản phẩm thổ cẩm pha trộn.

- Môi trường cảnh quan bị thay đổi theo hướng tiêu cực, cụ thể là ao cá bị lấp để lấy bãi trống đỗ xe, số lượng cây xanh bị giảm;

- Hệ thống cống nước chưa được lắp đặt và xử lý khoa học;

- Vấn đề quy hoạch phát triển du lịch của bản đang còn bị bỏ ngỏ.

Bài học thu được

Điều kiện thuận lợi để thiết lập và phát triển thành cơng mơ hình du lịch cộng đồng chính là cộng đồng được tổ chức chặt chẽ, có quy trình xây dựng năng lực cho địa phương một cách cụ thể, rõ ràng. Quy trình này địi hỏi một địa phương phải mất một thời gian mới có thể tự hoạt động và kinh doanh. Nhờ hoạt động du lịch phát triển giúp đời sống kinh tế của CĐĐP được cải thiện đáng kể.

Đối với mơ hình du lịch cộng đồng tại Bản Lác, sự kết hợp chặt chẽ với công ty du lịch là vấn đề mấu chốt. Thực tế cho thấy những hộ gia đình kinh doanh du lịch thành cơng nhất trong bản là những hộ có mỗi quan hệ khăng khít với các cơng ty này. Việc thu hút các công ty tư nhân tham gia ngay từ đầu vào quá trình quy hoạch là cần thiết bởi vì các cơng ty rất năng động trong việc tìm kiếm hoặc tạo lập một điểm đến thu hút khách du lịch mới. Mặt khác, trong quá trình quy hoạch cũng cần xem xét tới vấn đề thương mại hố có thể xảy ra do thiếu kế hoạch lường trước [10]

* Dự án du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam (do FIDR tài trợ) (Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, 2013)

Nam Giang là một huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 70km về phía Tây Nam. Dân số tồn huyện trên 23.000 người trong đó đồng bào dân tộc Cơ Tu chiếm 80% dân số. Nam Giang sở hữu nhiều tiềm năng về văn hoá, thiên nhiên và con người đặc biệt là những giá trị văn hố cịn giữ tính ngun bản của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Dự án “Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu” do tổ chức Cứu trợ và phát triển Quốc tế (FIDR) tài trợ được triển khai trong thời gian 4 năm, từ 2012 – 2016 với mục tiêu thiết lập mơ hình du lịch cộng đồng do người dân các xã, thôn địa phương vận hành để đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu có thể chủ động, tự bảo tồn các giá trị văn hố truyền thống, lợi ích kinh tế, thúc đẩy và đảm bảo lợi ích của địa phương nhằm phát huy tối đa nguồn tài nguyên đa dạng của địa phương để phát triển du lịch. Tour tham quan do

dự án thúc đẩy sự tham gia của toàn thể CĐĐP vào việc điều hành, tiếp nhận và đón khách chứ khơng phải từng cá nhân riêng lẻ.

Trước khi bắt đầu dự án các đối tác liên quan đã cân nhắc cẩn thận về nhiều khía cạnh để lập kế hoạch. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Nam Giang mà dự án đưa ra là:

Người dân địa phương là người đóng vai trị chủ đạo và là người hưởng lợi chính; - Khai thác gắn liền với việc bảo tồn các nguồn tài nguyên của địa phương (văn hóa truyền thống, mơi trường tự nhiên,…)

- Có sự tham gia của nhiều thành phần trong và ngoài cộng đồng nhằm tăng cường sự liên kết.

Nhằm tận dụng thế mạnh và đặc trưng của dân tộc Cơ Tu đồng thời tối thiểu hóa các rủi ro tiềm ẩn, dự án đã dành thời gian để trang bị và xây dựng năng lực cho CĐĐP – đây là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công cho dự án trong tương lai. Các cách tiếp cận cơ bản của dự án:

- Tiếp nhận đoàn khách từ 6 người trở lên, khơng đón đồn lẻ;

- Không “bán lẻ” dịch vụ du lịch mà cung cấp tron gói “giá trị tổng thể”; - Thành lập và phát triển năng lực Đơn vị Điều hành Tour người Cơ Tu; - Thúc đẩy sự tham gia của nhiều thành phần người dân địa phương; - Hợp tác bên ngồi địa phương (các cơng ty du lịch).

Lợi ích thu được

Về phương diện kinh tế, từ khi bắt đầu dự án 7/2012 - 10/2013 đã có gần 300 du khách đi theo đoàn tham gia các tour thử nghiệm, cứ mỗi tour thu hút sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của 180 – 200 hộ dân. Tính đến hết năm 2013 thì có khoảng 60% người dân địa phương tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động phát triển du lịch. Người dân khơng chỉ có thêm thu nhập từ tour mà còn thu từ việc bán sản phẩm của làng dệt thổ cẩm, góp phần gia tăng nguồn thu nhập cho Hợp tác xã dệt

Zara đồng thời người dân còn bán hàng trực tiếp cho khách để cải thiện thu nhập. Về phương diện văn hóa, người dân địa phương có thêm nhiều cơ hội chứng kiến và tham gia tổ chức các tập quán, lễ nghi văn hóa dân tộc. Ngồi ra, thơng qua việc giới thiệu, chia sẻ cho du khách “người Cơ Tu là ai?” người dân cũng được học hỏi, suy nghĩ, ghi nhớ và truyền đạt lại các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Các bạn trẻ dần lấy lại niềm tự hào vì được sinh ra là người Cơ Tu và du khách trân trọng bản sắc văn hóa của đồng bào họ. Nghề dệt thổ cẩm đã được duy trì và càng nhiều người dân muốn gìn giữ nghề truyền thống này, tính đến 10/ 2013 có 12 bạn trẻ là thành viên của nhóm thuyết minh viên địa phương và được tham gia tập huấn.

Về phương diện xã hội, ngày càng nhiều công ty du lịch, cơ quan truyền thông và cả du khách bên ngoài giới thiệu về tour du lịch cộng đồng của địa phương. Do đó, việc trao đổi liên lạc giữa những người bên trong và bên ngoài dự án được tăng lên, tạo thêm cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội. Các chị em phụ nữ bắt đầu những thử thách mới, suy nghĩ học hỏi và tham gia hoạt động xã hội ngày càng nhiều, thực tế là 60-70 % người tham gia dự án phát triển du lịch này là chị em phụ nữ nhiều thế hệ. Sự giao lưu giữa các thế hệ cũng tăng lên và cộng đồng gắn kết hơn. Tháng 08/2013 bà con dân tộc Cơ Tu được mời đến lễ hội Nhật Bản - Hội An để trình diễn các điệu múa truyền thống từ đó hoạt động du lịch đã lan ra toàn huyện.

Thách thức trước mắt

Trong quá trình thực hiện dự án đã nhận thấy một vài điểm hạn chế và những thách thức trước mắt mà các đối tác bên trong và bên ngoài dự án cần cân nhắc, thảo luận để giải quyết:

- Sự thấu hiểu lẫn nhau, đối thoại hòa hợp giữa các đối tác liên quan trong dự án du lịch cộng đồng;

- Sự đồng thuận về phương hướng phát triển du lịch giữa các đối tác liên quan khi địa phương dần dần được biết đến như là một điểm du lịch;

- Tăng cường “sự kết nối”, nâng cao ý thức “hợp tác” của các thôn, làng, các đối tác liên quan về các phương diện chia sẻ thông tin, điều phối…

- Hiểu biết và cải thiện du lịch theo các tiêu chuẩn du lịch và mức độ kỳ vọng của khách du lịch nước ngoài.

Bài học thu được

Một trong những bài học thu được từ dự án để rút kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch tại vùng dân tộc thiểu số là việc khảo sát đầy đủ tính khả thi, tiềm năng phát triển du lịch liên quan đến các yếu tố du lịch trong và ngoài khu vực. cách tiếp cận các giá trị văn hoá tại đây.

Thứ hai, điểm nhấn trọng yếu là sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng địa phương để tạo nên một khái niệm khác về du lịch cộng đồng, có thể được hiểu là sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng địa phương và những người hưởng lợi từ dự án.

Thứ ba là sự cộng tác giữa tư nhân và cộng đồng không phải là yếu tố được lựa chọn nhưng lại thật sự cần thiết, không thể loại trừ trách nhiệm xã hội và khả năng thu lợi nhuận, sự tham gia nhiều hơn của các nhà cung cấp dịch vụ địa phương có thể làm tăng thêm tính hấp dẫn của điểm đến và giảm chi phí nguồn cho ngành du lịch [11]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bắc sơn (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)