Đánh giá hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn theo các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bắc sơn (Trang 57 - 61)

nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

2.4.1 Sự đồng thuận của CĐĐP và các bên liên quan

Bắc Sơn là nơi có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển du lịch cộng đồng, các chủ trương của Đảng, Nhà nước, của cơ quan chính quyền địa phương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là một trong những mục tiêu hàng đầu.

Đối với chính quyền và CĐĐP tại Bắc Sơn, khi được hỏi đã có 95% người dân trả lời sẵn sang tham gia hoạt động du lịch, chỉ có 5% băn khoăn, không sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch tại địa phương.

Khi được hỏi có thoả mãn với mức lợi nhuận được các doanh nghiệp chi trả khi tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch: có 39% trả lời thoả mãn, 52% trả lời bình thường, chỉ có 9% trả lời chưa thoả mãn.

Khi phỏng vấn trực tiếp giám đốc các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện, tất cả các doanh nghiệp đều nhất trí với chủ trương phát triển DLBV tại huyện Bắc Sơn.

Như vậy có thể thấy nguyên tắc này tại huyện Bắc Sơn đã thực hiện tương đối tốt, trong thời gian tới cần phát huy để đảm bảo tốt hơn nữa.

2.4.2 Đa dạng về vai trò tham gia của cộng đồng

Vai trò của CĐĐP trong hoạt động du lịch ở đây chưa thực sự đa dạng. Trong quá trình lập kế hoạch, xây dựng các dự án du lịch mà cụ thể là du lịch cộng đồng, lấy ý kiến của người dân thường bị bỏ qua hoặc thực hiện hời hợt. Theo kết quả điều tra người dân tại huyện Bắc Sơn, hầu hết người dân chưa được tham gia đóng góp ý kiến cho việc lập quy hoạch/ kế hoạch phát triển du lịch tại địa phương cũng như tham gia tổ chức quản lý hoạt động du lịch. Cộng đồng tham gia vào khâu cung cấp sản phẩm địa phương phục vụ nhu cầu du lịch (lương thực, thực phẩm, hàng lưu niệm…) chiếm 40%; cung cấp các dịch vụ (lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách…) chiếm 60%.

Như vậy phần đơng người dân ít thơng tin hay khơng biết thơng tin về dự án du lịch hoặc chỉ biết khi đã được thông qua. Người dân ở đây mới chỉ tham gia vào thực hiện một số hoạt động du lịch, việc tổ chức và giám sát hoạt động du lịch hầu như người dân chưa được tham gia.

Để thực hiện nguyên tắc này cần đa dạng vai trò của CĐĐP bằng cách tạo điều kiện cho người dân tham gia vào việc lên kế hoạch, triển khai và kiểm soát các hoạt động du lịch tại cộng đồng. Có thể thành lập Ban quản lý du lịch cộng đồng mà CĐĐP là một thành viên để tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch, đa dạng vai trò tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch để đảm bảo nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng.

2.4.3 Tôn trọng các giá trị văn hoá của cộng đồng

Bất cứ chương trình du lịch nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến CĐĐP. Hoạt động du lịch tại Bắc Sơn cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Khi tham gia hoạt động du lịch người dân ở đây ln có ý thức bảo vệ và giữ gìn các giá trị văn hoá của địa phương. Các sở, ban, ngành của địa phương thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nhận thức về du lịch cho CĐĐP.

Theo kết quả điều tra người dân tại huyện Bắc Sơn thì 85% người dân trả lời ln ln có ý thức cao trong việc giữ gìn vệ sinh mơi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch, chỉ có 15% trả lời có ý thức ở mức độ bình thường. Như vậy, đa số người dân ở đây đã có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài ngun du lịch.

Ngoài ra trong những bộ phim ngắn giới thiệu về du lịch huyện Bắc Sơn bao gồm cả những thông tin tuyên truyền, quảng bá du lịch cũng là cách thức tôn trọng giá trị tài nguyên du lịch, giá trị văn hoá CĐĐP.

Nhờ cung cấp cho khách các hoạt động trải nghiệm về làm nghề nông, sản xuất nghề truyền thống, người dân địa phương cũng thấy được rằng các giá trị văn hoá của cộng đồng được lưu giữ và tôn trọng. Đây là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng vì văn hố của cộng đồng cần được bảo vệ và giữ gìn với sự đóng góp của tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là người dân địa phương bởi khơng đối tượng nào có khả năng bảo vệ và duy trì các giá trị văn hố tốt hơn họ.

2.4.4 Khả năng của cộng đồng

Theo nguyên tắc này cộng đồng cần có khả năng nhận thức về vai trị, vị trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của cộng đồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách du lịch đối với tài nguyên cộng đồng.

Theo kết quả điều tra người dân tại huyện Bắc Sơn, 70% trả lời mình có vai trị quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch, chỉ có 3% trả lời khơng có vai trị gì quan trọng, 27% trả lời có vai trị ở mức bình thường.

Khi được hỏi phát triển du lịch có tác động gì đến cộng đồng, 12% trả lời thay đổi nếp sống cộng đồng, 76% trả lời nâng cao hiểu biết cho cộng đồng, 28% trả lời gây ô nhiễm môi trường, 12% trả lời khơng ảnh hưởng gì.

Cộng đồng đã nhận thức được vai trị của mình trong phát triển du lịch cũng như sự phát triển du lịch đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển cộng đồng. Tuy nhiện, một số bất lợi từ việc phát triển du lịch chưa có định hướng thì cộng đồng chưa định hình cụ thể. Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch tại khu vực theo hướng bền vững.

2.4.5 Chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng

Theo nguyên tắc này, CĐĐP phải được hưởng lợi từ các thành phần khách khi tham gia hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch. Lợi ích kinh tế sẽ được phân chia công bằng cho tất cả các thành viên tham gia và một phần tái đầu tư cho cộng đồng về cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục.

Trên thực tế, tại Bắc Sơn nhờ hoạt động du lịch diễn ra và phát triển nền kinh tế của địa phương đã được cải thiện nhiều, hàng năm nguồn thu từ hoạt động du lịch đều được các cơ quan, đơn vị trích nộp cho ngân sách nhà nước theo quy định; cơ sở hạ tầng đến các khu điểm du lịch được chỉnh trang, nâng cấp, du lịch phát triển tạo việc làm và thu nhập đáng kể cho CĐĐP, du lịch thực sự đã mang lại lợi ích cho cộng đồng bản địa. Theo kết quả điều tra từ người dân tại nơi có hoạt động du lịch diễn ra, 80% người dân trả lời họ có thêm việc làm từ hoạt động du lịch, 76% trả lời họ có thêm thu nhập từ hoạt động du lịch.

Tạo cơ hội việc làm là một trong những nguyên tắc cũng như mục tiêu quan trọng của du lịch cộng đồng. Lợi nhuận không chỉ thuộc về cơ quan quản lý, hoặc doanh nghiệp du lịch mà phần lớn lợi nhuận sẽ đóng góp cải thiện mơi trường sống của CĐĐP. Sức ép của cộng đồng với môi trường sẽ giảm đi và chính cộng đồng là người chủ thực sự, những người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa của nơi diễn ra hoạt động du lịch cộng đồng. Du lịch cộng đồng phát triển đã thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia vào các hoạt động phục vụ khách du lịch.

2.4.6 Quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng với việc bảo vệ tài nguyên du lịch

Việc thực hiện nguyên tắc này ở địa phương còn chưa hiệu quả, hầu hết việc quản lý và bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá là do các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương đảm nhận. Việc giao quyền sở hữu cho CĐĐP là chưa có. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, chính quyền địa phương các cấp, các sở, ngành như: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, Ban Dân vận tỉnh uỷ, Đoàn thanh niên tỉnh Lạng Sơn, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân…thường xuyên tổ chức các lớp tuyên truyền về du lịch cho cộng đồng do đó ý thức của người dân địa phương luôn được nâng cao. Thời gian tới cần xây dựng và đưa mơ hình quản lý du lịch cộng đồng vào hoạt động để xác

lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng với việc bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bắc sơn (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)