2.5 Tổng hợp đánh giá chung về phát triển du lịch và du lịch cộng đồng tại huyện
2.5.3 Cơ hội và thách thức
Cơ hội
Bắc Sơn có tiềm năng trở thành một điểm đến du lịch cộng đồng, thưởng ngoạn cảnh quan, khám phá, nghỉ dưỡng núi và văn hóa, lịch sử cách mạng hấp dẫn đối với cả du khách trong nước và du khách quốc tế.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhất là ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Số lượng khách du lịch quốc tế đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 4,1% trong giai đoạn 1990-2015, từ 435 triệu lượt lên đến 1,2 tỷ lượt, dự báo đến năm 2030 đạt khoảng 1,8 tỷ lượt. Đến năm 2030, khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ đón 535 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt. Mục đích du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí vẫn là mục đích của đa số
thị trường khách. Đến năm 2030, khách du lịch với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng,
giải trí chiếm 54% tổng lượng khách du lịch quốc tế. Nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã) ngày càng gia tăng. Xu hướng này phù hợp với những giá trị nội tại của Bắc Sơn.
Phát triển bền vững, có trách nhiệm và phát triển du lịch cộng đồng trở thành yêu cầu đối với ngành du lịch. Do tác động của biến đổi khí hậu và các vấn đề kinh tế, xã hội tồn cầu, khái niệm du lịch xanh được hình thành với định hướng tạo ra nhiều việc làm bền vững, đóng góp cho bảo tồn, phát triển văn hóa địa phương và môi trường tự nhiên, hỗ trợ kinh tế địa phương, giảm nghèo. Du lịch sinh thái, tự nhiên, di sản, văn hóa và khám phá "mềm" được dự báo sẽ phát triển mạnh trong 02 thập kỷ tới. Đây là cơ hội tốt cho du lịch Bắc Sơn phát triển du lịch cộng đồng.
Việt Nam trong những năm gần đây, Du lịch tăng trưởng nhanh, trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước và trở thành điểm đến mới nổi đầy hấp dẫn của du khách
quốc tế. Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị đã xác định phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Lạng Sơn cũng ngày càng quan tâm hơn tới phát triển du lịch. Đây cũng là cơ hội quan trọng để du lịch Bắc Sơn vươn mình và phát triển, tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Bắc Sơn.
Xu hướng du lịch chung của thế giới hiện nay là khách du lịch ngày càng có nhiều kiến thức, kinh nghiệm, đòi hỏi trải nghiệm nhiều hơn (đặc biệt là du lịch mạo hiểm), muốn tới các địa điểm đặc biệt còn nguyên sơ, chưa được khám phá. Với tiềm năng và lợi thế của mình, Bắc Sơn hồn tồn có cơ hội để thu hút nhiều khách du lịch, đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch.
Thách thức
Cạnh tranh quốc tế để thu hút khách du lịch ngày càng gay gắt. Các nước trong khu vực có nhiều điểm đến và phương thức cung cấp dịch vụ du lịch cạnh tranh hơn. Do đó, khách quốc tế có thể lựa chọn đi đến các điểm đến của các quốc gia khác thay vì đến Việt Nam nói chung và đến Bắc Sơn nói riêng.
Cạnh tranh giữa các điểm đến khác trong khu vực các tỉnh lân cận và trên cả nước. Khách du lịch có quyền tự do lựa chọn nhiều phương án du lịch khác như đi nghỉ dưỡng biển, đi đến các điểm đến miền núi khác như Sapa, Mai Châu, Mộc Châu, Ba Bể, Bản Giốc, Cao nguyên đá Đồng Văn hay đi tham quan thành phố thay vì đi tới Bắc Sơn.
Khủng hoảng kinh tế, suy giảm sức mua của khách du lịch, dịch bệnh, nguy cơ mất an toàn, an ninh cũng ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch.Tình hình thời tiết, khí hậu, thiên tai diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng đến phát triển du lịch và thu hút khách du lịch.
Kết cấu hạ tầng và hạ tầng du lịch còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch. Môi trường đầu tư chưa thuận lợi, chưa thu hút được các nhà đầu tư đến khảo sát đầu tư phát triển du lịch tại Bắc Sơn.
chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Tốc độ đơ thị hóa gia tăng, phát triển tự phát, thiếu kiểm soát sẽ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên quyến rũ riêng có của Bắc Sơn.
Việc phát triển các dự án cơng nghiệp có thể phá vỡ cảnh quan, môi trường tự nhiên của Bắc Sơn (phá đá, khai thác tài ngun, khống sản, ơ nhiễm khói bụi từ các nhà máy cơng nghiệp,…).
Phát triển du lịch đồng bộ để đạt được kết quả tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Bắc Sơn là thách thức chủ quan lớn nhất đối với Bắc Sơn. Thách thức này bao gồm, làm thế nào để nghiên cứu khảo sát, đầu tư xây dựng được các sản phẩm và dịch vụ du lịch đa dạng, khác biệt trên cơ sở tài nguyên du lịch, đồng thời giám sát, kiểm soát được chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch; cung cấp thông tin và quảng bá du lịch Bắc Sơn; vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao và ổn định. Các thách thức này có mối quan hệ qua lại, tương hỗ lẫn nhau, do đó địi hỏi phải có kế hoạch giải quyết một cách đồng bộ, có hệ thống và hiệu quả. [20]