Những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bắc sơn (Trang 65 - 67)

2.5 Tổng hợp đánh giá chung về phát triển du lịch và du lịch cộng đồng tại huyện

2.5.2 Những tồn tại

Hiện tượng khai thác đá tự nhiên vẫn tồn tại làm phá vỡ tài nguyên, cảnh quan, môi

trường, ảnh hưởng tới sứ hấp dẫn tự nhiên của Bắc Sơn từ đó làm giảm đi sự hấp dẫn đối với môi trường du lịch.

Kết cấu hạ tầng kết nối các điểm du lịch gần như chưa được đầu tư, nâng cấp, do đó

khả năng tiếp cận của khách du lịch tới các điểm du lịch cịn hạn chế, khó khăn (ví dụ đường lên đỉnh Nà Lay, đường vào các hang động,…). Tuyến đường 241 chạy qua các xã như Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Hưng Vũ, Vũ Lăng, Nhất Hòa, Tân Thành, Vũ Lễ nhiều nơi bị xuống cấp nên việc tiếp cận các điểm du lịch tại các xã nêu trên là khó khăn. Một số tuyến đường huyện khác cũng vậy.

Chất lượng và tiêu chuẩn về cơ sở lưu trú chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Hiện nay, cả huyện chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn nào, chỉ có một số nhà nghỉ chủ yếu vụ khách vãng lai, công vụ và một số cơ sở lưu trú tại nhà dân (homestay) tại làng Quỳnh Sơn. Dịch vụ homestay của các gia đình tại Quỳnh Sơn gần như chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống đơn giản, thiếu các dịch vụ gia tăng khác. Những gia đình kinh doanh lưu trú homestay khơng có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác nên cũng khó khăn trong việc giao tiếp, giao lưu với khách du lịch. Nhìn chung, dịch vụ lưu trú hiện nay tại Bắc Sơn mới nhắm tới khách du lịch tự do là người nước ngồi và khách nội địa có mức chi tiêu thấp. Khách du lịch đi theo tour còn hạn chế.

Thông tin du lịch Bắc Sơn thực sự là một hạn chế rất lớn. Khách du lịch hầu như khó

tìm được thơng tin du lịch về Bắc Sơn ngồi một vài thơng tin và hình ảnh về thung lũng Bắc Sơn trên mạng internet hoặc trên một vài tờ báo mạng. Thông tin trực tuyến qua mạng internet cũng còn rất hạn chế và các tổ chức du lịch uy tín như TripAdvisor

rất ít khi cung cấp thông tin về Bắc Sơn. Điều này làm cho các công ty lữ hành và khách du lịch khó có thể lập kế hoạch, chương trình du lịch và xác định các điểm đến tại Bắc Sơn.

Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu đa dạng và chất lượng còn thấp. Số lượng và

chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch thực sự thấp khi so sánh với các điểm du lịch khác trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ như Sapa, hồ Ba Bể. Dịch vụ du lịch gần như mới dừng ở mức tự phát và sơ khai chưa được chuyên nghiệp hóa. Hầu hết khách du lịch đến Bắc Sơn dưới dạng đi tự do, tự tổ chức và tự khám phá là chính, rất ít đồn có HDV. Hiện nay, tại Công ty lữ hành và doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch cịn ít nên việc xây dựng sản phẩm du lịch tại Bắc Sơn gần như vẫn bỏ ngỏ. Do thiếu sản phẩm du lịch hấp dẫn nên khách du lịch đến Bắc Sơn cịn ít, chủ yếu đến trong ngày và nếu có lưu trú thì chủ yếu chỉ sử dụng dịch vụ homestay. Du lịch Bắc Sơn cịn mang tính thời vụ. Vì vậy cần xây dựng sản phẩm đặc trưng cho các mùa trong năm; việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp nên đã dần mất đi hình ảnh thung lũng Bắc Sơn mùa lá chín.

Cơng tác quảng bá điểm đến Bắc Sơn tại các thị trường nguồn mục tiêu gần như chưa

được thực hiện nên sản phẩm du lịch của Bắc Sơn cịn ít được biết đến trong khu vực và trên thế giới. Mức độ hợp tác của địa phương với các doanh nghiệp lữ hành, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành cịn rất hạn chế nếu khơng muốn nói là gần như chưa có, do đó khó quảng bá và thu hút khách quốc tế. Đối với khách du lịch đã lựa chọn đến Bắc Sơn, khi đến các điểm tham quan cũng không được hỗ trợ cung cấp thơng tin để có thể cảm nhận và nắm bắt hết được giá trị của các điểm du lịch, điểm tham quan. Ví dụ, điểm tham quan lên đỉnh Nà Lay chưa được đầu tư bài bản, thiếu bãi đỗ xe, thiếu khu vực tiếp đón, cung cấp thơng tin, khu vực vệ sinh, thiếu các điểm dừng nghỉ, điểm ngắm cảnh, thùng đựng rác dọc hành trình lên đỉnh Nà Lay. Ngay tại đỉnh Nà Lay cũng chưa đầu tư xây dựng điểm cho khách dừng nghỉ, ngắm cảnh với các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho khách ngắm cảnh như ống nhịm,…Các di sản văn hóa, di tích lịch sử cách mạng chưa được đầu tư và khai thác.

Mức độ đầu tư vào du lịch ở Bắc Sơn gần như chưa có và chưa đáp ứng được nhu cầu

Nguồn nhân lực du lịch của huyện vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng và tính

chuyên nghiệp. Nhân lực du lịch hiện có gần như chưa được đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng phục vụ khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện bắc sơn (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)