Công tác cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác qlnn về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 26)

Cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke là một TTHC nằm trong hệ thống dịch vụ công lĩnh vực văn hóa; gồm các quy trình: Tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ, thẩm định trực tiếp địa điểm kinh doanh, duyệt hồ sơ, trả kết quả; Thời hạn giải quyết: 0 ngày làm việc. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC này là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Có thể phân cấp cho UBND cấp huyện thực hiện.

Cơ quan nhà nước thực hiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke phải đảm bảo theo các quy định của pháp luật, chấp hành thời hạn giải quyết TTHC, tổ thẩm định được thành lập đúng thẩm quyền, các thành viên phù hợp với chức năng nhiệm vụ; quá trình thẩm định trực tiếp được lập thành biên bản;

Cơ sở kinh doanh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tại Nghị định số 103 2009 NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke; có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy; Sau khi có giấy phép thực hiện nộp lệ phí theo quy định.

1.5.3 Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke

Hàng năm, các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch và triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke đối với các hộ kinh doanh, doanh nghiệp, cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn có hoạt động kinh doanh dịch vụ này đảm bảo kiểm tra, thanh tra 01 lần 01 cơ sở 01 năm, theo các nội dung:

- Kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Kiểm tra giấy phép kinh doanh karaoke;

- Kiểm tra giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;

- Kiểm tra các điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke theo các quy định tại Nghị định 103 2009 NĐ-CP ngày 0 11 2009 của Chính phủ.

Đồng thời, tiến hành xử lý vi phạm đối với các trường hợp vi phạm các quy định về lĩnh vực kinh doanh đảm bảo đúng quy trình theo quy định của pháp luật.

1.6 Cơ ở thực tiễn quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke

1.6.1 Kinh nghiệm một số địa phương

1.6.1.1 Tỉnh Yên Bái

Tính đến hết năm 201 , toàn tỉnh Yên Bái có 255 điểm kinh doanh dịch vụ karaoke với tổng số phòng. Các điểm kinh doanh dịch vụ karaoke phân bố đều ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Quy mô hoạt động của các điểm kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Yên Bái phần lớn thuộc loại vừa và nhỏ, mang tính kinh doanh thuộc hộ gia đình, cá thể là chủ yếu.

- Công tác cấp giấy phép: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phân cấp cho Phòng VH&TT các huyện, thị xã, thành phố trong việc thẩm định các tiêu chuẩn, điều kiện trước khi được Sở cấp phép hoạt động.

- Công tác thanh tra, kiểm tra: được tổ chức thường xuyên nhằm đảm bảo môi trường văn hóa lành mạnh. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở kinh doanh karaoke hoạt động tại các địa phương chưa chấp hành tốt trong công tác phòng cháy, chữa cháy.

- Công tác quy hoạch: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 321 QĐ-UBND ngày 11/12/2017 về việc phê duyệt điều chỉnh “Quy hoạch hoạt động karaoke, vũ trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

- Khó khăn, vướng mắc: các điểm kinh doanh dịch vụ karaoke hoạt động đã vượt quá số lượng không theo đúng quy hoạch. [3]

1.6.1.2 Tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh hiện có 4 3 cơ sở kinh doanh karaoke đã được cấp phép, phần lớn, các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh đã có ý thức trong việc

thực hiện quy định của pháp luật. Nhiều cơ sở kinh doanh karaoke cơ bản được đầu tư xây dựng khang trang, phòng hát rộng rãi, đảm bảo các điều kiện kinh doanh, đủ các thủ tục giấy tờ quy định về an ninh trật tự, hồ sơ phương án quản lý theo dõi phòng cháy, chữa cháy.

- Công tác cấp giấy phép: phân cấp cho các địa phương thực hiện, không thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Quảng Ninh.

- Công tác thanh tra, kiểm tra: Phần lớn các cơ sở vi phạm hành chính về công tác phòng cháy, chữa cháy, sai phạm về điều kiện kinh doanh, vi phạm về biển hiệu quảng cáo, không bảo dưỡng thường xuyên thiết bị phòng cháy, chữa cháy, hệ thống báo cháy tại các cơ sở kinh doanh quy mô lớn, điều kiện phòng hát không đảm bảo. Một vài cơ sở kinh doanh không có giấy phép, địa điểm kinh doanh không đủ diện tích, hệ thống thiết bị âm thanh, ánh sáng chưa đảm bảo, thiếu cam kết an ninh trật tự, hoạt động quá giờ, tiếng ồn vượt quá quy định ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, hầu hết các cơ sở kinh doanh vẫn còn bán rượu, bia cho khách uống trong phòng hát... dẫn đến mất an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.

- Công tác quy hoạch:

Đến nay chỉ có 3 địa phương là thành phố Cẩm Phả, Uông Bí và huyện Vân Đồn là có số lượng cơ sở kinh doanh karaoke được cấp phép ít hơn so với số lượng quy hoạch đã được phê duyệt. Còn lại các địa phương khác đều có số lượng cơ sở kinh doanh karaoke được cấp phép vượt quá so với số lượng trong quy hoạch. Điển hình là thị xã Đông Triều với 48 cơ sở được cấp phép, trong khi quy hoạch đến năm 2020 là 3 cơ sở. Huyện Tiên Yên, Cô Tô, Ba Chẽ cũng trong tình trạng tương tự.

Sở Văn hóa - Thể thao đã xây dựng đề cương dự án “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Qua đó, triển khai rà soát tổng thể loại hình kinh doanh này trên địa bàn tỉnh, củng cố các cơ sở karaoke đủ điều kiện hoạt động theo quy định, khuyến khích các cơ sở kinh doanh karaoke đầu tư quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt tại các khu vực phát triển kinh tế du lịch - dịch vụ của tỉnh. Đồng thời, loại bỏ dần các cơ sở kinh doanh có cơ sở vật chất cũ kỹ, lạc hậu, thiếu an toàn, không đảm bảo chất lượng phục

vụ theo quy định hiện hành, cũng như phân bố lại các điểm karaoke, vũ trường theo các quy định đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, PCCC...

Ngoài ra, để tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh karaoke Sở Văn hóa – Thể thao cần tăng cường sự phối hợp giữa các ngành trong công tác cấp phép, quản lý và khâu hậu kiểm. Đồng thời, thực hiện thu hồi giấy phép đối với các cơ sở ngừng kinh doanh trong tháng, chuyển cấp phép cho các cơ sở có nhu cầu kinh doanh. Cùng với đó, tăng cường chế tài xử phạt, cho thu giữ tang vật vi phạm để tăng tính răn đe đối với các hành vi vi phạm

- Khó khăn, vướng mắc:

Giấy phép kinh doanh dịch vụ này đang cho phép các cơ sở kinh doanh chỉ cần làm giấy phép một lần với thời hạn vĩnh vi n là một điều bất cập, khó khăn cho công tác quản lý; dẫn đến tình trạng có cơ sở không còn kinh doanh karaoke nhưng vẫn có giấy phép; trong khi các cơ sở mới, nếu cấp phép sẽ vượt quá quy hoạch mà không cấp phép thì cơ sở đó sẽ vi phạm và không được phép hoạt động.

Phòng Văn hoá - Thông tin các huyện, thị, thành phố của Quảng Ninh khó khăn trong vấn đền kinh phí để tiến hành kiểm tra hoạt động dịch vụ này (30% số kinh phí thẩm định để cấp phép hoạt động karaoke được trích lại về Phòng Văn hoá - Thông tin để tổ chức thẩm định, kiểm tra hàng năm, tuy nhiên do giấy phép cấp một lần nên nguồn kinh phí hạn chế). Do vậy, xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý, trong khi, hoạt động karaoke vẫn mang tính nhạy cảm cao.

Có tình trạng cơ sở kinh doanh cà phê giải khát có hoạt động karaoke không giấy phép; có cơ sở kinh doanh hoạt động không công khai hoặc không treo biển hiệu, việc kinh doanh thường gắn với bán cà phê giải khát, thu tiền hát không có hoá đơn chứng từ nên gây khó khăn cho việc kiểm tra, xử lý vi phạm [4].

1.6.1.3 Tỉnh Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa có 233 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke được cấp phép, 15 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có hoạt động kinh doanh karaoke; Hầu hết, các cơ sở kinh doanh karaoke được đầu tư cơ sở vật chất tương đối hiện đại.

- Công tác cấp giấy phép: Sở Văn hóa - Thể thao đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định phân cấp việc cấp giấy phép kinh doanh karaoke cho UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Sở cũng đã đăng ký với UBND tỉnh giảm thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke từ ngày xuống còn 5 ngày

- Công thanh tranh tra, kiểm tra: Thanh tra Sở và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức 240 lượt kiểm tra hoạt động các cơ sở kinh doanh karaoke, xử phạt 10 trường hợp với số tiền 108,5 triệu đồng. Các sai phạm chủ yếu của các cơ sở là kinh doanh karaoke không phép, hoạt động quá giờ quy định, cơ sở vật chất không đảm bảo.

- Về công tác quy hoạch: UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành quy hoạch karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh vào năm 2014.

- Khó khăn, vướng mắc:

Việc cấp giấy phép karaoke chỉ cấp 1 lần không có cấp đổi, không quy định thời gian gia hạn nên gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác quản lý cấp phép, thu phí, kiểm tra hoạt động kinh doanh;

Các cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp khi kinh doanh karaoke sẽ không phải xin giấy phép kinh doanh nên việc quản lý cũng có những khó khăn, bởi thực tế có những phòng không đủ điều kiện nhưng các cơ sở này vẫn sử dụng để kinh doanh karaoke.

Nhân lực thanh tra mỏng cũng khiến việc kiểm tra, quản lý hoạt động kinh doanh karaoke gặp khó khăn. Lực lượng thanh tra sở chỉ có 4 người nhưng lĩnh vực quản lý rộng nên kiểm tra dịch vụ này chưa thường xuyên. Những đợt ngành tổ chức kiểm tra, các cơ sở kinh doanh karaoke vẫn thường liên lạc với nhau để báo tin, cắt cử người canh cửa để báo động; những cơ sở kinh doanh không phép khi biết có đoàn kiểm tra thường đối phó bằng cách khóa cửa ngoài không cho đoàn vào kiểm tra [5].

1.6.2 Những bài học rút ra cho Lạng Sơn về công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke

1.6.2.1 Công tác cấp giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke

Sở VHTT&DL tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định quy phạm pháp luật phân cấp cho UBND cấp huyện trực tiếp thực hiện TTHC cấp giấy phép kinh doanh karaoke cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Sở VHTT&DL cần hướng dẫn về quy trình xử lý hồ sơ, thành lập tổ thẩm định, ban hành quyết định nhận hồ sơ, trả kết quả qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện; Tiến hành tập huấn chi tiết công tác thẩm định, sử dụng các loại máy đo ánh sáng, máy đo âm thanh cho thành viên tổ thẩm định cấp huyện để tránh lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện.

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra chuyên môn đảm bảo công tác cấp giấy phép đúng các quy định của pháp luật; yêu cầu đơn vị được phân cấp báo cáo thường xuyên số hồ sơ biến động, thường trực xử lý kịp thời các trường hợp cấp giấy phép gặp vướng mắc, hằng năm đánh giá thuận lợi, khó khăn trong công tác phân cấp, tìm ra hướng giải quyết hiệu quả nhất.

1.6.2.2 Công tác thanh tra, kiểm tra

Tăng cường công tác kiểm tra, kế hoạch hoạt động theo chế độ định kỳ, bất thường, thường xuyên, liên tục. Quy định trách nhiệm từng thành viên trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, đồng thời phát huy tính dân chủ và cùng giám sát công việc. Kế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất phải bảo mật, không thông báo trước nhằm đảm bảo yếu tố nghiêm túc, trong sạch, bất ngờ.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng thanh tra, kiểm tra trên địa bàn, đề ra phương án kiểm tra chéo giữa các địa bàn xã, phường, nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra.

Nghiêm cấm, có hình thức xử lý đối với những cán bộ kiểm tra có mối quan hệ móc nối bất chính, bao che đối với các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke.

1.6.2.3 Công tác giáo dục, tuyên truyền, định hướng nhận thức trong xã hội đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke

Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của tỉnh về những quy định trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke đến các tổ chức, cá nhân và nhân dân để toàn xã hội nhận thức đúng, đầy đủ nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương lành mạnh hóa trong hoạt động karaoke. Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày nhằm thông báo các quy định, điều kiện, tiêu chuẩn cho phép hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, những quy định cấm và hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực này đến các chủ cơ sở để họ nắm bắt và kinh doanh đúng pháp luật.

Tổ chức thường xuyên các buổi họp mặt với các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, khách sạn có hoạt động dịch vụ karaoke, nêu gương những điển hình tiêu biểu; nhắc nhở, hướng dẫn các cơ sở chưa chấp hành đúng các quy định trong tổ chức hoạt động kinh doanh, xây dựng và nhân rộng các điển hình đối với cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh lành mạnh.

1.7 T ng quan các công tr nh nghiên cứu c liên quan đến đề tài

Trong những năm qua có một số công trình nghiên cứu Luận án tiến sỹ, Luận văn thạc sỹ, Đề tài khoa học đề cập đến vấn đề quản lý văn hóa, thị trường văn hóa, dịch vụ karaoke. Các công trình nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về karaoke, khái niệm về văn hóa, quản lý dịch vụ văn hóa, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của loại hình dịch vụ, từ thực tế đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ này.

Nguy n Đức Bình (2014), QLNN về văn hóa ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ Đại học Văn hóa Hà Nội. Luận văn nghiên cứu thực trạng của công tác QLNN về văn hóa tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên quang giai đoạn 2011 - 2013, qua đó tác giả đưa ra giải pháp tập chung nâng cao năng lực QLNN của cơ quan QLNN đồng thời hoàn thiện bộ máy quản lý, chính sách pháp luật trong lĩnh vực văn hóa [6].

tiễn, đề tài cấp cơ sở Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về QLNN về văn hóa và đặc điểm, nội dung, nguyên tắc của quản lý văn hóa trong giai đoạn hiện nay, từ đó tác giả đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về văn hóa thời gian tới [7].

Bùi Mạnh Thắng (201 ), Quản lý dịch vụ karaoke, vũ trường ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; Luận văn thạc sỹ Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương. Tác giả tập chung nghiên cứu thực trạng hoạt động và công tác quản lý dịch vụ karaoke, vũ trường ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác qlnn về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)