Phối hợp quản lý giữa cơ quan quản lý văn hóa với chính quyền cơ sở và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác qlnn về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 101)

1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

3.2.5 Phối hợp quản lý giữa cơ quan quản lý văn hóa với chính quyền cơ sở và

người dân

3.2.5.1 Cơ sở của giải pháp

Công tác phối hợp quản lý giữa cơ quan quản lý văn hóa với chính quyền cơ sở và người dân chưa thực sự hiệu quả; Vai trò của người dân trong công tác quản lý, giám sát chưa cao.

Chưa gắn được trách nhiệm của chính quyền cơ sở đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn. Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn hầu như buông lỏng quản lý, không coi việc hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn là việc của mình.

3.2.5.2 Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao vai trò giám sát của người dân; Gắn trách nhiệm quản lý địa bàn của chính quyền cơ sở; Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý văn hóa với chính quyền cơ sở và người dân.

3.2.5.3 Nội dung của giải pháp

- Huy động các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân tham gia giám sát, phát hiện, phản ánh thực trạng hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn, kết hợp với thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

- Đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho chính quyền cấp xã, phường, thị trấn cộng đồng trách nhiệm trong quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

- Phát huy vai trò của các tổ trưởng tổ dân phố, thường xuyên giữ mối liên lạc và duy trì chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo những sự việc đột xuất về sự việc gây dư luận không tốt ở khu, khối phố, những ý kiến phản ảnh của nhân dân để cơ quan quản lý văn hóa kịp thời nắm bắt thông tin, kiểm tra, xử lý.

- Đề ra các tiêu chí về kinh doanh dịch vụ karaoke gắn với quy ước thực hiện nếp sống văn hóa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhất là chương trình xây dựng khu phố văn hóa, gia đình văn hóa nhằm có sự giám sát của nhân dân ở khu dân cư đối với các quán karaoke trong khu vực, địa bàn mình sinh sống.

- Yêu cầu chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke làm cam kết với khu dân cư về chấp hành đầy đủ các quy định, trong kinh doanh phải đảm bảo hoạt động lành mạnh. - Xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan quản lý văn hóa và chính quyền cơ sở cùng cấp.

3.2.5.4 Dự kiến chi phí và hiệu quả khi thực hiện giải pháp

- Dự kiến chi phí: Công tác tăng cường phối hợp hầu hết nằm trong hoạt động thường xuyên của đơn vị, do vậy dự kiến không phát sinh chi phí.

- Hiệu quả của của giải pháp: Xử lý được các hiện tượng tiêu cực về tệ nạn xã hội, các “điểm nóng” kéo dài ngay từ cơ sở. Có sự vào cuộc của người dân, chính quyền cơ sở nên các vi phạm của các cơ sở kinh doanh lĩnh vực này sẽ được phát hiện kịp thời, hạn chế bức xúc từ dư luận.

3.2.6 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm xã hội của chủ các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke và người sử dụng dịch vụ

3.2.6.1 Cơ sở của giải pháp

Công tác tuyên truyền, tập huấn cho chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke và người sử dụng dịch vụ karaoke chưa được thường xuyên, kịp thời.

Ý thức chấp hành pháp luật của một số cơ sở kinh doanh karaoke chưa cao; Vẫn còn hiện tượng bất chấp vi phạm pháp luật để chạy theo lợi nhuận.

Người sử dụng dịch vụ chưa nắm bắt được các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực. Quyền và nghĩa vụ của mình khi sử dụng dịch vụ.

3.2.6.2 Mục tiêu của giải pháp

Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về các chỉ thị, nghị định, nghị quyết, thông tư…cùng các văn bản chỉ đạo của tỉnh về những quy định trong lĩnh vực hoạt động karaoke đến các đơn vị, tổ chức và nhân dân để họ nhận thức đúng, đầy đủ nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương lành mạnh hóa trong kinh doanh hoạt động karaoke.

3.2.6.3 Nội dung của giải pháp

- Triển khai tuyên truyền lồng ghép trong các buổi sinh hoạt của các hội, câu lạc bộ như: Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, các chi đoàn cơ sở, sinh hoạt tổ dân phố...

- Tuyên truyền qua báo điện tử, mạng xã hội, sóng phát thanh - truyền hình, tuyên truyền cổ động trực quan (băng-rôn, dùng pano, áp phích...)

- Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày, thông báo các quy định, điều kiện, tiêu chuẩn cho phép hoạt động dịch vụ karaoke, những quy định nghiêm cấm và hình thức xử phạt hành chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke đến các chủ cơ sở để họ nắm bắt và kinh doanh đúng pháp luật.

- Đối với người dân, những người được hưởng và sử dụng dịch vụ karaoke, đặc biệt giới trẻ cũng cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật nâng cao

- Yêu cầu các cơ sở kinh doanh karaoke treo, dán nội quy về các quy định cấm trong lĩnh vực kinh doanh tại các vị trí khách hàng d dàng nhìn thấy và chấp hành (Quy định thái độ và biểu hiện của khách hàng như: cấm say rượu hoặc có biểu hiện thiếu văn hóa trong khi tham gia sinh hoạt trong dịch vụ karaoke; đưa thêm vào quy định chế tài nặng kèm theo hình thức giáo dục như: thông báo về cơ quan, đơn vị (đối với khách hàng là Công chức nhà nước), thông báo cho Chính quyền địa phương và gia đình, khi phát hiện khách hàng tham gia vào những hành vi thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam).

- Hàng năm tổ chức gặp mặt giao lưu các chủ cơ sở, nhà hàng karaoke, nêu gương điển hình những điểm sáng văn hóa; kiểm điểm, nhắc nhở các cơ sở chưa chấp hành đúng quy định trong tổ chức hoạt động kinh doanh. Phát động thi đua, xây dựng và nhân rộng các cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh lành mạnh, tích cực tham gia công tác xã hội…

- Khuyến khích, động viên khen thưởng kịp thời và đưa ra những quy định bảo mật, đảm bảo an toàn đối với tập thể, cá nhân có công khai báo, tố giác những biểu hiện vi phạm tệ nạn xã hội nghiêm trọng trong kinh doanh dịch vụ karaoke.

3.2.6.4 Dự kiến chi phí và hiệu quả khi thực hiện giải pháp

- Dự kiến chi phí:

+ Chi phí tuyên truyền cổ động trực quan: 20.000.000 đồng 01 năm; + Chi phí tuyên truyền trên mạng internet: 30.000.000 đồng 01 năm;

+ Chi phí tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình: 20.000.000 đồng 01 năm; + Chi phí khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân tố giác tội phạm: 20.000.000 đồng 01 năm.

Tổng chi phí dự kiến: 90.000.000 đồng 01 năm.

- Hiệu quả của giải pháp: Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke và người sử dụng dịch vụ.

Kết luận Chương 3

Trong sự nghiệp đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh CNH, HĐH hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thực thi nhiều chủ trương, chính sách để phát triển văn hóa; khẳng định nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng yếu; nâng cao tầm văn hóa của sự nghiệp đổi mới, nâng cao trình độ trí tuệ, giá trị nhân văn và quyết tâm chính trị cao của cả dân tộc trong việc phấn đấu xây dựng đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…

Quản lý hoạt động dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, song cũng còn một số hạn chế cần được khắc phục. Căn cứ và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh, trên cơ sở khảo sát thực trạng của công tác này, luận văn đã đề xuất 06 giải pháp chính và nhiều giải pháp khác để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác Quản lý hoạt động dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Karaoke là hình thức giải trí lành mạnh của một xã hội hiện đại, nó là thành quả của sự sáng tạo không ngừng của loài người nhằm đem lại cuộc sống tiện ích, vui vẻ, sảng khoái tinh thần, gắn kết mọi người, tái tạo lại sức lao động góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sức lao động sáng tạo ra của cải mới cho xã hội. Ngay từ khi mới ra đời, nó đã nhanh chóng trở nên hấp dẫn, thu hút đông đảo mọi người tham gia không phân biệt lứa tuổi, ngành nghề, ở nông thôn hay thành thị, tất cả đều hứng khởi hát và tạo thành trào lưu hát karaoke rộng khắp.

Nhu cầu hát karaoke của xã hội nhanh chóng được giới kinh doanh nắm bắt và đầu tư, trở thành một loại dịch vụ văn hóa có lợi nhuận hấp dẫn. Từ khi karaoke được đưa vào kinh doanh đã tác động mạnh mẽ tới xã hội. Song là loại hình sinh hoạt giải trí d nảy sinh và bị các tệ nạn lợi dụng nên trong thời gian dài karaoke được xem như một loại hình giải trí thiếu lành mạnh tạo dư luận xấu trong xã hội và mang lại những lo ngại cho nhân dân. Bên cạnh những vi phạm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke là sự thiếu cương quyết của bộ phận cán bộ làm công tác quản lý văn hóa dẫn đến tình trạng vi phạm kéo dài, phạt lấy nguồn thu là chủ yếu để rồi những cơ sở kinh doanh đó lại tiếp tục hoạt động, tiếp tục vi phạm.

Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke bằng quyền lực của Nhà nước, thông qua Hiến pháp, pháp luật và cơ chế, chính sách, nhằm đảm bảo sự phát triển của đất nước. Trước tình hình đó đòi hỏi Nhà nước ta phải có những chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn để có thể quản lý tốt các hoạt động văn hóa, nhất là hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke - nơi d phát sinh các tệ nạn xã hội. Cơ quan quản lý văn hóa các cấp cần làm đúng trách nhiệm, đạo đức của một người cán bộ là công bộc của dân, trong đó đạo đức làm nghề là tiêu chuẩn quyết định hiệu quả quản lý.

Những khía cạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang cần được cơ quan quản lý giải quyết đó là:

- Số lượng nhà hàng kinh doanh dịch vụ karaoke.

- Việc chấp hành điều kiện kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke. - Quản lý của cơ quan văn hóa, của địa phương được phân cấp.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy

- Thể chế hóa các văn bản pháp quy và thủ tục cấp giấy phép - Giải pháp về tổ chức và cơ cấu nhân sự

Trước những vấn đề được đặt ra và trên cơ sở điều tra xã hội học tác giả đưa ra một số giải pháp gợi ý về phương pháp quản lý karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nhằm góp phần hạn chế những bất cập đang tồn tại trong quản lý karaoke. Đó là các giải pháp: - Hoàn thiện và thể chế hóa hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke

- Tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và đội ngũ nhân viên phục vụ. - Tăng cường và nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke

- Phối hợp quản lý giữa cơ quan quản lý văn hóa với chính quyền cơ sở và người dân. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm xã hội của chủ các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke và người sử dụng dịch vụ Với những giải pháp trên hi vọng sẽ là những gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong tình hình hiện nay.

2. Kiến nghị

- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong việc soạn thảo và ban hành văn bản đảm bảo văn bản pháp quy mang tính thực ti n, phù hợp.

- Quan tâm, hỗ trợ đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực.

2.2. Đối với Sở Văn h a Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Lạng Sơn

- Hoàn thiện và thể chế hóa hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, tăng cường công tác thực hiện và đôn đốc thực hiện hệ thống văn bản pháp quy.

- Thanh tra, kiểm tra, nhắc nhở và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke.

- Quan tâm, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke.

- Tăng cường công tác phối hợp quản lý giữa cơ quan quản lý văn hóa với chính quyền cơ sở và người dân.

- Triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền đến các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke và người sử dụng dịch vụ nhằm nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm xã hội./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “wikipedia bách khoa toàn thư mở,” Trực tuyến . Available: https://vi.wikipedia.org/wiki Karaoke. Đã truy cập 19 4 2019 .

[2] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, 2001.

[3] Hồng Hạnh, “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Karaoke trên địa bàn tỉnh Yên Bái,” 1 1 2018. Trực tuyến . Available: http: sovhttdl.yenbai.gov.vn noidung tintuc Pages chi-tiet-tin-

tuc.aspx?ItemID=2 4&l=Tinhoatdong&lv=11. Đã truy cập 5 2019 .

[4] Cẩm Nang và Hoàng Quỳnh, “Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường: Cần được chấn chỉnh để tốt hơn,” 13 201 . Trực tuyến . Available: http: www.baoquangninh.com.vn xa-hoi 201 0 quan-ly-co-so-kinh-doanh-dich- vu-karaoke-vu-truong-can-duoc-chan-chinh-de-tot-hon-2349292 . Đã truy cập 5 7 2019].

[5] Xuân Thành, “Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh karaoke,” 12 201 . Trực tuyến . Available: https: baokhanhhoa.vn van-hoa 201 12 tang-cuong- quan-ly-hoat-dong-kinh-doanh-karaoke-24 34 8 . Đã truy cập 10 2019 .

[6] Nguy n Đức Bình, “QLNN về văn hóa ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang,” 2014.

[7] Vũ Thị Phương Hậu, “Quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa những vấn đề lý luận và thực ti n,” 2008.

[8] Bùi Mạnh Thắng, “Quản lý dịch vụ karaoke, vũ trường ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh,” 201 .

thành phố Hồ Chí Minh,” 2010.

[10] Nguy n Cao Cương, “Quản lý hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội,” 2014.

[11] Lâm Quang Huyên, Hội nhập kinh tế khu vực và văn hóa kinh doanh, Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động, 2001.

[12] Đặng Hữu, Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001.

[13] Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, "Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ T , ngày 09 2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước," Lạng Sơn, 2019.

PHỤ LỤC

Stt Tên phụ lục Nguồn Trang

1 Phụ lục 1: Mẫu phiếu khảo sát Tác giả luận văn 2 Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả điều tra Tác giả luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác qlnn về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)