1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
3.1.1 Quan điểm phát triển
Từ trước đến nay, Đảng ta luôn luôn khẳng định vị trí và tầm quan trọng của văn hoá trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là trong thời kỳ đổi mới từ Đại hội VI đến nay. Đặc biệt, trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), Đảng ta đã xác định năm quan điểm chỉ đạo cơ bản sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá của nước ta:
- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Nền văn hoá chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
- Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) không những chỉ ra những nhiệm vụ cấp bách trước mắt, mà còn có ý nghĩa chiến lược về xây dựng và phát triển văn hoá của nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm quan điểm chỉ đạo cơ bản đó, cùng với những quan điểm về sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội của Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) và Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng là những quan điểm chỉ đạo và được quán triệt trong Chiến lược
tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc thêm, vận dụng, cụ thể hoá những quan điểm quan trọng này vào trong thực ti n xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ mới.