Thực trạng mức độ QLNN đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác qlnn về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 68 - 79)

1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

2.4.2 Thực trạng mức độ QLNN đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke

tỉnh Lạng Sơn

2.4.2.1 Công tác rà soát văn bản pháp quy

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ VHTT&DL, hàng năm Sở VHTTDL xây dựng Kế hoạch thực hiện kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình. Thông qua hoạt động kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa nhằm phát hiện những văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch có dấu hiệu trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để kịp thời tham mưu, kiến nghị xử lý, kịp thời chấn chỉnh và khắc phục

những tồn tại, nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ của văn bản sau khi được ban hành.

Ngày 19 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 54 2019 NĐ-CP ngày 19/6/2019 quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. Nghị định này có hiệu lực thi hành ngày 01 9 2019; thay thế các nội dung quy định về hoạt động karaoke, vũ trường tại Nghị định số 103 2009 NĐ-CP ngày 0 11 2009, Nghị định số 01 2012 NĐ-CP ngày 04 01 2012, Nghị định số 142 2018 NĐ-CP ngày 09/10/2018. Nghị định số 54 2019 NĐ-CP quy định nhiều điểm mới, phù hợp với tình hình quản lý hoạt động dịch vụ karaoke hiện nay, tuy nhiên, tại Nghị định có hiệu lực, đồng nghĩa với việc văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Lạng Sơn về lĩnh vực này cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền”.

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 143 Nghị định số 34 201 NĐ-CP: “Bãi bỏ toàn bộ văn bản được áp dụng trong trường hợp đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc toàn bộ quy định của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để thay thế”.

Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 54 2019 NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường quy định: “Cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thực hiện phân cấp, ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cấp huyện được cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương”

Được sự đồng ý tại văn bản số 499 VHCS-VNQC ngày 22 2019 của Bộ VHTT&DL, Sở VHTT&DL Lạng Sơn đang tiến hành các bước tham mưu Quyết định quy phạm

pháp luật bãi bỏ Quyết định số 04 2018 QĐ-UBND ngày 21 01 2018 của UBND tỉnh về việc phân cấp cấp giấy phép kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Sau đó, Sở VHTT&DL ban hành Quyết định cá biệt của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền thực hiện cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke cho Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện theo điều 14 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Dự kiến các công việc hoàn thành cùng thời điểm Nghị định số 54 2019 NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

Công tác rà soát văn bản pháp quy quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke được thực hiện kịp thời, đồng bộ, để đảm bảo tính liên tục trong công tác thực hiện TTHC lĩnh vực này.

2.4.2.2 Công tác cấp giấy phép kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay thuộc UBND các huyện, thành phố (theo Quyết định số 04 2018 QĐ-UBND, ngày 21 01 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phân cấp cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn); TTHC này đã được công bố tại Quyết định số 1919 QĐ-UBND ngày 02 10 2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc công bố Danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở VHTT&DL; Uỷ ban nhân dân cấp huyện; Uỷ ban nhân dân cấp xã tỉnh Lạng Sơn.

a) Trình tự thực hiện TTHC cấp giấy phép kinh doanh karaoke đối với các tổ chức, cá nhân

Thành phần hồ sơ: Hồ sơ được lập thành 01 bộ, gồm: (1) Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke (Mẫu 3 ban hành kèm theo Thông tư số 05 2012 TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 5 năm 2012); (2) Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu.

Tiếp nhận hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND các huyện, thành phố hoặc dịch vụ bưu chính công ích. Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ tiếp nhận hồ sơ nhập và hẹn trả kết quả.

Thời hạn giải quyết: 0 ngày làm việc.

Trả kết quả: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả và nộp lệ phí theo quy định: cấp mới 3.000.000đ 01 Giấy phép từ 01 - 05 phòng; 6.000.000đ 01 Giấy phép từ 0 phòng trở lên; Cấp tăng thêm phòng: 1.000.000đ 01 phòng (lệ phí gấp đôi đối với khu vực thành phố)

b) Trình tự thực hiện TTHC cấp giấy phép kinh doanh karaoke đối với cơ quan quản lý Thành lập tổ thẩm định: tối thiểu 03 người; Trong đó 01 đồng chí lãnh đạo Phòng VHTT làm tổ trưởng, thành viên còn lại bao gồm: chuyên viên Phòng VHTT và cán bộ phụ trách văn hóa, xã hội xã, phường, thị trấn nơi có cơ sở kinh doanh karaoke. Nội dung thẩm định: (1) Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ; Trong phòng không được đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (2) Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu; nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa. (3) Cửa phòng karaoke không được đặt khóa, chốt bên trong, bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng; Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên; Đo theo đường giao thông từ cửa phòng karaoke đến cổng các trụ sở trên. Áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ địa điểm kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau; (4) Ánh sáng trong phòng karaoke: trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40 cho 20m2; (5) Âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép; Áp dụng theo Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn: QCVN 2 :2010 BTNMT. Thiết bị đo tiếng ồn đảm bảo theo một trong các tiêu chuẩn IEC 1 2-1: 2002; IEC 60651; IEC 0804; ( ) Nhà hàng karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng; ( ) Đảm bảo các quy định về phòng, chống cháy nổ; an ninh trật tự, có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy. Quá trình thẩm định phải được thể hiện rõ trong biên bản.

Giấy phép kinh doanh karaoke: Thực hiện theo Mẫu 25 ban hành tại Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 0 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ VHTTDL. Sau khi có kết quả thẩm định, Phòng VH&TT trình Lãnh đạo UBND cùng cấp cấp giấy phép.

c) Tình hình thực hiện TTHC cấp giấy phép kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Với những điều kiện và quy định chặt chẽ trong quy định cấp giấy phép kinh doanh karaoke, thời gian qua Sở VHTT&DL, UBND các huyện, thành phố đã tiếp nhận nhiều hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh karaoke. Cơ bản các quy trình cấp giấy phép được thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Bảng 2.4 Thống kê số lượng Giấy phép kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 2014 đến năm 2018

Năm Số hồ ơ tiếp nhận

Số Giấy phép được cấp Số phí thẩm định (ngh n đồng) T ng ố Cấp mới B ung T ng thu Giữ lại đơn vị

(30%) Nộp NSNN (70%) 1 2 3=4+5 4 5 6=7+8 7 8 2014 35 19 19 0 63.000 18.900 44.100 2015 46 35 35 0 120.000 36.000 84.000 2016 57 50 50 0 177.000 53.100 123.900 2017 93 89 80 09 285.000 85.500 199.500 2018 120 115 111 04 364.000 109.200 254.800 Cộng 351 308 295 13 1.009.000 302.700 706.300

(nguồn Phòng Quản lý Văn hóa Sở VHTT&DL Lạng Sơn)

Qua số liệu trên ta thấy, số lượng giấy phép được cấp tăng theo từng năm, năm 2014 19 giấy phép, đến năm 2018 là 111 giấy phép, tăng gần lần trong 05 năm, thấy được mức tăng trưởng về kinh tế cũng như mức hưởng thụ văn hóa của người dân. Với số hồ sơ tiếp nhận 351 hồ sơ, 308 hồ sơ được cấp giấy phép, 43 hồ sơ không đủ điều kiện, số hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép giảm theo từng năm: năm 2014 là 21 hồ sơ, 2018 là 05 hồ sơ, qua đây ta thấy được chủ cơ sở kinh doanh karaoke đã có ý thức trong việc tìm hiểu các quy định của pháp luật trước khi đầu tư kinh doanh. Tổng mức phí thu được từ công tác cấp giấy phép đạt 1.009.000.000 đồng, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

2.4.2.3 Công tác giám sát tình hình chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke

* Các cơ sở kinh doanh không có giấy phép hoạt động kinh doanh, giấy phép chuyên ngành

Hình 2.12 Số cơ sở kinh doanh vi phạm không có giấy phép

(Nguồn: Thanh tra Sở VHTT&DL Lạng Sơn)

Qua biểu đồ trên ta thấy: số lượt kiểm tra tăng theo từng năm, số cơ sở kinh doanh không có giấy phép hoạt động đều giảm (năm 201 phát hiện 20 trường hợp, năm 201 phát hiện 15 trường hợp, năm 2018 phát hiện 9 trường hợp), thấy rằng ý thức chấp hành pháp luật của chủ cơ sở kinh doanh ngày càng tăng, các cá nhân, tổ chức đã quan tâm đến việc tìm hiểu các điều kiện liên quan đến ngành nghề kinh doanh của mình.

* Tình hình vi phạm về điều kiện quy định diện tích phòng karaoke: Theo quy định phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2

trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ; tuy nhiên qua kiểm tra ở cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke vì muốn tăng thêm phòng nên một số sơ sở kinh doanh đã thiết kế và lắp đặt các phòng chưa đạt diện tích 20m2. Các cơ sở này chủ yếu thuộc vào các cơ sở của hộ gia đình và cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ tự phát (năm 201 có 14 cơ sở bị vi phạm, đến năm 201 tăng lên 1 cơ sở, đến năm 2018 giảm với năm 201 còn 10 cơ

một số các cơ sở cũ dù bị xử phạt năm trước và cam đoan mở rộng diện tích, tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra vẫn vi phạm lỗi cũ, cho thấy hình thức xử phạt với các cơ sở này còn chưa mạnh tay nên tình trạng tái di n lỗi ở các cơ sở cũ vẫn còn.

* Tình hình vi phạm về điều kiện quy định cửa phòng karaoke: theo quy định cửa phòng phải là cửa kính không màu để bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng; nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa.

Nội dung này được hỏi ở 300 người với câu hỏi: Theo anh (chị) cửa phòng hát karaoke ở các cơ sở kinh doanh mà anh (chị) đã tới có đúng với quy định không? Kết quả nhận được là: Có: chiếm 40%; Không: chiếm 0%

Qua kiểm tra phổ biến ở các cơ sở vẫn là loại cửa gỗ kín, có một ô kính nhỏ rộng khoảng 20x30cm, có thể nhìn được rõ trong phòng, nhưng không thấy hết toàn bộ phòng hát như yêu cầu của quy định. Một số nhà hàng bình dân thì hệ thống cửa là cửa nhôm kính có một nửa phía trên là kính, nhưng độ cách âm không đảm bảo khi sử dụng hoặc có nhà hàng sử dụng loại cửa gỗ kín toàn bộ. Năm 201 : có 21 cơ sở vi phạm, đến năm 201 chỉ giảm 5% so với năm 201 là 20 cơ sở; năm 2018 lại giảm xuống 5.3% so với nãm 201 là 19 cơ sở. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng cửa không đảm bảo cách âm nếu là kính toàn bộ, hơn nữa chất liệu kính d vỡ, gây nguy hiểm cho khách hàng. Đây là lỗi thường gặp nhất ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke.

* Tình hình vi phạm về điều kiện quy định đặt khóa, chốt cửa phòng karaoke: hầu hết phát hiện lỗi vi phạm này tại các cơ sở có thêm nhân viên nữ phục vụ rót bia và hát với khách hàng, những dịch vụ này đều mang tính chất khiêu dâm và bán dâm hay mồi chài khách…cho nên các cơ sở karaoke mắc các lỗi như: Đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; qua kiểm tra năm 201 : có 9 cơ sở bị vi phạm, đến năm 201 chỉ giảm 8% so với năm 2015 là 5 cơ sở; năm 2018 là 5 cơ sở, tập trung ở các cơ sở mới tham gia hoạt động. Đối với lỗi này, khi kiểm tra các cơ quan kiểm tra đều trực tiếp tháo dỡ chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động tại cơ sở và đưa vào mức xử phạt hành

chính cao nhất nhằm mang tính răn đe các cơ sở có ý định kinh doanh hình thức sai trái.

* Tình hình vi phạm về âm thanh của cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke: Âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke, vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng karaoke; trong quá trình kiểm tra, năm 201 có 19 cơ sở vi phạm, năm 201 có 18 cơ sở vi phạm giảm 5, % so với năm 201 , năm 2018 có 23 cơ sở vi phạm, tăng 21,7% so với năm 201 , điều này cho thấy lỗi vi phạm này ở các cơ sở không có xu hướng giảm, cho thấy mức độ đầu tư cơ sở vật chất đã được quan tâm, có ý thức chấp hành pháp luật.

* Tình hình vi phạm sử dụng quá số lao động

Qua số liệu kiểm tra trực tiếp tại các cơ sở của cơ quan chức năng thì thấy việc các cơ sở sử dụng người lao động không có hợp đồng lao động, khi khách có yêu cầu thì chủ cơ sở điều nhân viên nữ từ các nơi khác đến chứ không ăn, ở trực tiếp tại các điểm này như trước đây nên rất khó xử lý, sử dụng nhân viên nữ phục vụ trong một phòng karaoke vượt quá số lượng quy định; sử dụng các phương thức phục vụ để câu khách không phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke không lành mạnh hoạt động với hình thức sử dụng từ 5 - 10 tiếp viên nữ phục vụ thường xuyên và không chấp hành đăng ký hợp đồng lao động hoặc có đăng ký hợp đồng lao động nhưng danh sách không trùng khớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác qlnn về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)