1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Lạng Sơn là tỉnh biên giới thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí địa lý được xác định theo chiều bắc - nam 22°27' - 21°19' vĩ Bắc, chiều đông - tây 106°06' - 10 °21' kinh Đông; Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên. Tỉnh Lạng Sơn có diện tích tự nhiên 8.310,09 km2, dân số 8, nghìn người.
Lạng Sơn nằm ở vị trí có các tuyến đường bộ quan trọng Quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 31, 2 9, có đường sắt liên vận quốc tế đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng núi Đông Bắc, vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh khu vực đồng bằng và duyên hải Bắc Bộ.
2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
* Về địa hình:
Lạng Sơn là tỉnh miền núi nhưng có địa thế tương đối thấp. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 252 m. Dạng địa hình của Lạng Sơn chủ yếu núi thấp và đồi, ít núi trung bình và không có núi cao. Độ cao dưới 00 m chiếm tới 9 ,2 % diện tích toàn tỉnh, trong đó dưới 300 m chiếm 2 ,12%, từ 300 – 00 m chiếm 9,15%, trên 700 m chiếm 3, 3%. Nơi thấp nhất ở phía Nam huyện Hữu Lũng là 20 m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc núi Mẫu Sơn 1.541m.
Địa hình tỉnh Lạng Sơn ngoài những vùng núi đá vôi cao nhất cũng chỉ 80 m, còn phổ biến là núi thấp với đỉnh vòm và sườn tương đối thoải, cùng với các vùng đồi dạng bát úp, không có núi cao với sườn dốc và các đỉnh nhọn hình răng cưa. Hướng địa hình Lạng Sơn rất phức tạp. Nửa phía Đông địa hình thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc
(theo hướng chảy của sông Kỳ Cùng), nửa phía Tây hướng dốc của địa hình là Tây Bắc - Đông Nam.
Địa hình được chia thành 3 vùng với những đặc trưng khác nhau:
- Vùng núi đá vôi cánh cung Bắc Sơn, chiếm khoảng 25% diện tích lãnh thổ, được chia thành hai tiểu vùng: tiểu vùng Bắc Sơn, Bình Gia, Chi Lăng, Văn Quan và tiểu vùng Hữu Lũng.
- Vùng đồi núi tả ngạn sông Kỳ Cùng và dọc thung lũng sông Thương, chiếm 40% diện tích lãnh thổ tỉnh, gồm 4 tiểu vùng: tiểu vùng đồi núi huyện Bình Gia và phía Tây các huyện Tràng Định, Bắc Sơn; tiểu vùng đồi núi phía Đông huyện Chi Lăng và phía Nam các huyện Cao Lộc, Lộc Bình và Đình Lập; tiểu vùng đồi núi huyện Văn Quan; tiểu vùng đồi núi dọc thung lũng sông Thương.
- Vùng máng trũng Thất Khê - Lộc Bình và đồi núi dọc biên giới Việt - Trung, chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ, gồm 8 tiểu vùng: tiểu vùng bồn địa Thất Khê; tiểu vùng bồn địa Na Dương - Lộc Bình; tiểu vùng bồn địa Bản Ngà - TP.Lạng Sơn; tiểu vùng núi Mẫu Sơn; tiểu vùng thượng nguồn sông Kỳ Cùng; tiểu vùng núi Khau Phạ, Khau Puồng; tiểu vùng Tri Phương, Quốc Khánh; và tiểu vùng đồi núi dọc biên giới Việt - Trung...
* Về khí hậu:
Khí hậu tỉnh Lạng Sơn tuy nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nhưng có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới, nền nhiệt không quá cao, có mùa đông tương đối dài và khá lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 21 - 220C, lượng mưa từ 90 - 132 mm, độ ẩm từ 83 - 85%. Lạng Sơn là vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, trung bình mỗi có 20 - 25 đợt gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra vùng cũng là vùng chịu ảnh hưởng của bão, tập trung từ tháng đến tháng 9. Những ngày bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và bão thời tiết chuyển xấu, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch, hàng năm thường xảy ra các hiện tượng thời tiết đặc biệt: sương muối, sương mù, mưa phùn, tuyết. * Về thủy văn:
Mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại trung bình , trên địa phận tỉnh có các sông chính chảy qua là: Sông Kỳ Cùng, sông Ba Thín, sông Bắc Giang, sông Bắc Khê, sông Thương, sông Hoá, sông Trung. Tổng lượng dòng chảy năm trung bình là ,0 3 km3 tương đương 192 m3 s. Thông thường ở Lạng Sơn có khoảng 3 - 5 trận lũ, có năm lên đến - 8 trận.
Chất lượng nước mặt còn khá tốt, đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Ở Lạng Sơn còn có một số hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo, diện tích nhỏ phục vụ thủy lợi cục bộ như các hồ Phai Gianh (Bình Gia), Cái Hiển, Chiến Thắng (Hữu Lũng), Bản Chành, Nà Cáy (Lộc Bình), Pác Làng (Đình Lập), hồ Nà Tâm (TP. Lạng Sơn).
* Về tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Với tổng diện tích tự nhiên là 8.310,09 km2 có 13,40% là đất sản xuất nông nghiệp, 9,13% là đất lâm nghiệp, 3,4 % đất chuyên dụng, 0,98% đất ở. Hiện còn 94.513 ha đất chưa sử dụng, chủ yếu là núi đá chưa có rừng. Đất Lạng Sơn có ba loại chính: đất feralit của các miền đồi và núi thấp (dưới 00m), đất feralit mùn trên cao (700m - 1.500m), đất phù sa.
- Tài nguyên rừng: Có diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 512.559 ha, chiếm 1, % diện tích đất tự nhiên.
- Tài nguyên khoáng sản: Lạng Sơn có nhiều loại khoáng sản, như: Than nâu, Thạch anh, quặng photphorit, Đá cacbonat, đá sét, cát, sỏi...Tài nguyên khoáng sản không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, chủ yếu là mỏ đá vôi với khoảng 40 mỏ đang khai thác có tổng trữ lượng 405 triệu m3 để làm vật liệu xây dựng.
- Tài nguyên sinh vật: Lạng Sơn có loài bản địa đặc hữu của khu hệ động vật đông bắc (cá anh vũ, cá chép gốc, ếch gai...), những loài thân thuộc với khu vực Hoa Nam (cáo, lửng chó, sóc bụng đỏ..), và khu hệ Ấn Độ - Miến Điện (hổ, báo lửa, dê núi, tê tê, tắc kè..)
thắng Nhị Tam Thanh - Thành nhà Mạc, Núi Mẫu Sơn, ... Các L hội phong phú, được công nhận danh mục di sản phi vật thể cấp quốc gia: L hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ, L hội Bủng Kham, L hội Trò Ngô, L hội Ná nhèm...; Hệ thống đền chùa phong phú: Đền Bắc Lệ, Đền Mẫu Đồng Đăng, Đền Chầu Bát, Đền Chầu Mười, chùa Thành, chùa Tân Thanh...từ lâu tỉnh Lạng Sơn được nhân dân trong cả nước coi đây là một trung tâm các tuyến tham quan, du lịch tính ngưỡng, được nhân dân trong cả nước biết đến. * Đặc điểm dân cư
Dân số đến hết năm 201 là 8,4 nghìn người, chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn (chiếm 80,24%); mật độ dân số bình quân 92,5 người km2, cao nhất là thành phố Lạng Sơn 1.21 ,1 người km2, thấp nhất là huyện Đình Lập 23,04 người km2. Người trong độ tuổi lao động là 514,3 nghìn người, chiếm ,1% dân số.
Tỉnh Lạng Sơn có dân tộc chủ yếu là: Nùng chiếm 42,8%, Tày 35,4%, Kinh 1 ,11%, Dao 3,5%, Sán chay 0,6%, Hoa 0,3%, Mông 0,17%, các dân tộc khác chiếm 0,12%. Toàn tỉnh có 10 huyện và 1 thành phố loại III, với 22 đơn vị hành chính cấp xã (20 xã, 5 phường, 14 thị trấn), có 2.314 thôn, khối phố (2.152 thôn, 1 2 khối phố); có 5 huyện, 20 xã và 1 thị trấn biên giới. Trong đó có 38 xã khu vực I, 3 xã khu vực II, 125 xã khu vực III; có 133 xã đặc biệt khó khăn, an toàn khu, biên giới và 121 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II trong diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020.