1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa – xã hội
2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 2011 - 201 đạt 8 - 9%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp tăng 3 - 4%; công nghiệp - xây dựng tăng 9 - 11%; dịch vụ tăng 10 - 12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Nông lâm nghiệp chiếm 20,30%, công nghiệp - xây dựng 19, 8%, dịch vụ 49, 8%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 10,24%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 38,4 triệu đồng.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định 5 chương trình trọng tâm trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó có 3 chương trình kinh tế trọng tâm là: Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn; tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là kết cấu hạ tầng giao thông. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được Thủ tướng Chính phủ thành lập từ tháng 10 2008 với diện tích 394 km2. Trong những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 201 đạt 5,25 tỷ USD. Hiện đang đầu tư hoàn thiện các khu chức năng, đã phê duyệt chủ trương và triển khai thực hiện dự án đầu tư Khu trung chuyển hàng hóa, dự án đầu tư Hạ tầng Khu chế xuất 1. Đang rà soát để trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh phạm vi, ranh giới Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn để nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò động lực trong phát triển kinh tế của Khu kinh tế cửa khẩu.
Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh đã được quy hoạch, gắn với đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị. Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt trên 300 nghìn tấn năm, bình quân lương thực đầu người 385 kg, đảm bảo an ninh lương thực.
Đã quy hoạch phát triển chuỗi giá trị các ngành hàng sản phẩm nông lâm sản chủ lực sau: Lâm nghiệp có cây Hồi 34.000 ha, cây Thông 12 .200 ha, keo và bạch đàn 25.000 - 30.000 ha; chăn nuôi có đàn trâu 124,3 nghìn con, đàn bò 3 ,9 nghìn con, đàn lợn 305, nghìn con; nông sản có cây Na khoảng 2.500 ha, Rau gần 3.000 ha, Thuốc lá khoảng .500 ha. Ngoài ra, còn quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực cấp huyện sau: Lúa chất lượng cao, Thạch đen, Ngô, Lạc, Quýt, Hồng, Chè, tre, mai, vầu, nứa, cây dược liệu, phát triển đàn gia cầm, dê.
Về xây dựng nông thôn mới, hết năm 2018 bình quân toàn tỉnh đạt 9, tiêu chí xã, có 48 xã đạt chuẩn, không còn xã dưới 5 tiêu chí, thành phố Lạng Sơn được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Hết năm 2018 tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm xã đạt ,2%, tỷ lệ diện tích bảo đảm tưới tiêu 3, %, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 91%; tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch 99%; tỷ lệ thôn có điện đạt 98,3% (còn 3 thôn chưa có điện).
Sản xuất công nghiệp chủ yếu là các cơ sở quy mô nhỏ, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 5. 50 tỷ đồng. Một số lĩnh vực lợi thế của tỉnh là: Sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, khoáng sản, nhiệt điện, chế biến gỗ... Hiện đang tập trung xây dưng một số cụm công nghiệp: Hợp Thành 1, Hợp Thành 2, Quảng Lạc. Hoạt động du lịch phát triển cả về lượng khách, loại hình dịch vụ, doanh thu và chất lượng phục vụ; lượng khách tăng bình quân 5% năm, năm 2018 đã thu hút được 2,8 triệu lượt khách du lịch. Toàn tỉnh có 2. 0 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, với tổng số vốn 22,1 nghìn tỷ đồng, có 40 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Có 223 hợp tác xã, nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi liên kết phát huy hiệu quả. Số doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm 8%, công nghiệp - xây dựng 29%, nông lâm nghiệp 13%; nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng phát triển khá.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 13 - 15% năm, năm 2018 đạt 1 .250 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân hằng năm 17,53%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2018 là 5.488, tỷ đồng. Các năm 201 , 201 , 2018 giảm so với năm 2015 do giảm thu từ hoạt động xuất nhập khẩu (nguyên nhân là do nhiều mặt hàng tiêu dùng giảm thuế xuất nhập khẩu về mức 0% theo lộ trình thực hiện các hiệp định thương mại; các mặt hàng nhập khẩu có tỷ trọng thuế suất cao giảm mạnh, nhất là ô tô, linh kiện ô tô). Thu nội địa vẫn tăng qua các năm, tăng bình quân từ 1 - 18% năm, năm 201 lần đầu tiên đạt trên 2.000 tỷ đồng (2.380 tỷ đồng), năm 2018 thu 2. 80,8 tỷ đồng.
2.1.2.2 Đặc điểm văn hóa xã hội
Tỷ lệ thôn, khối phố có nhà văn hóa đến năm 2018 đạt 9 %.
Đến hết năm 2018, tổng số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế là 114 xã, chiếm 50,4% số xã. Có 10,5 bác sỹ vạn dân, 28,3 giường bệnh vạn dân, Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,5%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2018 đạt 50%, lao động được giải quyết việc làm hàng năm trên 14. 00 người.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm trên 3%, năm 201 giảm 3,3%, năm 2018 giảm 3,24%. Hiện còn 30.583 hộ nghèo, chiếm 15,83%; 21.2 hộ cận nghèo, chiếm 11,01%.