1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng
Như đã đề cập ở trên, tỉnh Lạng Sơn có 295 cơ sở kinh doanh hoạt động karaoke, tập chung nhiều nhất ở Huyện Hữu Lũng, thành phố Lạng Sơn và huyện Lộc Bình. Các cơ sở kinh doanh đều chấp hành các quy định của pháp luật, không có cơ sở hoạt động không phép.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke là loại hình nhạy cảm thường xuyên phát sinh những sai phạm. Một số nội dung chế tài trong kiểm tra xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke chưa thực sự đủ sức răn đe. Năm 2018, tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra 92 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 57.000.000 đồng.
Hầu hết các cơ sở kinh doanh hoạt động karaoke bị phạt do không có lối thoát nạn, không có hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động. Ngoài ra, lỗi về biển hiệu quảng
cáo cũng thường xuyên xảy ra đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vì hầu hết các cơ sở này đều làm biển hiệu to, bắt mắt để hấp dẫn khách hàng. Lỗi này không chỉ vi phạm Luật Quảng cáo mà còn ảnh hưởng mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến công tác phòng cháy, chữa cháy.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang có lên hoạt động “Hát cho nhau nghe”. Thực chất, đây là các nhà hàng ăn uống, cà phê tổ chức hình thức này, không thu tiền hát nhưng tính vào chi phí đồ ăn, uống cao hơn bình thường. Tất nhiên, các cơ sở có hoạt động này đều không xin phép, không có phòng cách âm cho khách hát. Đáng nói, hoạt động “Hát cho nhau nghe” gây tiếng ồn lớn cho khu vực, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt người dân và gây bức xúc cho người dân xung quanh. Đây chính là hình thức biến tướng của hoạt động karaoke và chủ cơ sở không thực hiện các điều kiện của hoạt động karaoke. Vấn đề này gây khó khăn cho công tác quản lý dịch vụ văn hóa và các địa phương đang lúng túng trong việc xử lý.
Trước thực trạng này, Sở VHTT&DL Lạng Sơn phối hợp cùng lực lượng công an và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn thành phố nhằm chấn chỉnh hoạt động này; đồng thời tuyên truyền cho các cơ sở thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Mục đích cuối cùng để hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn Lạng Sơn được lành mạnh hóa, phục vụ nhu cầu giải trí và đời sống văn hóa tinh thần của người dân.
Hiện nay karaoke trở thành lựa chọn của nhiều người. Qua phiếu hỏi ý kiến trên 300 người được chọn. Kết quả ghi nhận như sau:
Rất thích 47% Thích 42% Bình thường 9% Không thích 2%
Hình 2.6 Mức độ thích hát karaoke đối với người dân (Nguồn: số liệu khảo sát của tác giả)
Mỗi tuần 1 - 3 lần
Mỗi tháng 1 - 3 lần
Vài tháng 1 lần Một năm vài lần 30 132 111 27 Số phiếu (số người)
Hình 2.7 Mức độ sử dụng dịch vụ karaoke của người dân
(Nguồn: số liệu khảo sát của tác giả)
Thông qua kết quả điều tra trên ta thấy karaoke là một loại hình giải trí được nhiều người yêu thíc; mức độ thích hát karaoke: rất thích là 4 %, thích 42%; mức độ sử dụng dịch vụ karaoeke khá thường xuyên: mỗi tháng 1 đến 3 lần chiếm 44%, vài thàng 1 lần chiếm 3 %.
Hình 2.8 Mục đích đi hát karaoke
(Nguồn: số liệu khảo sát của tác giả)
Tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ karaoke ở các mục đích không chênh lệch nhau nhiều, trong đó mục đích tiếp khách cao nhất, chiếm tỷ trọng 25% tổng số người, tiếp đến là mục đích xả stress và sinh nhật: chiếm tỷ trọng 20% tổng số người và thấp nhất là đi cùng gia đình và cơ quan: chiếm 10% tổng số người điều tra.