1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện và thể chế hóa hệ thống văn bản pháp quy về
động kinh doanh dịch vụ karaoke
3.2.1.1 Cơ sở của giải pháp
Hệ thống văn bản pháp quy Nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke áp dụng thực hiện trong một thời gian dài. Các quy định, điều kiện không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời. Nghị định 103 2009 NĐ-CP ngày 0 11 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa công cộng là căn cứ chính hướng dẫn, quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, tuy nhiên, Nghị định này đã ban hành từ 10 năm trước, có nhiều điểm không còn phù hợp, tồn tại một số nội dung có chế định nhưng không có chế tài xử lý (như việc sử dụng rượu, bia trong phòng hát...).
Hệ thống văn bản quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke gồm 0 Nghị định của Chính phủ, 04 Thông tư của Bộ chủ quản, trong đó, có 05 Nghị định sửa đổi các quy định tại Nghị định ban hành trước đó, 03 Thông tư sửa đổi, bổ sung nội dung.
Với hệ thống văn bản pháp quy sửa đổi, bổ sung nhiều, gây khó khăn trong việc theo dõi, cập nhật các quy định.
Không có quy định cụ thể về việc phân cấp cấp giấy phép kinh doanh karaoke, nên mỗi địa phương triển khai áp dụng khác nhau, không thống nhất đã làm hiệu quả thực hiện không cao. Tại một số địa phương, Sở VHTT&DL ủy quyền cho Phòng VH&TT thực hiện thẩm định, báo cáo kết quả về Sở VHTT&DL, Giám đốc Sở VHTT&DL cấp Giấy phép; Một số địa phương Sở VHTT&DL tham mưu cho UBND tỉnh phân cấp thực hiện TTHC này cho UBND cấp huyện, theo đó, Phòng VH&TT tiến hành thẩm định, trình Chủ tịch UBND huyện cấp giấy phép. Một số địa phương Sở VHTT&DL thành lập tổ thẩm định các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, có thành phần là chuyên viên phòng VH&TT địa bàn có cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, trực tiếp thẩm định các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh, Giám đốc Sở VHTT&DL cấp Giấy phép.
Thời gian qua, hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa có dấu hiệu đi chệch hướng chỉ đạo của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ VHTT&DL, hiện tượng lách luật xảy ra ngày càng nhiều nơi với hành vi ngày càng tinh vi.
3.2.1.2 Mục tiêu của giải pháp
Bổ sung, hoàn thiện và ban hành những văn bản pháp quy, văn bản chỉ đạo cụ thể với các hoạt động này.
Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật kịp thời, phù hợp và sát với tình hình thực tế địa phương hơn. Tránh các điều khoản mang tính chung chung rất khó áp dụng, triển khai hoặc triển khai sẽ gặp nhiều bất cập cho các cấp thừa hành.
100% các văn bản pháp quy của Trung ương được triển khai đến các cơ quan của địa phương và phổ biến đến các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke.
3.2.1.3 Nội dung của giải pháp
Sở VHTT&DL chủ động phối hợp với các ban, ngành, UBND các xã, thị trấn tiến hành khảo sát, điều tra thực tế để lập chương trình, đề án, kế hoạch giai đoạn, kế hoạch hằng năm của công tác QLNN về văn hóa nói chung và quản lý dịch vụ karaoke nói
riêng. Nội dung Kế hoạch gồm các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, có tính khả thi, bám sát tình hình thực tế; phát hiện, điều chỉnh bổ sung kịp thời những vấn đề chưa hợp lý, xây dựng phù hợp với tình hình thực ti n cũng như nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị cơ sở, từng giai đoạn. Các chương trình, kế hoạch này yêu cầu phải nêu rõ mục đích, chỉ tiêu cụ thể, nhiệm vụ cũng như giải pháp cụ thể, phù hợp; nêu rõ tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành; phân công rõ đối tượng, trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân.
Thường xuyên kiến nghị với Bộ VHTT&DL: nghiên cứu thực trạng, hướng phát triển của các hoạt động này để có những dự báo về xu hướng mới, kịp thời đưa ra chính sách, quy định đối với một số hình thức mới xuất hiện của dịch vụ văn hóa nói chung và dịch vụ karaoke nói riêng, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và ban hành những văn bản chỉ đạo cụ thể với các hoạt động này.
Trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước về các điều khoản quy định hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke để vận dụng, cụ thể hóa vào tình hình, đặc điểm, điều kiện, nhu cầu thị hiếu của công chúng trên địa bàn tỉnh trong hiện tại cũng như dự báo tương lai. Từ đó xây dựng đề án quy hoạch phát triển toàn diện các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh mang tính chiến lược, lâu dài. Trong đó chú trọng một số loại hình văn hóa nhạy cảm nhất là hoạt động dịch vụ karaoke.
Công khai, minh bạch trong công tác thẩm định, cấp giấy phép hoạt động karaoke, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp theo tinh thần cải cách TTHC. Triển khai các công việc cụ thể nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng tiêu cực trong các cơ sở kinh doanh karaoke:
- Tổng rà soát, thống kê thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh, tất cả các huyện, thành phố. Phân loại đối tượng kinh doanh, hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh.
- Đối với cơ sở hoạt động có tiếp viên nữ, giao cho Chính quyền địa phương các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác quản lý, kiểm tra tạm trú tạm vắng...đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và từng địa bàn khu phố giám sát.
- Tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý kiểm tra, có hình thức xử phạt nặng đối với các cơ sở kinh doanh cố tình không chấp hành, vẫn hoạt động trá hình, lén lút kiên quyết thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc đưa ra truy tố trước pháp luật đối với cơ sở vi phạm tệ nạn xã hội nghiêm trọng theo đúng quy định của pháp luật.
3.2.1.4 Dự kiến chi phí và hiệu quả khi thực hiện giải pháp
- Dự kiến chi phí:
+ Chi phí xây dựng văn bản pháp quy: 10.000.000đ 01 văn bản.
+ Tổng rà soát, thống kê thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh: 5.000.000đ 1 huyện, thành phố.
Tổng chi phí: 5.000.000đ
- Dự kiến hiệu quả thực hiện giải pháp
Tăng cường QLNN về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ quan nhà nước có cơ sở pháp lý để triển khai công tác quản lý.
Tạo điều kiện về cơ chế chính sách thông thoáng, đẩy mạnh sự phát triển của các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke lành mạnh, hạn chế các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có tiêu cực.
Trong tương lai, tỉnh Lang Sơn sẽ có nhiều mô hình dịch vụ karaoke quy mô hiện đại với phong cách văn minh, phát triển theo hướng CNH - HĐH hiện nay.