1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.3.2 Nhân tố chủ quan
Các văn bản quản lý chưa theo kịp sự phát triển của thực ti n. Chưa dự báo được hết tính phức tạp và những tác động của mặt trái kinh tế thị trường đối với đời sống văn hóa. Các giải pháp thường bị động, mang tính tình thế; có biểu hiện buông lỏng, áp đặt chủ quan; thiếu tầm nhìn xa. Lực lượng thanh tra liên ngành phát hiện cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có sử dụng nhân viên vượt quá số lượng cho phép (01 nhân viên 01 phòng), tuy nhiên khi kiểm tra tại cơ sở, chủ cơ sở giải thích rằng đó là khách hàng. Gây khó khăn cho lực lượng thanh tra, không đủ cơ sở xử lý.
Lực lượng thanh tra về văn hóa mỏng, chịu ảnh hưởng của chủ trương tinh giảm biên chế, thanh tra Sở VHTT&DL hiện có 04 biên chế, quản lý lĩnh vực rộng. Hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke chỉ là công việc nhỏ trong lĩnh vực văn hóa. Hơn nữa, phương tiện kỹ thuật hiện đại còn thiếu, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý. Một số cấp, ngành, trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo chưa nhận thức rõ mối quan hệ gắn bó giữa kinh tế, văn hóa và chính trị; chưa quan tâm đến công tác quản lý hoạt động văn hóa, thiếu cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động kinh doanh hoạt động karaoke. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra còn thiếu sự phối hợp dẫn đến chồng chéo, có cơ sở kiểm tra nhiều lần, nhưng cũng tồn tại cơ sở nhiều năm không kiểm tra đến.
Cán bộ quản lý văn hóa cấp cơ sở luôn biến động, còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, hầu hết cán bộ quản lý văn hóa cấp cơ sở đều được luân chuyển từ bộ phận
chuyên môn xã hội khác sang, không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa. Hơn nữa, khối lượng công việc cấp cơ sở lớn, lực lượng cán bộ ít (01 cán bộ văn hóa xã hội 01 xã, phụ trách toàn bộ lĩnh vực văn hóa – xã hội) do vậy hầu như bỏ ngỏ công tác quản lý loại hình phức tạp và nhạy cảm này.