Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0483 giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân tại NHTM CP sài gòn chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 47)

Một là, môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Sự tác động của môi trường kinh tế đến sự phát triển cho vay khách hàng cá nhân theo xu hướng cùng chiều. Trong trường hợp nền kinh tế có tăng trưởng cao và ổn định, trong khi diễn biến của lạm phát ở mức vừa phải, chính sách kinh tế ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế thì nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng sẽ tăng. Thu nhập của

người dân ổn định, gia tăng tạo điều kiện đảm bảo tiếp cận vốn tín dụng và đảm bảo chất lượng tín dụng. Trên cơ sở này, ngân hàng có khả năng phát triển, mở rộng cho vay khách hàng cá nhân.

Hai là, môi trường văn hóa xã hội

+ Tập quán tiêu dùng: Nhân tố này ảnh hưởng đáng kể đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân; cụ thể: Một NHTM có thể phát triển được hoạt động cho vay của mình nếu ở vùng dân cư đó nhu cầu chi tiêu nhiều vào việc tham gia sản xuất kinh doanh, đầu tư hay chi tiêu mua sắm các tài sản có giá trị. Hơn nữa, ở Việt Nam thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt vẫn là chủ yếu. Do đó sẽ khó khăn phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Do vậy, NHTM muốn xây dựng chiến lược phát triển khách hàng cá nhânnhất thiết phải nghiên cứu tiêu dùng ở địa phương đó, đồng thời đưa ra các giải pháp một cách phù hợp.

+ Trình độ dân trí: Là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến quyết định sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng. Ở những địa bàn có trình độ dân trí cao, người ta sẽ chú ý đến các dịch vụ của ngân hàng và từ đó Ngân hàng có cơ hội phát triển cho vay khách hàng cá nhân ở những địa bàn đó.

+ Yếu tố xã hội: Quy mô dân số, mật độ dân cư, tháp dân số, kết cấu dân số, trật tự an toàn xã hội... ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ cho vay với khách hàng. Thông thường ở những địa bàn có quy mô dân số lớn, kết cấu dân số trẻ, trong độ tuổi lao động thì cơ hội phát triển cho vay khách hàng cá nhân tốt hơn và ngược lại.

Ba là, năng lực tài chính và khả năng sử dụng vốn vay khách hàng

+ Năng lực tài chính của khách hàng: Năng lực tài chính của khách hàng thể hiện ở tổng tài sản thuộc sở hữu của khách hàng; nguồn thu nhập của khách hàng. Bởi vì đây chính là nguồn thu nợ của Ngân hàng thương mại. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành

mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định. Tổng tài sản sở hữu của khách hàng và thu nhập của khách hàng là chỉ tiêu tuyệt đối tính tại một thời điểm và trong một thời kỳ nhất định.

+ Đạo đức khách hàng: Thể hiện ở lịch sử tín dụng của khách hàng. Đạo đức của khách hàng sẽ quyết định đến ý thức trả nợ của khách hàng.

+ Trình độ quản lý và sử dụng vốn vay của khách hàng: Trình độ quản lý và sử dụng vốn vay của khách hàng trực tiếp quyết định đến nguồn trả nợ của khách hàng từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng. Đây là chỉ tiêu ảnh hưởng đến chất lượng phát triển cho vay khách hàng cá nhân theo hướng thuận chiều.

Năng lực tài chính và khả năng sử dụng vốn vay khách hàng tốt thì khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng cũng tăng. Điều này đảm bảo được chất lượng tín dụng cho khách hàng cá nhân, góp phần phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng.

Bốn là, đối thủ cạnh tranh

+ Số lượng ngân hàng trên địa bàn: Thông thường, một địa bàn có số lượng và mật độ số lượng ngân hàng thương mại đông sẽ làm cho việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân gặp nhiều khó khăn và ngược lại. Số lượng ngân hàng là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lượng ngân hàng cùng cạnh tranh trên địa bàn tại một thời điểm nhất định.

+ Lãi suất, danh mục sản phẩm và thủ tục cho vay của đối thủ cạnh tranh: Khách hàng bao giờ cũng có tâm lý so sánh và lựa chọn ngân hàng có lãi suất cho vay thấp hơn, danh mục sản phẩm phong phú hơn và thủ tục, điều kiện vay linh hoạt. Do vậy, để phát triển cho vay khách hàng cá nhân Ngân hàng thương mại cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển tín dụng khách hàng cá nhân trong đó đưa ra các khái niệm như tín dụng khách hàng cá nhân, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng của khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM. Cơ sở lý luận chương 1 sẽ là nền tảng để khách hàng đưa ra những phân tích, đánh giá thực trạng trong chương 2.

37 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

- CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀIGÒN - CHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 0483 giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân tại NHTM CP sài gòn chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w